Về tưởng tượng

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 43 - 44)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.3. Về tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. [11]

Với học sinh Tiểu học, tưởng tượng được hình thành, phát triển trong hoạt động học tập và các hoạt động khác của các em. Trẻ càng lớn thì hình ảnh tưởng tượng càng được gọt giũa hơn, tinh giản hơn, mạch lạc và sát thực hơn song cũng phong phú hơn. Giáo viên trong quá trình tổ chức dạy học, cần chú ý đến các yếu tố có tác dụng hỗ trợ học sinh phát triển tưởng tượng. Đối với các văn bản đọc hiểu, giúp học sinh hiểu ý nghĩa từ, cầu, hình ảnh và trả lời được những câu hỏi, bài tập ở nhiều cấp độ khác nhau chính là giúp học sinh phát triển khả năng tưởng tượng. Khi đọc văn bản, học sinh lớp 4 có khả năng tưởng tượng về thiên nhiên, con người: các nhân vật trong truyện, cảnh vật và con người trong bài văn miêu tả, không gian của vở kịch, ... Từ đó, kết nối những điều vừa được học với những gì đã học, đánh giá và vận dụng vào học tập những nội dung khác. Vì vậy, dạy đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4 cần chú trọng đến các biện pháp hỗ trợ học sinh hiểu từ ngữ, hình ảnh, câu, đoạn, cấu trúc của văn bản, ...; xây dựng câu hỏi, bài tập liên hệ, so sánh, ... để kích thích khả năng tưởng tượng của các em. Đặc biệt, nhờ tưởng tượng phát triển, khả năng sáng tạo của học sinh lớp 4 trong quá trình

đọc hiểu văn bản cũng phát triển. Các em có khả năng tạo được những sản phẩm đọc hiểu phong phú.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 43 - 44)