2.2.1. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tại Việt Nam quy mô thị trường TPDN đã trở nên khá lớn, tương đương 15,1% GDP và 10,3% dư nợ tín dụng toàn hệ thống tại cuối năm 2020. Điều này cho thấy kênh huy động vốn qua trái phiếu, một trong các cấu phần của thị trường vốn cùng với kênh tín dụng và kênh cổ phiếu đã đóng vai trò quan trọng trong việc khai thông nguồn vốn cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam.
Hình 2.1 Dư nợ thị trường TPDN tại Việt Nam (nghìn tỷ VND)
Với bối cảnh tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức bình quân 13,7% trong 5 năm qua (2016 – 2020), kênh huy động qua TPDN đã góp phần làm cho hệ thống ngân hàng phát triển tốt và lành mạnh hơn bất chấp những khó khăn của Covid-19, cũng như giúp giải quyết vấn đề về sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn đã tồn tại của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong nhiều năm qua. Thực tế, cơ cấu cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đã giảm đáng kể, từ mức 50,3% tổng dư nợ trong năm 2015 về mức 48,1% vào cuối năm 2020.
So sánh với một số thị trường trong khu vực Đông Nam Á, quy mô thị trường TPDN của Việt Nam tính theo tỷ trọng GDP tại cuối 2020 đã vượt qua Phillipines (8,9%) và Indonesia (2,8%), nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan (22,7%) hay Malaysia (54,3%) theo số liệu báo cáo của Asian Bonds Online thuộc ADB.
Trên thực tế, mặc dù quy mô thị trường TPDN Việt Nam đã khá lớn trong tương quan với GDP, thị trường TPDN Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn mới phát triển khi thị trường sơ cấp chuyên biệt chưa hình thành, các nhà phát hành và trái phiếu của họ chưa được xếp hạng độc lập. Bên cạnh đó, hình thức phát hành vẫn là phát hành riêng lẻ và người mua trái phiếu lớn nhất vẫn là các ngân hàng và còn thiếu vắng các quỹ hưu trí, quỹ trái phiếu còn ở quy mô khiêm tốn và sự tham gia hạn chế của các định chế tài chính đầu tư khác.
2.2.2. Thanh khoản và giao dịch trên thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp TPDN chuyên biệt vẫn trong quá trình hình thành. Hiện nay, các giao dịch TPDN thứ cấp tại Việt Nam được thực hiện thông qua 3 hình thức chính: (i) niêm yết trên HSX; (ii) nền tảng giao dịch của các đơn vị phân phối; và (iii) thỏa thuận trực tiếp giữa các nhà đầu tư trên thị trường OTC.
Giá trị TPDN niêm yết trên HSX đã tăng từ 14,2 nghìn tỷ VND năm 2017 lên gần 26,4 nghìn tỷ VND vào cuối năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 27% mỗi năm. Tuy nhiên, quy mô này vẫn còn nhỏ, ước tính chỉ đạt khoảng 2,7% so với tổng dư nợ TPDN theo mệnh giá của cả thị trường.
Tổng hợp thông tin 21 TPDN niêm yết trên HSX, thanh khoản của thị trường này vẫn ở mức khiêm tốn với giá trị bình quân ở mức 131,3 tỷ VND/ngày trong năm
2020, giảm 22,9% so với năm trước. Tỷ lệ luân chuyển của thị trường TPDN (được đo lường thông qua giá trị giao dịch trên thị trường thứ cấp so sánh với tổng dư nợ) của Việt Nam chỉ ở mức 0,08 lần và vẫn đang ở mức rất nhỏ so với các quốc gia trong khu vực.
Bảng 2.3 Tỷ lệ luân chuyển của thị trường TPDN niêm yết
Quốc gia Tỷ lệ luân chuyển của thị trường TPDN niêm yết
Indonesia 0,87 Hàn Quốc 0,62 Trung Quốc 0,32 Thái Lan 0,28 Malaysia 0,21 Việt Nam 0,08
Nguồn: AsianBondsOnline (ADB – 2020)
Các giao dịch thứ cấp hiện tại chủ yếu được thực hiện trên thị trường OTC qua các nền tảng giao dịch riêng của các đơn vị phân phối, hoặc qua thỏa thuận trực tiếp. Tuy nhiên, các nền tảng này mới chỉ bao gồm các TPDN mà đơn vị phân phối tư vấn chứ chưa được giao dịch tập trung. Việc phát triển được một hệ thống giao dịch chuyên biệt sẽ giúp thị trường TPDN thứ cấp giàu tiềm năng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tại thời điểm hiện tại, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đang bước đầu tiến hành nghiên cứu thị trường giao dịch thứ cấp TPDN.
