Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 85)

7. Cấu trúc khóa luận

2.5.4. Xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề

Đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực văn học trong môn Tiếng Việt được tích hợp trong đánh giá năng lực ngôn ngữ, thông qua đánh giá các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe được xem như là các năng lực bộ phận. Việc xây dựng kế hoạch đánh giá trong một chủ đề ở môn Tiếng Việt thực chất là xây dựng kế hoạch đánh giá từng năng lực bộ phận nói trên (đọc, viết, nói và nghe).

Đến 9/2020, hoạt động đánh giá ở cấp tiểu học được thực hiện theo Thông tư 27/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo thông tư này: ở tất cả 5 lớp (từ lớp 1 đến lớp 5), môn học nào cũng thực hiện ĐGTX trong các bài học.

Vào cuối mỗi học kì, môn Tiếng Việt ở cả 5 lớp đều có đánh giá định kì; riêng các lớp 4, 5 có đánh giá định kì môn Tiếng Việt ở giữa học kì I và giữa học kì II. Như vậy hoạt động đánh giá định kì đã được lập kế hoạch cho từng học kì và từng năm học.

Việc GV lập kế hoạch đánh giá các năng lực đọc, viết, nói và nghe thực chất là lập kế hoạch ĐGTX. Đây là hoạt động diễn ra trong quá trình HS học từng bài học, từng nhóm bài học trong một học kì, một năm học. Do tính chất

của hoạt động ĐGTX diễn ra trong một thời gian tương đối dài nên cần lập kế hoạch cho hoạt động này.

Trên cơ sở những hiểu biết của GV về các yêu cầu cần đạt nêu trong chương trình của từng lớp, về các phương pháp đánh giá và kĩ thuật đánh giá, GV cần lập kế hoạch đánh giá cho từng năng lực đọc, viết, nói và nghe trong từng học kì hoặc cả năm học.

Để có cơ sở xác nhận sự tiến bộ của mỗi HS về đọc, viết, nói và nghe thì ít nhất trong một năm học, mỗi em cũng cần được GV đánh giá 3 - 4 lần, ở mỗi lần GV cần ghi lại kết quả của HS ở từng YCCĐ của năng lực. Dựa trên những kết quả đánh giá đã ghi lại, GV có thể xác nhận được sự tiến bộ của HS, đưa ra những biện pháp hỗ trợ từng HS để các em có thể cải thiện kết quả học để phát triển từng năng lực. Để tránh áp lực với mỗi GV, kế hoạch này cần được xây dựng bởi một tập thể GV dạy cùng một khối lớp của mỗi trường Tiểu học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghiên cứu vê việc xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra (bộ công cụ), chương 2 đã đạt được một số kết quả chính:

- Xác định được một số yêu cầu khi xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học, kiểm tra trong phân môn Tập đọc lớp 4.

- Xác định được một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu để tổ chức dạy học, kiểm tra đọc hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 4.

Trong đó, ngoài những nguyên tắc bám sát mục tiêu, nội dung dạy học, đề tài chú trong nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và tính giáo dục hiện nay.

- Xây dựng được hệ thống bài tập để dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc lớp 4, xây dựng phiếu đọc hiểu theo bài học: bài tập đọc hiểu theo chương trình môn học; bài tập đọc hiểu trong ôn tập – củng cố; hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu trong kiểm tra thường xuyên và định kì đảm bảo được các nguyên tắc đã xác định.

- Đưa ra được hướng dẫn sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu nhằm tổ chức dạy học đọc hiểu và xây dựng các để kiểm tra theo mục đích khảo sát.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích:

- Điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện hệ thống bài tập đọc hiểu để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc cho HS lớp 4 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng với nhu cầu và kiến thức của HS, nhằm góp phân nâng cao hiệu quả dạy học.

- Bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập đọc hiểu đã xây dựng qua các nội dung:

+ Hệ thống bài tập đọc hiểu đã xây dựng trong đề tài có đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 4 không? Có phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của HS không? Có đảm bảo tính phổ quát, liên môn, tích hợp theo yêu cầu của chương trình không?

