Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư
Số lượng TPDN được niêm yết hiện nay rất hạn chế, nghĩa là các giao dịch trái phiếu chủ yếu diễn ra trên thị trường OTC (tại Việt Nam chính xác hơn là thị trường tự do hay thị trường “chợ đen”). Các giao dịch này thường khó kiểm soát bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, Nhà nước chưa có cơ chế đầy đủ đối với các giao dịch OTC, chủ yếu là thực hiện dựa vào những quy định do tổ chức phát hành đưa ra.
Thứ hai, giao dịch trái phiếu thường có giá trị lớn nên chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. Các giao dịch OTC được diễn ra dưới nhiều hình thức như: nhà đầu tư rao mua - bán trên các diễn đàn chứng khoán, gặp gỡ trực tiếp để thỏa thuận, giao dịch thông qua trung gian môi giới (cá nhân hoặc công ty chứng khoán)… Trong khi đó, thị trường OTC theo đúng nghĩa ở Việt Nam mới chỉ lên kế hoạch phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và dự kiến trong năm 2021 thị trường thứ cấp giao dịch trái phiếu riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ ra đời. Như vậy trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn khi phát sinh nhu cầu mua - bán thực sự đối với các loại trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường tập trung.
Hạ tầng công nghệ hiện hành đối với thị trường cũng là yếu tố quan trọng đối với phương án phát triển thị trường sau này. Theo thông lệ quốc tế, để phát triển thị trường một cách hoàn chỉnh cần một số các điều kiện nhất định. Đối với thị trường
Việt Nam, thị trường TPDN có một ưu điểm là có thể kế thừa một phần kinh nghiệm và hạ tầng của thị trường TPCP đã phát triển tương đối hoàn chỉnh. Bảng sau đây tổng hợp thông tin về các hệ thống CNTT liên quan đến TPDN có so sánh với các hệ thống CNTT thường thấy trên thị trường khu vực:
Bảng 2.5 Các hệ thống CNTT liên quan đến TPDN
TT Các hệ thống theo
thông lệ
Thực trạng Việt Nam
Trái phiếu doanh nghiệp Trái phiếu chính phủ 1 Hệ thống đăng ký phát
hành/ cấp phép phát hành (UBCK, Ủy ban giám quản tài chính)
Chưa có TPCP không cần thủ
tục đăng ký phát hành
2 Hệ thống đấu thầu tiêu chuẩn hoặc hệ thống hỗ trợ khảo sát phát hành Bond building (Sở, Hiệp hội)
Chưa có Hệ thống đấu thầu tiêu
chuẩn của HNX
3 Hệ thống cấp mã ISIN trực tuyến (Sở hoặc Trung tâm lưu ký)
Chưa có Công cụ khai thác nội
bộ của VSD
4 Hệ thống niêm yết thông tin trái phiếu (Sở)
Chưa có
(đang xây dựng chuyên trang thông tin trái phiếu, sẽ tạo cơ sở cho hệ thống niêm yết thông tin)
Hệ thống Infobond của HNX
5 Hệ thống thỏa thuận giao dịch OTC (theo mô hình Interdealer là chủ
Các hệ thống như Reuter, Bloombeg có thể được sử dụng như công cụ thay
thế. Tuy nhiên ít phát huy
Các hệ thống như Reuter, Bloombeg có thể được sử dụng. Hệ thống của HNX có hỗ
đạo) hiệu quả với TPDN trợ các chức năng của OTC
6 Hệ thống giao dịch tại Sở (theo mô hình Multi- dealer là chủ đạo)
TPDN được giao dịch trên hệ thống cổ phiếu
Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt tại HNX
7 Hệ thống thanh toán Đối với TP niêm yết: Có đầy đủ theo DVP 1. Chưa thanh toán tiền qua NHNN; Gateway tích hợp chuẩn thanh toán ISO 15022, mới đang thử nghiệm (thấp hơn khuyến nghị của ABMF là ISO 20022)
Đối với TP chưa niêm yết: Thanh toán trực tiếp tại TCPH hoặc đại lý chuyển nhượng.
8 Hệ thống thông tin định giá trái phiếu
Không có đường cong lợi suất hay chỉ số TPDN; Không có bảng định giá TPDN được ghi nhận
Đường cong lợi suất TPCP;
Chỉ số trái phiếu; Có bảng định giá toàn bộ TPCP trên đường cong lợi suất TPCP Tại HNX
8 Hệ thống thông tin cấp quốc gia về TPDN
Thông tin về phát hành TPDN hiện được thống kê bán thủ công tại Vụ Quản lý phát hành UBCKNN và Vụ Tài chính Ngân hàng - BTC
Hiện tại TPCP đấu thầu, niêm yết, giao dịch tại HNX.
Nguồn: Tài liệu hướng dẫn thủ tục Hạ tầng CNTT (HNX)
Tính thanh khoản của thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn thấp
sang nhà đầu tư khác, điều này đòi hỏi nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường TPDN. Trong khi đó thì TPDN còn chưa thực sự hấp dẫn do:
Thứ nhất, trái phiếu có lãi suất cố định, giá ít biến động nên các nhà đầu tư cá nhân không thấy hấp dẫn khi nắm giữ trái phiếu, mà họ sẽ đầu tư vào các loại chứng khoán khác, do vậy, việc mua đi bán lại các trái phiếu sẽ không được như mong đợi. Hoặc là các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào các trái phiếu có lãi suất cao hẳn và nắm giữ đến khi đáo hạn.