2.2.3. Cơ cấu kỳ hạn của thị trường trái phiếu
Kỳ hạn bình quân của TPDN năm 2020 hiện ở mức 4,3 năm. Trong đó, kỳ hạn trái phiếu dài nhất thuộc về lĩnh vực Năng lượng với mức trung bình 8 năm, thể hiện tính chất dài hạn của các dự án sản xuất điện.
Hình 2.2 Kỳ hạn bình quân (năm) của TPDN trong năm 2020
Nguồn: Tổng hợp báo cáo HNX, HSX, và Fiin Ratings
Các trái phiếu của doanh nghiệp Bất động sản có xu hướng kéo dài kỳ hạn hơn, với mức trung bình khoảng 3,8 năm, dài hơn 1 năm so với năm 2019. Điều này cũng thể hiện nhu cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp BĐS, cũng như những ảnh hưởng bởi triển vọng của ngành và những tác động của yếu tố dịch bệnh tới việc phải cơ cấu kỳ hạn dài hơn của các nhà phát hành TPDN trong ngành BĐS.
Mức lãi suất bình quân danh nghĩa được chào bán bởi các nhà phát hành trong năm 2020 ở mức 9,9%, tăng trung bình 90 điểm cơ bản so với năm 2019. Ngành Ngân hàng vẫn duy trì được mức lãi suất thấp nhất trong các ngành ở mức bình quân 6,7% trong năm 2020 với kỳ hạn bình quân 4,5 năm. Xét riêng ngành BĐS – ngành có giá trị phát hành lớn nhất trong năm - có lãi suất trái phiếu bình quân đã tăng gần 210 điểm cơ bản lên mức bình quân 10,5% và với kỳ hạn trái phiếu được kéo dài lên mức 3,8 năm trong năm 2020.
2.2.4. Cơ sở Tổ chức phát hành và Nhà đầu tư
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang tài trợ vốn trong các ngành ngân hàng, tài chính, và bất động sản là nhiều nhất (tổng của các ngành này chiếm hơn 60% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành năm 2020). Điều này phản ánh dòng vốn bổ sung vào thị trường qua kênh huy động trái phiếu doanh nghiệp phần lớn đầu tư các ngành nghề ngân hàng và bất động sản. Việc kinh doanh, đầu tư bất động sản thu
hút lượng vốn lớn là bởi khả năng sinh lời quá lớn của nó trong giai đoạn này. Tuy nhiên hệ lụy khi phát triển kinh tế dựa vào bất động sản cũng cũng đưa tới nguy cơ gặp rủi ro do chưa đẩy mạnh đầu tư sản xuất, được coi là nền móng cho phát triển bền vững trong dài hạn.
Bảng 2.4 Cơ cấu phát hành theo loại hình doanh nghiệp năm 2020 HNX
Loại hình doanh nghiệp Giá trị phát hành
(tỷ đồng) Tỷ trọng 1 - Tổ chức tín dụng 104.400 34,5% 2 - Chứng khoán 5.107 1,7% 3 - Bất động sản 80.258 26,5% 4 - Dịch vụ 29.793 9,9% 5 - Xây dựng 13.178 4,4% 6 - Khác 34.280 11,3% 7 - Sản xuất 8.983 3,0% 8 - Tổ chức tín dụng phi ngân hàng 26.465 8,7% Tổng 302.465 100% Nguồn: Tổng hợp bản tin phát hành TPDN (HNX, 2020)
NĐT cá nhân dù đang tăng lên tuy nhiên các Ngân hàng vẫn là nhà đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp chính. Sau khi thực hiện đối chiếu giữa giá trị lưu hành TPDN và giá trị danh mục sở hữu TPDN của các ngân hàng và công ty chứng khoán thông qua ước tính từ BCTC của 29 ngân hàng (chiếm 86% dư nợ toàn hệ thống) và 24 công ty chứng khoán (chiếm 80% tổng tài sản của ngành Chứng khoán). Một thực tế là mặc dù tín dụng ngân hàng có xu hướng giảm cho các nhóm khách hàng là đơn vị phát hành trái phiếu nhưng các ngân hàng lại là đơn vị chính hiện đang sở hữu các trái phiếu này. Tính đến cuối 2020, các ngân hàng đang sở hữu 71,5% tổng giá trị TPDN đang lưu hành. Các ngân hàng có dư nợ TPDN của các tổ chức tín dụng là các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, trong đó nổi bật là Vietcombank và Vietinbank. Trong khi đó, nhóm ngân hàng tư nhân chủ yếu nắm giữ TPDN của doanh
nghiệp phi tài chính Techcombank, VPBank và Sacombank.