+ Hệ thống bài tập đọc hiểu đã xây dựng trong đề tài có thể thực hiện trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 không? Thực hiện các đề kiểm tra có giúp đánh giá HS một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực qua môn Tiếng Việt không? Có làm kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh lớp 4 tốt hơn không?

3.2. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM

Trong thực nghiệm chúng tôi tiến hành công việc chính sau:

- Tiến hành kiểm tra thực nghiệm một số công cụ, phiếu đọc hiểu, một số đề kiểm tra.

- Đánh giá sự hứng thú của HS khi tiếp xúc với bộ công cụ, bước đầu đánh giá hiệu quả của một số đề kiểm tra qua môn Tiếng Việt lớp 4.

Các đề kiểm tra thực nghiệm được chúng tôi lựa chọn là:

- Đề kiểm tra giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối học kì II bao gồm hai phần: Phần trắc nghiệm và phần tự luận (Phụ lục 3).

- Kiểm tra thường xuyên và ôn tập kiến thức sử dụng phiếu đọc hiểu được chúng tôi chọn là bài đọc - hiểu: Khuất phục tên cướp biển (TV4 tập 2,

tr66)

3.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm 3.3.1. Đối tượng thực nghiệm

Tài liệu thực nghiệm được xây dựng nhằm thực hiện định hướng đối mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nâng cao hiệu quả dạy và học Việt lớp 4 của trường Tiểu học. Vì vậy, đối tượng thực nghiệm là HS của trường Tiểu học. Cụ thể, chúng tôi chọn trường để tiến hành thực nghiệm là trường Tiểu học Tân Dân – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 4A (47 học sinh) làm lớp thực nghiệm, lớp 4D (47 học sinh) làm lớp đối chứng. Các nhóm TN và ĐC của trường được chúng tôi lựa chọn đảm bảo chất lượng học tập tương đương nhau. Lớp TN do cô giáo Trần Thị Thu Hương phụ trách và HS được kiểm tra bằng hệ thống bài tập đọc hiểu mà nhóm nghiên cứu đề tài đã xây dựng, lớp ĐC cũng do cô giáo Ngô Vũ Hồng phụ trách được kiểm tra theo hình thức bình thường theo chương trình của GV tự thiết kế.

Trước khi làm thực nghiệm, tôi đã tiến hành kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng bằng một bài kiếm tra. Thông qua bài kiểm tra để có thêm căn cứ trong việc lựa chọn đối tượng học sinh thực nghiệm. Từ đó giúp cho việc đánh giá kết quả nhận thức của học sinh đạt kết quả chính xác nhất, việc so sánh giữa 2 nhóm học sinh sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Phân loại đánh giá theo ba mức độ như sau: + Hoàn thành tốt (Điểm từ 9 - 10)

+ Hoàn thành (điểm từ 5 - 8) + Chưa hoàn thành (điểm dưới 5)

Bảng 3.1. Bảng so sánh kết quả bài kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm

Lớp

Số bài kiểm

tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn

thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

4A 47 16 34% 28 59,6% 3 6,3%

4B 47 14 36,2% 28 59,6% 5 10,6%

Từ bảng so sánh trên tôi nhận thấy kết quả về năng lực, trình độ nhận thức của học sinh ở hai nhóm là tương đương nhau về các mức độ. Đây cũng chính là căn cứ để tôi yên tâm trong việc lựa chọn đối tượng để thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất. Kết quả so sánh giữa hai nhóm đối tượng được thể hiện cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả bài kiểm tra năng lực, trình độ nhận thức của học sinh trước khi thực nghiệm

0 10 20 30 40 50 60

Hoàn thành tốt Hoàn thành tốt Chưa hoàn thành

3.3.2. Thời gian thực nghiệm

Thời gian TN được tiến hành trong học kì 2 của năm học 2020 – 2021 từ 1/3/2021 đến 16/4/2021.