Thứ hai, các nhà đầu tư tổ chức là các tổ chức như ngân hàng, các công ty bảo hiểm hay các doanh nghiệp lớn. Họ nắm giữ trái phiếu nhằm mục đích quản lý danh mục chứ không phải nhằm mục đích lợi nhuận. Chính vì thế, các giao dịch thứ cấp TPDN rất ít, mà chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Tại một số ngân hàng hiện nay tỷ trọng đầu tư vào TPDN thậm chí chiếm trên 90% cơ cấu chứng khoán đầu tư. Ngân hàng mua TPDN vì lãi suất trái phiếu hấp dẫn, biên độ biến động lớn. Nhưng thực tế, đây cũng là hình thức cho vay vốn, thậm chí là một cách để tránh giới hạn tín dụng.
Do đó, nhất là đối với các TPDN chưa niêm yết chính thức trên sàn thì các nhà đầu tư nắm giữ cho đến ngày đáo hạn như là khoản cho vay đối với doanh nghiệp nên tính thanh khoản của TPDN rất thấp. Do vậy để tăng thanh khoản cho TPDN cũng cần phải hình thành các cơ cấu trung gian như lập các quỹ đầu tư trái phiếu dạng mở, tạo các sản phẩm phái sinh trên trái phiếu.
Thứ ba, cấu trúc sản phẩm TPDN hạn chế về kỳ hạn và các loại lãi suất, trái phiếu chuyển đổi thu hút nhà đầu tư nhưng thông tin cũng chưa được minh bạch nên gây thiệt hại cho nhà đầu tư cụ thể như trường hợp trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank không có giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và thời hạn chuyển đổi hay trái phiếu chuyển đổi của SSI đã không có điều khoản chống phát hành thêm cổ phiếu làm loãng giá trị trái phiếu chuyển đổi v.v…
Thời gian đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn đến trung hạn
Mục đích của doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu là huy động được nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho những dự án kinh doanh lâu dài (từ 5 đến 20
năm). Tuy nhiên thực tế ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường phát hành trái phiếu có thời hạn ngắn, phổ biến là từ 3 đến 5 năm. Nguyên do là các tổ chức phát hành đa phần sử dụng tiền đầu tư thực hiện các dự án bất động sản.
Thời hạn của TPDN đa phần là ngắn hạn có nguyên nhân xuất phát từ cả hai phía nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành.
Đối với nhà đầu tư, họ thường có tâm lý đầu tư ngắn hạn, khi cần có thể dễ dàng rút vốn và do đó trái phiếu ngắn hạn được ưu tiên lựa chọn.
Đối với doanh nghiệp, do trái phiếu ngắn hạn được nhà đầu tư xem là độ rủi ro thấp hơn nên dễ dàng phát hành hơn, điều này đồng nghĩa với chi phí sử dụng vốn cũng thấp hơn so với phát hành trái phiếu dài hạn.
Bảng 2.6 Cơ cấu kỳ hạn của TPDN phát hành năm 2020 trên HNX
Kỳ hạn Giá trị phát hành Tỷ trọng Dưới 3 năm 182.521 60,34% Từ 3 đến 5 năm 58.168 19,23% Từ 5 đến 10 năm 53.269 17,61% Trên 10 năm 8.507 2,81% Tổng 302.465 100,00%
Nguồn: Tổng hợp các bản tin phát hành TPDN trong năm 2020 (HNX)
Tuy nhiên, doanh nghiệp phát hành trái phiếu là để huy động vốn cho dự án dài hạn. Nghĩa là khi phát hành trái phiếu ngắn và trung hạn nhưng lại sử dụng vốn thu được cho dự án dài hạn, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro tài chính trong tương lai nếu quản lý không tốt dòng tiền, phải thanh toán nợ gốc khi dự án chưa sinh lời làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Hạn chế này đã làm cho doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng công cụ trái phiếu để huy động vốn.
Đến đây chúng ta thấy xuất hiện vai trò của tổ chức định mức tín nhiệm và nhà tạo lập thị trường. Những chủ thể này có thể giúp doanh nghiệp phát hành được trái phiếu dài hạn, tạo ra nguồn vốn lâu dài và ổn định để phục vụ cho những kế hoạch lớn. Trong trường hợp xảy ra biến cố bất lợi trong kinh doanh thì nhờ thời hạn dài,
doanh nghiệp sẽ có đủ thời gian để sửa chữa sai lầm, khắc phục hậu quả nhằm đảm bảo nguồn thanh toán cho trái phiếu đáo hạn (đồng nghĩa với lợi ích của nhà đầu tư được đảm bảo trong dài hạn). Ngược lại, với trái phiếu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể không kịp trở tay để khắc phục hậu quả, nguy cơ đối mặt với vỡ nợ là rất lớn.