Hình 2.3 Thống kê nhà đầu tư TPDN
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC Ngân hàng và CTCK niêm yết
Việc công bố thông tin về nhà đầu tư chỉ được thực hiện đến tháng 7/2020 do HNX không có yêu cầu bắt buộc kể từ ngày 28/7/2020 theo Quyết định 384/QĐ- SGDHN. Mặc dù không có số liệu cập nhật cho cả năm do những thay đổi về quy định công bố thông tin, sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường TPDN cũng tăng lên đáng kể trong năm 2020 trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ở mức thấp. Tính đến cuối tháng 7 năm 2020, các nhà đầu tư cá nhân chiếm 13% giá trị trên thị trường sơ cấp, tăng tỷ trọng gần gấp đôi so với năm 2019.
Điểm cần lưu ý là số liệu này được kê khai trên thị trường sơ cấp và do đó trên thực tế, mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân có thể cao hơn nhiều do các TPDN có thể được phát hành theo các đợt riêng lẻ trước khi phân phối lại trên thị trường thứ cấp bởi ngân hàng và công ty chứng khoán.
Với mặt bằng lãi suất tiền gửi duy trì ở mức thấp, các nhà đầu tư cá nhân vẫn sẽ tham gia tích cực trên thị trường TPDN. Tuy nhiên, các thay đổi về khung pháp lý (ví dụ: Nghị định 153/2020 quy định chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được tham gia mua trái phiếu) sẽ hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào các trái phiếu phát hành riêng lẻ, thay vào đó họ sẽ tích cực hơn ở các trái phiếu phát hành ra công chúng.
Hình 2.4 Thống kê nhà đầu tư TPDN thông qua thông tin công bố
Nguồn: Tổng hợp công bố kết quả phát hành trái phiếu (website HNX)
2.2.5. Cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường
Như đã đề cập qua, các giao dịch trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thực hiện thông qua 3 hình thức chính: (i) niêm yết trên HSX; (ii) nền tảng giao dịch của các đơn vị phân phối; và (iii) thỏa thuận trực tiếp giữa các nhà đầu tư trên thị trường OTC. Do tỷ trọng của các đợt phát hành riêng lẻ, giao dịch thỏa thuận trực tiếp giữa các nhà đầu tư đang chiếm phần lớn thị trường, vì thế đây cũng chính là lý do dẫn đến hạ tầng phục vụ giao dịch trái phiếu doanh nghiệp của Cơ quan quản lý Nhà nước chưa được chú trọng. Các thành phần của thị trường bao gồm các tổ chức phân phối, đầu tư trái phiếu thường sẽ tự xây dựng hệ thống giao dịch riêng để tự đảm bảo nhu cầu phát triển.
Nam
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1. Những kết quả đạt được
Khuôn khổ pháp lý về trái phiếu đã và đang được hoàn thiện
Bên cạnh Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Chính phủ đã có Nghị định số 153/2020/ NĐ-CP và Nghị định 155/2020/ NĐ-CP sẽ có hiệu lực vào tháng 1/1/2021
được ban hành tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia thị trường trái phiếu. Thông qua Nghị định 153/2020/ NĐ-CP, các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu riêng lẻ ra thị trường; Ngày 26/9/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 88/2014/NĐ- CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, Nghị định này có hiệu lực thi hành nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho việc hình thành và hoạt động của công ty xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam. Ngày 17/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 507/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Việc điều chỉnh các nghị định được hoàn tất trong quãng thời gian qua đã tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp phát hành TPDN trong thời gian qua.