3.3.3. Tiến trình thực nghiệm

Đề tài chỉ được tiến hành TN trong 1 tháng của học kì II với 6 bài đọc hiểu lớp 4, tổng số 6 tiết học. Bởi vì trong khoảng thời gian đó, chúng tôi thực hiện trong đợt thực tập sư phạm, qua đợt thực tập này, chúng tôi mong muốn có một PPDH mới giúp kết quả học tập của HS đạt được cao hơn và HS hứng thú hơn. Do thời gian thực tập sư phạm hạn hẹp nên trong quá trình TN, chúng tôi được sự hỗ trợ của GV chủ nhiệm để có thể hoàn thành kịp thời.

Tiến trình TN của chúng tôi được chia thành các giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Thu thập số liệu trước TN

* Giai đoạn 2: Tiến hành TN

* Giai đoạn 3: Thu thập ý kiến của GV và HS * Giai đoạn 4: Xử lí thông tin và phân tích kết quả

3.3.4. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm

* Đánh giá định tính

Việc đánh giá định tính được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trục tiếp với GV, HS nhóm TN. Phần đánh giá của GV hoặc nhận xét của HS với phiếu của bạn hay nhóm bạn được thiết kế sau tờ phiếu.

* Đánh giá định lượng

Các số liệu về điểm kiếm tra được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ các thang xếp loại hoàn thành tốt – hoàn thành – chưa hoàn thành.

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Sau quá trình tiến hành TN, chúng tôi tham khảo ý kiến của GV dạy TN, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến HS và đưa ra được kết quả định tính. Kết quả định tính được tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 3.2. Bảng phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Các tiêu chí đánh giá Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. HS hiểu được lợi ích của

học tập môn Tiếng Việt 42 89,3% 46 97,9%

2. HS thích học môn Tiếng

Việt 34 72,3% 44 93,6%

3. HS phản ứng nhanh trước các tình huống kiến thức của

đầu bài

20 42,6% 25 74,5%

4. Học sinh đặt và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của

câu hỏi bằng sử dụng kiến thức hợp lí

24 51,1% 38 80,8%

5. Học sinh hứng thú khi trả lời các câu hỏi đặt ra liên quan

tới các lĩnh vực thực tiễn

27 57,4% 45 95,7%

6. Thái độ làm bài nghiêm túc,

trung thực 44 93,6% 47 100%

7. Trình bày bài kiểm tra rõ

ràng, sạch sẽ 31 66% 44 93,6%

Qua quan sát, thăm dò ý kiến của HS, chúng tôi nhận thấy: + HS hứng thú khi tham gia làm bài kiểm tra.

+ HS làm bài một cách độc lập, tích cực, chủ động hơn, hạn chế tối đa tình trạng trao đổi bài trong giờ kiểm tra.

+ HS phát huy được trí thông minh, sự nhanh nhạy khi làm bài kiểm tra và qua phiếu đọc hiểu.

+ HS đều nhận định đề kiểm tra bao phủ được toàn bộ nội dung kiến thức của các bài học. Với hình thức kiểm tra và làm PĐH, các em đều tập trung làm bài của mình một cách trung thực, nghiêm túc, không thể trao đổi bài, nhìn bài bạn bên cạnh vì mối em có một mã đề kiểm tra khác nhau.

+ Tất cả các HS đều hoàn thành xong bài kiểm tra trong thời gian quy định. Ngoài ra, qua quá trình tiếp cận với kiểm tra bằng phiếu đọc hiểu, qua đề kiếm tra trắc nghiệm và tự luận chúng tôi thấy HS nhóm TN có tốc độ phản ứng nhanh hơn trước các tình huống, kiến thức của đầu bài, đặt và giải quyết các vấn để theo yêu cầu của bài bằng việc sử dụng kiến thức hợp lí, hứng thú khi trả lời các câu hỏi liên quan tới các lĩnh vực thực tiễn...

