Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 30)

7. Cấu trúc khóa luận

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng dạy học đọc - hiểu trong môn Tập đọc ở trường Tiểu học

Trước đây việc dạy học đọc – hiểu trong môn tập đọc chưa được chú đến. Hầu hết chỉ quan tâm đến kĩ năng đọc thành tiếng và kĩ năng đọc hiểu: trong bài chỉ có 2 đến 3 câu hỏi đọc hiểu, mà đa phần là các câu hỏi tự luận. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là việc thay sách bậc Tiểu học năm 2000, ta cũng thấy được bộ môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc lớp 4, 5 đã có nhiều thay đổi căn bản về nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Chính vì vậy mà chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Kĩ năng đọc của học sinh được rèn luyện nhiều hơn, các em biết đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm một cách khá nhuần nhuyễn. Nhất là hình thức tổ chức tiết dạy Tập đọc đổi mới đã giúp cho tất cả học sinh đều được rèn luyện các kĩ năng đọc. Các em được đọc cho bạn, nhóm nghe, được cùng nhau rèn luyện đọc và cùng nhau thảo luận tìm hiểu bài. Vậy là về căn bản phương pháp dạy học Tập đọc đã đổi mới.

Song thực tế cho thấy chất lượng giảng dạy môn Tập đọc ở trường Tiểu học đang còn nhiều bất cập.

Về phía học sinh, như chúng ta đã biết một số học sinh chưa yêu thích môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, về nhà hoặc ở lớp các em chỉ thích làm Toán, ít chú ý đến luyện đọc.

Việc chuẩn bị bài trước ở nhà là rất hạn chế, các em chỉ đọc qua loa lấy lệ, dẫn đến học sinh đọc ngắt nghỉ câu chưa đúng kể cả đọc tiết tấu và ngữ điệu của câu. Khi trả lời câu hỏi các em phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa (đọc cả câu, đoạn) chứ không chọn lọc ra ý để trả lời, chưa biết diễn đạt thành câu văn. Các em tiếp thu bài không đầy đủ, hiểu bài hời hợt; chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm, chưa vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Về phía giáo viên, phương pháp dạy học của nhiều giáo viên chưa tốt, còn lúng túng khi dạy Tập đọc đó là: Các bước lên lớp của giáo viên còn công thức, đọc mẫu chưa tốt, hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài còn đơn điệu, máy móc, chưa làm chủ được nội dung bài dạy. Một số giáo viên coi nhiệm vụ giờ Tập đọc chỉ là luyện đọc đúng và lưu loát, chưa chú trọng đúng mức việc dạy đọc hiểu cho học sinh.

Từ những vấn đề trình bày ở trên, qua một thời gian nghiên cứu, tìm tòi với rất nhiều đối tượng học sinh Tiểu học giúp tôi có điều kiện tìm hiểu, thử nghiệm, tìm mọi cách để nâng cao chất lượng giờ dạy giúp học sinh nắm chắc nội dung bài học và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể.

1.2.2. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường Tiểu học * Thuận lợi: * Thuận lợi:

Giáo viên đã đánh giá cao hiệu quả của việc dạy học đọc hiểu theo hướng tiếp cận năng lực học sinh và có thái độ ủng hộ việc tổ chức các hình thức, biện pháp tổ chức dạy học đọc hiểu cho HS lớp 4 nói riêng và HS toàn trường nói chung.

Đặc điểm, nhu cầu nhận thức của HSTH phù hợp với việc dạy học theo hường tiếp cận năng lực. Qua bài học, các em phát triển năng lực giao tiếp, ngôn ngữ, năng lực sáng tạo, cảm thu thẩm mỹ, được trao đổi và bày tỏ ý kiến cá nhân....

* Khó khăn

+ Trong thực tế giảng dạy, phương pháp kiếm tra đánh giá còn nghèo nàn, thiếu tính thực tiễn và sáng tạo.

+ Phần lớn phương pháp kiếm tra đánh giá người học chủ yếu là làm bài kiểm tra trên giấy, với các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan và hiện tại đang tăng cường hình thức: vấn đáp, thực hành. Các hình thức này chủ yếu là chứng minh người học nắm vững kiến thức để giải một số bài tập hoặc giải thích một số hiện tượng liên quan đến những kiến thức đã học. Năng

lực mà người học thể hiện qua các hình thức kiểm tra đánh giá này chủ yếu là trình bày, diễn đạt, lập luận, kĩ năng làm bài tập, ...

+ Bản thân người giáo viên chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc về nội dung và phương pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học. Vì vậy giáo viên còn lúng túng trong quá trình kiểm tra đánh giá.

+ Việc lựa chọn các câu hỏi trong các bài kiểm tra còn chưa mang lại hiệu quả tốt trong việc đánh giá năng lực của người học, chưa có độ phân hóa người học cao.