Từng bước phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, phát hành trái phiếu đã trở thành một kênh huy động vốn lâu dài, ổn định cho doanh nghiệp
Mặc dù thị trường trái phiếu vẫn thiếu bóng dáng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng với sự gia tăng lượng trái phiếu của những công ty, tập đoàn kinh tế lớn có thể được xem là thành tích trong thời gian qua. Những đợt phát hành hàng nghìn tỷ đồng từ các doanh nghiệp đã cho thấy thị trường trái phiếu đang dần thu hút được sự quan tâm của các chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay, nguồn vốn từ trái phiếu được đánh giá là ổn định, an toàn đối với doanh nghiệp phát hành.
Thứ hai, TPDN là lựa chọn mới cho nhà đầu tư nhằm bảo toàn vốn và tạo khả năng sinh lời
Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thị trường cổ phiếu có nhiều biến động mạnh thì TPDN đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nhờ tính tương đối ổn định từ lợi tức trái phiếu. Những đợt phát hành thành công của các doanh nghiệp lớn đã cho thấy nhà đầu tư đang đầu tư ngày càng nhiều hơn cho TPDN. Sự xuất hiện của các đợt phát hành lớn cũng làm sôi động thị trường trái phiếu doanh nghiệp hơn.
chúng gồm: 10 nghìn tỷ đồng của CTCP Tập đoàn Masan phát hành vào tháng 3, 5 và 6/2020; 9,46 nghìn tỷ đồng của Vietinbank vào tháng 7 và 9/2020; 2 nghìn tỷ của Vincom Retail vào tháng 8; và 2 nghìn tỷ của Công ty TNHH Khai thác và chế biến Khoáng sản Núi Pháo vào tháng 7/2020. Trái phiếu phát hành riêng lẻ chiếm tới 94% tổng TPDN phát hành trong 9 tháng. Đối với các doanh nghiệp bất động sản, luôn là các tổ chức phát hành nhiều nhất, một số công ty đã có dư nợ trái phiếu hơn 10.000 tỷ đồng (Công ty Vinhomes 12.000 tỷ đồng, Saigon Glory 10.000 tỷ đồng).
Thứ ba, thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện tạo điều kiện thị trường TPDN phát triển
Về cơ bản, Việt Nam đã tạo lập được một thị trường chứng khoán thông qua việc thành lập HNX và HOSE. Trung tâm Lưu ký chứng khoán đi vào hoạt động ngày 01/05/2006 với nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ từ Trung tâm Giao dịch chứng khoán đã hoàn thiện cấu trúc hạ tầng của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng. Tính đến 2019, Trung tâm lưu ký chứng khoán đã nhận lưu ký cho số mã trái phiếu là 523 mã, bao gồm 492 mã trái phiếu chính phủ/trái phiếu được chính phủ bảo lãnh/trái phiếu chính quyền địa phương, 4 mã trái phiếu ngoại tệ, 27 mã trái phiếu doanh nghiệp. Hoạt động của Trung tâm lưu ký giúp đảm bảo tính đồng bộ, an toàn, tiết kiệm trong vận hành hệ thống thanh toán bù trừ, quản lý và lưu ký chứng khoán.
Trong năm 2014, các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp tục được tái cơ cấu, hợp nhất, sát nhập để tăng năng lực hoạt động, tăng quy mô vốn, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro. Hoạt động tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo lộ trình, không làm xáo trộn thị trường và tuân thủ quy định của pháp luật. Thông qua tái cấu trúc đã giảm số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, số lượng công ty chứng khoán giảm từ 105 xuống 85 công ty, số lượng công ty quản lý quỹ giảm từ 49 xuống 43 công ty; thay thế các quỹ đầu tư hoạt động theo dạng quỹ đóng, quỹ thành viên bằng các quỹ mở hoạt động linh hoạt hơn và có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn.
Các công ty này không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh để tìm được chỗ đứng trên thị trường. Các dịch vụ chăm sóc khách hàng không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng (giảm phí giao dịch, đặt lệnh trực tuyến, tư vấn qua điện thoại, giao lưu với các chuyên gia…) đã giúp nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường TPDN. Bên cạnh đó, hệ thống các quỹ đầu tư,