Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên cứu, nhưng luận văn vẫn còn một số hạn chế:
Luận văn dựa vào nghiên cứu và thực tiễn tại các nền kinh tế khác đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện các hạn chế của thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên luận văn chưa thể khẳng định và đánh giá tuyệt đối các đề xuất này có phù hợp với thị trường Việt Nam hay không.
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tham gia thị trường và các nhà đầu tư mà chưa thực sự nhìn nhận ý kiến chính xác từ góc độ các đối tượng này.
Do giới hạn bởi thời gian, số liệu và năng lực thu thập, các thông tin đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa được giải thích chi tiết, các lý luận trong luận văn còn đơn giản.
Tác giả luận văn cảm nhận rằng để nghiên cứu đạt kết quả cao hơn cần phải tiếp tục phân tích sâu hơn các khía cạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp thông qua một số hướng nghiên cứu mà tác giả dự định phát triển như sau:
Thu thập bảng hỏi đối với từng đối tượng là cơ quan chính sách, nhà đầu tư tham gia thị trường hay các định chế trung gian về các đánh giá về thị trường, các hạn chế cần khắc phục hoặc thậm chí là mong muốn cơ chế chính sách mới. Đối với mỗi đối tượng sẽ có những câu hỏi tập trung vào vấn đề cần giải quyết, điều này có thể đánh giá đúng đắn hơn nhu cầu cần thiết của thị trường, từ đó đề xuất được các chính sách phù hợp.
Xem xét các phản ứng của thị trường khi các chính sách mới được ban hành hoặc các sự kiện nổi bật, đánh giá hiệu quả, phản ứng của thị trường đối với các sự kiện đó để rút ra tính chất nổi bật của thị trường Việt Nam. Từ các tính chất đặc thù đó, rút ra được các gợi ý về tính hiệu quả của các đề xuất để phát triển thị trường.
Kết luận chương 3
Thị trường trái phiếu là kênh dẫn vốn trung và dài hạn bổ trợ cho thị trường cổ phiếu và tín dụng ngân hàng. Thị trường trái phiếu cho phép huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên qua phân tích thực trạng phát triển thị trường TPDN của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy thị trường TPDN còn phát triển chưa phát huy được hết vai trò của mình. Để phát triển thị trường TPDN trong thời gian tới trên cơ sở định hướng và mục tiêu cả định tính và định lượng, chương 3 đã tập trung đề xuất các nhóm giải pháp bao gồm Nhóm giải pháp hoàn thiện và tổ chức triển khai các chính sách mới theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường TPDN; Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; Tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về công bố thông tin; Nhóm giải pháp triển cơ sở nhà đầu tư trong đó các giải pháp được tập trung vào việc tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư; Nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động của các tổ chức trung gian như tạo điều kiện để phát huy vai trò của nhà tạo lập thị trường; Tăng cường năng lực kết nối thông qua đội ngũ môi giới… Để các giải pháp được triển khai một cách thuận lợi thì vai trò của nhà nước trong ổn định môi trường vĩ mô, của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực cũng phải được phát huy.
KẾT LUẬN
Thị trường TPDN là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu Việt Nam nói riêng và hệ thống tài chính Việt Nam nói chung. Việc hình thành và phát triển thị trường TPDN ở nước ta là một yêu cầu bức thiết, và với nền kinh tế, có tác động qua lại tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Khi thị trường TPDN đạt hiệu quả, không chỉ doanh nghiệp đạt được mục đích về nhu cầu vốn cho phát triển kinh doanh mà còn tạo điều kiện để đa dạng hóa nâng cao chất lượng hàng hóa cho thị trường trái phiếu, tạo tiền đề thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển. Ngược lại khi thị trường chứng khoán phát triển sẽ tạo môi trường thuận lợi cả về mặt pháp lý cũng như kinh tế cho thị trường TPDN phát triển. Tuy nhiên nghiên cứu thực trạng huy động vốn TPDN ở nước ta cho thấy còn nhiều bất cập. Các văn bản quy định đã có nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp phát hành trái phiếu vẫn chưa có một cái nhìn đúng đắn về trái phiếu, thị trường thứ cấp vẫn chưa được tổ chức phù hợp để thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển từ đó khiến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, xu thế của môi trường cạnh tranh kinh tế thế giới cũng như trong nước tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn đầu tư tăng trưởng qua phát hành TPDN. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh 03 nhóm giải pháp bao gồm:
Nhóm 1: Nhóm giải pháp hoàn thiện và tổ chức triển khai các chính sách mới theo hướng tạo thuận lợi hơn nữa cho các tổ chức tham gia hoạt động trên thị trường TPDN; Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; Tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về công bố thông tin;
Nhóm 2: Nhóm giải pháp triển cơ sở nhà đầu tư trong đó các giải pháp được tập trung vào việc tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư; Xây dựng các chính sách về thuế; Nâng cao chất lượng đầu tư thông qua tăng cường phát triển kiến thức về thị trường; Nhóm 3: Nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động của các tổ chức trung gian như tạo điều kiện để phát huy vai trò của nhà tạo lập thị trường; Tăng cường năng lực kết
nối thông qua đội ngũ môi giới; Chuẩn hóa cách xác định lãi suất trên thị trường. Để đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, Luận văn còn đề xuất các điều kiện thực để triển khai thực hiện các giải pháp trong đó có điều kiện của Nhà nước bao gồm tạo lập môi trường vĩ mô ổn định để các doanh nghiệp, nhà đầu tư hoạt động, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức như Ủy ban chứng khoán nhà nước, các tổ chức tài chính trung gian…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Bạch Đức Hiển, Giáo trình Thị Trường Chứng Khoán, NXB Tài chính, Học viện Tài chính, 2008.