Như vậy, sử dụng hệ thống các bài tập, câu hỏi để xây dựng đề kiểm tra kết quả học tập môn Tiếng Việt chính là cơ sở quan trọng cho việc định hướng phát triển các năng lực, phẩm chất, sở trường cá nhân của HS qua môn học này.

Về phía giáo viên: Chúng tôi đã xin ý kiến của GV dạy TN về chất lượng và sự phù hợp của PÐH, các đề kiểm tra. Tất cả các GV khẳng định: PĐH và đề kiểm tra đã thiết kế và xây dựng đảm bảo mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Tiếng Việt lớp 4, phù hợp với đặc điểm nhận thức, khả năng học tập của HS, đảm bảo tính phổ quát, liên môn, tích hợp theo yêu cầu của chương trình; có thể thực hiện được trong quá trình dạy học môn Tiếng Việt. Thực hiện các đề kiểm tra đã xây dựng giúp đánh giá HS một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, năng lực qua môn Tiếng Việt và sự tích cực học tập của HS trong quá trình học tập được nâng lên rõ rệt.

3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

Sau khi dự giờ TN, chúng tôi tiên hành kiêm tra chất lượng của lớp TN và lớp ĐC theo hệ thống kiến thức bài dạy và theo các bài tập đã được thiết kế. (Đề kiểm tra phần phụ lục 5).

Kết quả kiểm tra cho thấy: Số bài hoàn thành tốt tăng lên. Điều này khẳng định bước đầu vận dụng phiếu đọc hiểu, đề kiểm tra đã đem lại hiệu quả nhất định.

Chúng tôi đánh giá hiệu quả giờ dạy căn cứ vào mức độ học sinh đã là trong bài kiểm tra. Đánh giá bài làm của học sinh theo xếp loại. Phân loại theo 3 mức: Hoàn thành tốt; Hoàn thành; Chưa hoàn thành.

Bảng 3.3. Bảng so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Lớp

Số bài kiểm

tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn

thành

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

4A 47 22 46,8% 23 48,9% 2 4,2%

4B 47 15 31,9% 27 57,4% 5 10,6%

Từ bảng so sánh trên tôi có biểu đồ thể hiện cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng

Nhận xét: Qua bảng so sánh kết quả lớp TN và ĐC, chất lượng kiểm

tra môn Tiếng Việt lớp 4 tăng lên. Ti lệ học sinh có bài hoàn thành tốt ở hệ thống thực nghiệm cao. Nếu giáo viên sử dụng hệ thống bài tập trong quá

0 10 20 30 40 50 60

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành

trình kiểm tra, đánh giá thường xuyên hơn nữa thì chắc chắn kết quả nhận được sẽ còn tăng lên nhiều hơn hữa. Đây là một căn cứ để chứng minh tính khả thi của việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập để tổ chức dạy học đọc hiểu trong phân môn Tập đọc ở lớp 4 nói riêng và môn Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau khi xác định mục đích, nội dung, cách thức tiến hành TN, chúng tôi tiến hành TN sư phạm tại lớp 4A của trường Tiểu học Tân Dân trong học kì II (năm học 2020 - 2021). Quá trình thực nghiệm cho thấy:

- Về mặt định tính: HS hứng thú trong giờ học, HS làm bài một cách độc lập, tích cực, chủ động hơn, hạn chế tối đa tình trạng trao đổi bài trong giờ kiểm tra; HS phát huy được trí thông minh; Đặc biệt, HS có tốc độ phản ứng nhanh trước các tình huông kiến thức ở đầu bài, đặt và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu đặt ra bằng việc sử dụng kiến thức hợp lí, hứng thú khi trả lời các câu hỏi đặt ra liên quan đến các lĩnh vực thực tiễn.

- Về mặt định lượng: Qua bảng so sánh kết quả lớp TN và lớp ĐC, chất lượng dạy học và kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 4 tăng lên.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)