Hướng dẫn sử dụng bài tập đọc hiểu trong kiểm tra, đánh giá kết

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 65)

7. Cấu trúc khóa luận

2.5. Hướng dẫn sử dụng bài tập đọc hiểu trong kiểm tra, đánh giá kết

ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HS LỚP 4

2.5.1. Cách sử dụng BTĐH trong các giờ ôn tập – củng cố.

Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Việc ôn tập và củng cố kiến thức cho HS giúp HS khắc sâu kiến thức và vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc đưa ra các bài tập tổng hợp sẽ giúp HS hệ thống hóa được kiến thức. Các bài tập tổng hợp là sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận để tổng hợp các kĩ năng của HS. Các bài tập tổng hợp có thể chia theo chủ đề, từng phân môn hay tổng hợp kiến thức của từng kì học, cả năm tùy vào cách xây dựng của mỗi GV. Trong tất cả các dạng bài tổng hợp đều có thể sử dụng các bài tập, các PÐH đã xây dựng được. Việc đưa các

bài tập, PĐH vào các bài tập tổng hợp giúp HS hệ thống kiến thức một cách logic, tăng khả năng luyện tập, kĩ năng giải quyết các tình huống trong bài học và các vấn đề thực tiễn. Thiết kế các bài tập đọc - hiểu tổng hợp, bài tập ôn luyện về luyện từ và câu, tập làm văn, chính tả.

2.5.2. Cách sử dụng bài tập đọc hiểu trong xây dựng đề KT môn học

Sử dụng các bài tập và PĐH đã xây dựng để dùng trong kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì.

- Kiểm tra thường xuyên

Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng ngày. Kiểm tra thường xuyên được người GV tiến hành thường xuyên.

Mục đích của kiểm tra thường xuyên:

+ Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thấy giáo và HS;

+ Thúc đẩy HS cổ gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống; + Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước mới.

Sau đây, chúng tôi xin minh họa một số dạng bài tập được thiết kế theo hướng đó:

Ví dụ:

Đọc thầm bài: “HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài.

Câu 1: (M1) Đoàn thám hiểm do Ma-gien-lăng chỉ huy bắt đầu khởi hành vào ngày tháng năm nào?

A. 20 / 7/1519. B. 20 / 9/1519.

C. 20 / 8/1519. D. 20 / 10/1519

Câu 2:(M2) Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì? A. Khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới. B. Khám phá những loại cá mới sống ở Đại Tây Dương.

Câu 3: (M3) Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào: A. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Châu Âu

B. Châu Âu – Đại Tây Dương – Thái Bình Dương – Châu Á – Châu Âu C. Châu Âu – Đại Tây Dương – Châu Mĩ – Thái Bình Dương – Châu Á - Ấn Độ Dương – Châu Âu

Câu 4: (M1) Tìm 1 câu có trạng ngữ chỉ thời gian trong bài:

...

Câu 5: (M2) Những hoạt động nào được gọi là thám hiểm? A. Đi tìm hiểu về đời sống của người dân.

B. Đi thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm. C. Đi chơi xa để xem phong cảnh.

Câu 6: (M4) Đặt một câu cảm nói về các thủy thủ tham gia đoàn thám hiểm. ...

KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

Câu 1: (M1) Ngoại hình của tên chúa tàu được tả bằng chi tiết nào? A. Cao lớn, da sạm như gạch nung.

B. Trên má có một cái sẹo, trắng bệch.

C. Cao lớn, da sạm như gạch nung, trên má có một cái sẹo, trắng bệch.

D. Cao lớn, vạm vỡ, da sạm như gạch nung, trên má có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch.

Câu 2: (M1) Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào?

A. Bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. B. Đức độ hiền từ mà nghiêm nghị.

C. Đức độ, cương quyết và nghiêm nghị.

D. Đức độ, bình tĩnh những không nghiêm nghị

Câu 3: (M3) Cặp câu nào khắc họa hai hình ảnh trái nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển?

B. – Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. – Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh treo cổ trong phiên toà sắp tới.

C. – Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. – Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng.

Câu 4: (M3) Dấu gạch ngang trong câu “Một lần, bác sĩ Ly – một người nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ.” Có tác dụng gì?

A. Bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại B. Phần chú thích trong câu

C. Các ý trong một đoạn liệt kê

Câu 5: (M1) Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để tạo thành các câu thích hợp

Câu 6: (M4) Nội dung của bài Khuất phục tên cướp biển là gì?

... ... ...

THẮNG BIỂN

Câu 1: (M1) Ai là tác giả của bài văn này?

A. Chu Văn B. Vũ Tú Nam

C. Phong Thu D. Phạm Tiến Duật

Câu 2: (M1) Sự đe dọa của biển cả đối với con đê được ví với hình ảnh nào?

A B

Bác sĩ Ly có tính cách trái ngược nhau Tên cướp biển bình tĩnh, tự tin, nghiêm

khắc

Hai người nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng có tính cách giống hệt nhau

đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị.