2. Bạch Đức Hiển, Giáo trình Đầu Tư và Phân tích chứng khoán, NXB Tài chính, Học viện Tài chính, 2009.
3. Bùi Văn Vần, TS.Vũ Văn Ninh, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Học viện Tài chính, 2013.
4. Bộ Tài chính, Đề án phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, 2011.
5. Bộ Tài chính, Báo cáo tình hình phát triển thị trường vốn năm 2014, Tài liệu phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2014, 2014.
6. Bộ Tài chính, Báo cáo tình hình phát triển thị trường vốn năm 2014, Tài liệu phục vụ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2015, 2015.
7. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về phát hành TPDN, 2009.
8. Chính phủ Việt Nam, Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 về Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, 2007. 9. Chính phủ Việt Nam, Quyết định 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 về phê duyệt Đề
án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, 2019.
10. Luật chứng khoán 2019 số 54/2019/QH14 ngày 26/11/2019. 11. Luật chứng khoán 2006 số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006. 12. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020.
13.Nghị định 90/2011/NĐ-CP ban hành 14/10/2011 Về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
14.Nghị định 81/2020/NĐ-CP ban hành ngày 09/07/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2018 quy định về
phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
15.Nghị định 163/2018/NĐ-CP ban hành ngày 04/12/2018 Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
16.Nghị định 153/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020 Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
17. Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành 28/02/2019.
Tài liệu nước ngoài
18.A Akter, RH Himo, AB Siddik, Corporate Bond Market: The Case of Bangladesh
World Review of Business Research, 9 (1), tr.73 – tr.85.
19. OICU-IOSCO (2014), Corporate Bond Markets: A Global Perspective.
20. Jochen R. Andritzky - Monetary and Capital Markets Department - IMF (2007), Capital Market Development in a Small Country
21. Asian Development Bank (03/2021), Asia Bond Monitor.
22. Bank Negara Malaysia Fully Automated System for Issuing/Tendering (FAST) and Bloomberg LP.
Các thông tin cập nhật từ các Website:
23.https://asianbondsonline.adb.org/
24.https://www.gso.gov.vn/ Tổng cục thống kê 25.https://www.sbv.gov.vn/ Ngân hàng nhà nước 26.http://www.mpi.gov.vn/ Bộ Kế hoạch đầu tư 27.https://www.mof.gov.vn/ Bộ Tài chính 28.https://www.ssc.gov.vn/ UBCKNN
29.https://hnx.vn/vi-vn/ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2021
BẢN GIẢI TRÌNH SỬA CHỮA/BỔ SUNG LUẬN VĂN
THEO BIÊN BẢN BUỔI BẢO VỆ HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên HVCH: Ngô Việt Trung
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 8340201 Đề tài: Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Nguyễn Thị Lan
Căn cứ kết luận sau phiên họp ngày 01/07/2021 của Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ (được thành lập theo Quyết định số 1271/QĐ - ĐHNT ngày 15/06/2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương), HVCH đã bổ sung, sửa chữa luận văn theo các nội dung như sau:
1. Sửa lại phần mở đầu: Viết lại phần tổng quan nghiên cứu; Bổ sung giai đoạn nghiên cứu; 2. Chỉnh sửa chương 1: Bổ sung chi tiết nội dung các tiêu chí, phương thức đo lường và đánh
giá; Sử dụng tiêu chí nào để đánh giá tình hình cho Việt Nam;
3. Đặt lại tên chương 2 thành thực trạng phát triển thị trường trái phiếu; Sửa lại kết cấu tương ứng 5 tiêu chí; đánh giá và đưa ra hạn chế sau khi đánh giá;
4. Chương 3: Bổ sung xu hướng phát triển của thị trường; sửa lại kết cấu giải pháp phân theo 3 nhóm để phù hợp với các hạn chế đã nêu ra ở chương 2;
5. Chỉnh sửa trình bày luận văn.
Lưu ý: Nêu đầy đủ các kết luận của Hội đồng về những thiếu sót trong nội dung và hình thức luận văn mà HVCH cần bổ sung/sửa chữa; giải trình các phần HVCH đã bổ sung/sửa chữa; hoặc lý giải những phần HVCH muốn bảo lưu ý kiến ban đầu.
Chủ tịch HĐ