+ Suy nghĩ của người giáo viên vẫn theo lối mòn của các hình thức kiểm tra và đánh giá cũ đó là kiểm tra và đánh giá kiến thức của người học mà vẫn chưa xem trọng việc đánh giá năng lực, quá trình học tập và sự tiến bộ của người học.

+ Theo chương trình mới: Dạy học theo hướng phát triển năng lực gồm các phần: Khởi động, Khám phá, Luyện tập, Mở rộng. Học sinh thấy hứng thú nhất ở phần Khởi Động và gặp khó khăn khi hoạt động Khám Phá. Trong Tập đọc, hoạt động khám phá là hoạt động tìm hiểu bài hay đọc hiểu. Thường thì HS sẽ không trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra hay nếu trả lời được thì trả lời không hết ý.

Chương trình SGK TV lớp 4 được đưa vào giảng dạy chính thức từ năm học 2005 – 2006. SGK TV lớp 4 tập 1 được dạy trong 18 tuần, trừ 2 tuần ôn tập, kiểm tra, mỗi tuần có 2 bài Tập đọc. Tất cả có 32 bài. SGK TV lớp 4 tập 2 được dạy trong 17 tuần, trừ 2 tuần ôn tập kiểm tra, mỗi tuần cũng có 2 bài tập đọc và tất cả là 30 bài. Như vậy cả chương trình lớp 4 có 62 bài Tập đọc bao gồm có các văn bản thuộc thể loại: văn xuôi, văn bản nghệ thuật, văn bản phi nghệ thuật.

Câu hỏi, bài tập sau các bài Tập đọc trong cả chương trình lớp 4 là 238 câu và chia làm 4 loại, đó là:

* Loại thứ nhất: nhắc đến ND miêu tả nhiều, nội dung thông tin của văn bản, loại này chiếm gần 73% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi.

Ví dụ:

 Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt. (Dế Mèn bênh vực

kẻ yếu – TV4 tập 1, tr5)

 Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? (Dế Mèn bênh vực

kẻ yếu – TV4 tập 1, tr5)

 Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?

(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – TV4 tập 1, tr5)

 Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? (Mẹ ốm –TV4 tập 1, tr10)

 Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nho đối với mẹ? (Mẹ ốm – TV4 tập 1, tr10)

 Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? (Dế Mèn bênh

vực kẻ yếu – TV4 tập 1, tr16)

 Dế mèn đã làm cách nào để bọn nhện phải sợ? (Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

–TV4 tập 1, tr16)

 Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? (Dế Mèn bênh vực

kẻ yếu – TV4 tập 1, tr16)

 Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? (Thư thăm bạn – TV4 tập

1, tr26)

 Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng. (Thư

thăm bạn – TV4 tập 1, tr26)

 Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng. (Thư thăm bạn – TV4 tập 1, tr26)

 Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? (Người ăn xin – TV4

tập 1, tr31)

 Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Một người chính trực – TV4 tập 1, tr37)

 Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? (Một người chính trực – TV4 tập 1, tr37)

 Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam: a) Cần cù; b) Đoàn kết; c) Ngay thẳng (Tre Việt Nam – TV4

tập 1, tr42)

 Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? (Những hạt thóc giống

– TV4 tập 1, tr46)

 Nhà vua làm cách nào để tìm được người như thế? (Những hạt thóc giống – TV4 tập 1, tr46)

 Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? (Những hạt thóc

giống – TV4 tập 1, tr46)

 Cáo đã làm gì để dụ gà trống xuống đất? (Gà Trống và cáo – TV4 tập

1, tr51)

 Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì? (Gà Trống và cáo

– TV4 tập 1, tr51)

 An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca – TV4 tập 1, tr56)

 Chuyện gì đã xảy ra khi An-đrây-ca mang thuốc về nhà? (Nỗi dằn vặt

của An-đrây-ca – TV4 tập 1, tr56)

 An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? (Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

– TV4 tập 1, tr56)

 Cô chị nói dối ba để đi đâu? (Chị em tôi – TV4 tập 1, tr61)

 Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối? (Chị em tôi – TV4 tập 1, tr61)

 Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp? (Trung thu độc lập – TV4 tập 1, tr67)

 Tin-tin và Mi-tin đến từ đâu và gặp những ai? Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai? (Ở Vương quốc Tương Lai – TV4 tập 1, tr72)

 Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? (Ở Vương quốc Tương Lai – TV4 tập 1, tr72)

 Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường? (Ở Vương quốc Tương Lai – TV4 tập 1, tr72)

 Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì? (Nếu chúng mình có phép lạ - TV4 tập 1, tr77)

 Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. (Đôi giày ba ta màu xanh – TV4 tập 1, tr82)

 Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày. (Đôi giày ba ta màu xanh – TV4 tập 1, tr82)

 Cương xin học nghề rèn để làm gì? (Thưa chuyện với mẹ - TV4 tập 1, tr86)

 Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. (Đôi giày ba ta màu xanh – TV4 tập 1, tr82)

 Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. (Đôi giày ba ta màu xanh – TV4 tập 1, tr82)

 Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? (Điều ước của vua Mi-đát –

TV4 tập 1, tr91)

 Thoạt đầu, điều ước được thực hiện tốt đẹp như thế nào? (Điều ước của

vua Mi-đát – TV4 tập 1, tr91)

 Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? (Điều ước của vua Mi-đát – TV4 tập 1,

tr91)

 Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền. (Ông

Trạng thả diều – TV4 tập 1, tr105)

 Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? (Ông Trạng thả diều

– TV4 tập 1, tr105)

 Trước khi mở công ty vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì? (“Vua tàu thủy” Bạc Thái Bưởi – TV4 tập 1, tr116)

 Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào? (“Vua tàu thủy” Bạc Thái

 Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì? (Vẽ trứng – TV4 tập 1,

tr121)

 Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào? (Vẽ trứng – TV4 tập 1, tr121)

 Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? (Văn hay chữ tốt – TV4 tập 1, tr130)

 Sự việc gì đã xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận? (Văn hay chữ tốt – TV4

tập 1, tr130)

 Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào? (Văn hay chữ tốt – TV4

tập 1, tr130)

 Tìm đoạn mở bài, thân bài, kết bài của truyện. (Văn hay chữ tốt – TV4

tập 1, tr130)

 Cẩu Khây có sức khỏe và tài năng như thế nào? (Bốn anh tài – TV4 tập

2, tr5)

 Có chuyện gì xảy xa với quê hương Cẩu Khây? (Bốn anh tài – TV4 tập

2, tr5)

 Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai? (Bốn anh tài – TV4 tập 2,

tr5)

 Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì? (Bốn anh tài – TV4 tập 2,

tr5)

* Loại thứ hai: làm rõ ý của đoạn, khổ thơ hay nội dung của bài, loại này chiếm gần 12% trong toàn bộ hệ thống câu hỏi bài tập.

Ví dụ:

 Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? “Lá trầu khô...cày sớm trưa” (Mẹ ốm – TV4 tập 1, tr10)

 Em hiểu ý hai dòng thơ cuối bài như thế nào? (Truyện cổ nước mình –

 Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? (Người ăn xin – TV4 tập 1, tr31)

 Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?

(Một người chính trực – TV4 tập 1, tr37)

 Vì sao Gà không nghe lời Cáo? (Gà Trống và cáo – TV4 tập 1, tr51)

 Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? (Người ăn xin – TV4

tập 1, tr31)

 Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? (Người ăn xin – TV4 tập 1, tr31)

 Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận? (Chị em tôi – TV4 tập 1,

tr61)

 Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? (Chị em tôi – TV4

tập 1, tr61)

 Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: a) Ước “không có mùa đông”; b) Ước “hóa trái bom thành trái ngon”. (Nếu chúng mình có phép

lạ - TV4 tập 1, tr77)

 Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó? (Đôi giày ba ta màu xanh

– TV4 tập 1, tr82)

 Tại sao vua Mi-đát phải xin thần lấy lại điều ước? (Điều ước của vua

Mi-đát – TV4 tập 1, tr91)

 Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”? (Ông Trạng thả

diều – TV4 tập 1, tr105)

 Dựa vào nội dung các tục ngữ trên, hãy xếp chúng vào 3 nhóm sau: a) khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công; b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn; c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn. (Có chí thì nên – TV4 tập 1, tr109)

 Em hiểu thế nào là “bậc anh hùng kinh tế”? (“Vua tàu thủy” Bạc Thái

Bưởi – TV4 tập 1, tr116)

 Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán? (Vẽ trứng – TV4 tập 1, tr121)

 Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? (Vẽ trứng

– TV4 tập 1, tr121)

* Loại thứ ba: Nhận biết các chi tiết nghệ thuật thể hiện sự độc đáo khác thường của tác giả, loại này chiếm khoảng 4% trong toàn bộ hệ thống bài tập, câu hỏi.

Ví dụ:

 Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích? (Dế

Mèn bênh vực kẻ yếu – TV4 tập 1, tr5)

 Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết thúc bức thư. (Thư thăm bạn –

TV4 tập 1, tr26)

 Em thích hình ảnh nào về cây tre và búp măng non? Vì sao? (Tre Việt Nam – TV4 tập 1, tr42)

 Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập? (Trung thu

độc lập – TV4 tập 1, tr67)

 Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? (Nếu chúng mình có phép lạ - TV4 tập 1, tr77)

 Nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con: cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện. Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta. (Đôi giày ba ta màu xanh – TV4 tập 1, tr82)

 Cách diễn đạt của tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? (Có chí thì nên – TV4 tập 1, tr109)

* Loại thứ tư: yêu cầu học sinh nêu mục đích tác động của tác giả gửi gắm vào văn bản và yêu cầu hồi đáp văn bản, loại này chiếm gần 8%

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)