A. Như con cá mập đớp con cá thu nhỏ bé B. Như con cá mập đớp con cá đuối nhỏ bé C. Như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé D. Như con cá mập đớp con cá kiếm nhỏ bé.

Câu 3: (M3) Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

A. 4 hình ảnh. B. 5 hình ảnh.

C. 6 hình ảnh. D. 7 hình ảnh

Câu 4: (M3) Trong câu“Biển cả muốn nuốt tươi con để mỏng manh như con

cả mập đóp con cá chim nhỏ bé.” tác giả tác sử dụng biên pháp nghệ thuật gì?

A. Nhân hoá. B. So sánh C. Cả hai ý trên đều đúng

Câu 5: (M4) Tìm và gạch chân Câu kế “Ai là gì?" trong đoạn văn sau và nêu tác dụng.

“Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên Huế. Hoàng Diệu quê ở Quảng Nam. Cả hai không phải là người Hà Nội. Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiên đấu giữ thành năm 1873 và 1882.”

Tác dụng: ...

Câu 6: (M3) Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ trái nghĩa với từ dũng cảm?

A. Hèn nhát, đớn hèn, hèn mat, can trường, bao gan.

B. Bạo gan, can trường, nhút nhát, bạc nhược, nhu nhược. C. Bạo gan, can trường, đớn hèn, hèn mạt, mạnh mẽ.

D. Nhu nhược, bạc nhược, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt.

GA - VRỐT NGOÀI CHIẾN LŨY

Câu 1: (M1) Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy để làm gì?

A. Để chơi trò ú tim B. Để nhặt đạn cho nghĩa quân C. Để quan sát trận địa D. Để chơi ngoài chiến lũy.

Câu 2: (M2) Vì sao tác giả gọi Ga-vrốt là một thiên thần? A. Vì hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm của Ga-vrốt.

B. Vì trong khói lửa mịt mù, thân hình nhỏ bé của cậu lúc ẩn, lúc hiện, Ga - vrốt nhanh nhẹn, đạn của kẻ thù không bắn trúng cậu.

C. Vì hành động dũng cảm, bất chấp nguy hiểm của Ga – vrot trong khói lửa mù mịt, cậu nhanh nhẹn dốc cạn các bao đạn chất đầy giỏ.

Câu 3: (M3) Câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn sau đây dùng để làm gì?

“Nghĩa quân mắt không rời cậu bé. Đó không phải là một em nhỏ, không phải là một con người nữa, mà là một thiên thần.”

A. Dùng để giới thiệu. B. Dùng để nhận định. C. Cả hai ý trên đều đúng.

Câu 4: (M2) Nối các từ ở cột A với các ý ở cột B giải nghĩa được các từ đó

Câu 5: Dòng nào dưới đây diễn tả đúng tính cách của Ga-vrốt? A. Nhanh nhẹn, dũng cảm, không ngại hiểm nguy.

B. Nhanh nhẹn, xinh xắn, đáng yêu như thiên thần. C. Láu cá, khôn lỏi và sợ hãi trước quân địch. D. Nhút nhát, rụt rè, chậm chạp và lười biếng.

Gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khỏ khăn, nguy hiểm 2. Chân đồng tay sắt

A

1. Gan vàng dạ sắt

B

Trải qua nhiều nguy hiểm, từng cận kề bên cái chết.

Có sức mạnh phi thường, dũng mãnh, bền bỉ để đảm đương công

việc lớn 3. Hồn bay phách lạc

Sợ hãi, hốt hoảng đến mức không còn hồn vía nữa.

Câu 6: Nội dung của bài Ga-vrốt ngoài chiến lũy là gì?

... ...

DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY

Câu 1: (M1) Cô-péc-ních tuyên bố điều gì?

A. Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ. B. Trái Đất là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. C. Vì sao và mặt trăng quay xung quanh trái đất.

D. Trái Đất và vì sao quay xung quanh mặt trăng.

Câu 2: (M2) Tuyên bố của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?

A. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này.

B. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, không đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái tâm này

C. Người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh mặt trăng.

Câu 3: (M2) Trong đoạn trích sau có mấy câu cầu khiến? - Cậu làm gì đấy? – Cuốc-phây - rắc hỏi.

- Em nhặt cho đầy giỏ đây!

Cuốc-phây-rắc thét lên: Vào ngay! - Tí ti thôi! – Ga-vrốt nói.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5

Câu 4: (M3) Câu cầu khiến “Em hát đi!” được đặt bằng cách nào? A. Thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải … vào trước động từ. B. Thêm các từ: đề nghị, xin, mong, … vào đầu câu.

C. Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào, … vào cuối câu.

A. Trở thành học thuyết sai lầm, xưa cũ so với thời nay. B. Được nhân dân thời bấy giờ ủng hộ nhiệt liệt.

C. Bị Giáo hội dập tắt vì đi ngược lại lời của Chúa trời. D. Trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

Câu 6: (M4) Ý nghĩa của bài đọc “Dù sao trái đất vẫn quay!” là gì?

... ...

ĐƯỜNG ĐI SA PA

Câu 1: (M1) Sa Pa là địa danh thuộc tỉnh nào?

A. Yên Bái B. Sơn La. C. Điện Biên D. Lào Cai.

Câu 2: (M1) Cảm giác bồng bềnh, huyền ảo được tạo nên do đâu? A. Do những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô.

B. Do những đám mây trắng bay trên đỉnh núi. C. Do những đám mây trăng bay sườn núi.

Câu 3: (M2) Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

Câu 4: (M4) Nội dung chính của bài văn là gì?

... ... Cảnh đẹp trên đường lên Sa Pa Cảnh đẹp trên con đường xuyên tỉnh Cảnh đẹp của thị trấn nhỏ trên đường lên Sa Pa Cảnh đẹp của Sa Pa

Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu trong sương núi

tím nhạt

Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn, những bông hoa lay ơn đen nhung quý

hiếm.

Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm,

những bông hoa chuối rực lên như lửa. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa

kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.

Câu 5: (M2) Hoạt động nào được gọi là du lịch?

A. Đi công tác nước ngoài. C Đi chơi xa để thăm ông bà. B. Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

Câu 6: (M4) Câu cầu khiến nào phù hợp với tình huống: Em muốn xin bố đi học hè.

a. Bố ơi, hè này bố cho con đi học thêm nhé! b. Bố cho con đi học thêm đi!

c. Bố cho con đi học trong hè này nghe!

- Kiểm tra định kì

Kiểm tra định kì thường được tiến hành sau khi: + Học xong một số chương.

+ Học xong một phần chương trình. + Học xong một học kì.

Do kiểm tra sau một số bài, chương, học kì của một môn học nên khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nằm trong phạm vi kiểm tra tương đối lớn.

Tác dụng của kiểm tra định kì:

+ Giúp GV và HS nhìn nhận lại kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.

+ Đánh giá được việc nắm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của HS sau một thời gian nhất định.

+ Giúp HS củng cổ, mở rộng tri thức đã học.

+ Tạo cơ sở để HS tiếp tục học sang những phần mới, chương mới. Hệ thống bài tập, PĐH được xây dựng đưa vào các bài kiểm tra định kì giúp HS hệ thống hóa kiến thức một cách logic, độ phủ rộng kiến thức cao hơn. Rèn luyện cho HS sự nhạy bén, phản ứng nhanh trước các tình huống trong bài và tình huống thực tiễn.

Quy định kiểm tra định kì

Khi xây dựng đề kiểm tra định kì chúng tôi phải dựa trên yêu cầu cần đạt của chương trình hiện hành đối với lớp 4 có sự tham khảo, bổ sung với

yêu cầu cần đạt của chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 4 để xây dựng đề kiểm tra, đánh giá định kì.

* YCCĐ về kĩ năng đọc của Chương trình hiện hành đối với lớp 4:

- Đọc thông:

+ Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, báo chí có độ dài khoảng 250 chữ, tốc 90 – 100 chữ/ phút.

+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3 (khoảng 100 – 120 chữ/phút) + Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ, phù hợp với nội dung của từng đoạn.

- Đọc – hiểu:

+ Nhận biết dàn ý của bài đọc; hiểu nội dung chính của từng đoạn trong bài, nội dung của cả bài.

+ Biết phát hiện một số từ ngữ, hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài văn, bài thơ được học; biết nhận xét về nhân vật trong các văn bản tự sự.

* YCCĐ về kĩ năng đọc của Chương trình hiện hành đối với lớp 4:

- Đọc thông:

+ Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, kịch, thơ, văn miêu tả. Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút.

+ Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn lớp 3.

+ Sử dụng được từ điển học sinh để tìm từ và nghĩa của các từ ngữ mới. + Ghi chép được vắn tắt những ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu hoặc sổ tay.

- Đọc hiểu:

+ Đọc hiểu nội dung:

 Nhận biết được một số chi tiết và nội dung chính của văn bản; dựa vào gợi ý hiểu được điều tác giả muốn nói qua văn bản.

 Tóm tắt được văn bản truyện đơn giản.

 Nhận biết được chủ đề văn bản + Đọc hiểu hình thức:

 Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, điệu bộ, hành động, lời thoại.

 Nhận biết được trình tự sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo quan hệ nhân quả.

 Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện thể hiện qua cách xưng hô.

 Nhận biết được hình thành trong thơ, lời thoại trong văn bản kịch.

 Hiểu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa. + Liên hệ, so sánh, kết nối.

 Nêu được tình cảm, suy nghĩ của bản thân sau khi đọc văn bản.

 Nêu được câu chuyện, bài hoặc đoạn thơ mà mình yêu thích nhất và giải thích vì sao.

 Nêu được cách ứng xử của bản thân nếu gặp những tình huống tương tự như tình huống của nhân vật trong tác phẩm.

Sau đây, chúng tôi xin minh họa một số đề kiểm tra được thiết kế theo

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 65)