Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 4

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 57)

7. Cấu trúc khóa luận

2.4. Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn Tiếng Việt lớp 4

LỚP 4

2.4.1. Xây dựng hệ thống BTĐH môn Tiếng Việt lớp 4 để kiểm tra thường xuyên

2.4.1.1. Bài tập đọc hiểu theo bài tập đọc

- Mục đích sử dụng: Sử dụng trong quá trình tìm hiểu bài nhằm giúp HS rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho các em ở mức độ cao hơn.

- Thời gian sử dụng phiếu để tổ chức dạy học là 10 phút hoạt động. - Cấu trúc của PĐH:

+ Phần một: Thông tin cá nhân của HS (góc trái của PĐH) bao gồm: - Họ và tên HS: HS ghi đầy đủ họ tên.

- Nhóm: HS ghi nhóm mình vào PĐH mà GV đã phân công tham gia nhóm thảo luận; GV có thể trực tiếp phân công bằng cách ghi vào phiếu trước khi phát PĐH cho HS.

- Tên bài học: Yêu cầu HS ghi tựa bài ở giữa trên cùng của PĐH. + Phần hai: Yêu cầu (vấn đề trên PĐH)

Đây là phần quan trọng nhất của PĐH. GV dựa vào mục tiêu và đặc điểm của bài học mà GV chủ động lựa chọn để đưa ra những vấn đề hay những kiến thức trọng tâm nhất. Từ đó, GV xây dựng những vấn đề, những kiến thức dưới dạng câu hỏi, biểu bảng hay sơ đồ, hay dạng trắc nghiệm... được thể hiện trên PĐH và yêu cầu HS giải quyết.

+ Phần ba: Phần trả lời câu hỏi của HS (kết quả học tập trên PĐH) Trên PHT sau mỗi yêu cầu (câu hỏi, biểu bảng, sơ đồ...) là phần chừa trống để HS trình bày kết quả học tập của mình. Khi thiết kế, GV phải dự kiến kết quả cho từng dạng mà thiết kế các ô, các cột, các hàng... sao cho vừa đủ để HS trình bày kết quả của mình. Đây là yếu tố ràng buộc yêu cầu HS phải làm việc; là cơ sở để GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của từng HS hoặc nhóm HS.

- Thời gian hoạt động kết thúc GV thu hồi phiếu của HS.

- GV đánh giá kết quả đạt được sau khi HS sử dụng PĐH. GV đánh giá bằng nhận xét.

Sau đây, tôi minh họa PĐH được thiết kế theo hướng đó:

BÀI DẠY: VĂN HAY CHỮ TỐT

Theo Truyện đọc 1 (1995) 1.1. Mục tiêu

a. Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi tính kiên trì, sửa chữa chữ

viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ viết xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.

b. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn; giọng đọc phù hợp với

nhân vật.

c. Thái độ: Giúp HS có thái độ chăm chỉ học tập, rèn chữ giữ vở.

1.2. Thời điểm sử dụng

GV phát cho HS thực hiện trong quá trình tìm hiểu bài.

1.3. Mục đích sử dụng

Sử dụng PĐH trong quá trình tìm hiểu bài nhằm giúp HS rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho các em ở mức độ cao hơn. Giúp các em nhớ bài học sâu sắc hơn.

1.4. Cách thức sử dụng

Các hoạt động dạy học Thời gian sử dụng PĐH

A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới

1) Giới thiệu bài mới

2) Các hoạt động dạy học chủ yếu a. HĐ 1: Luyện đọc

b. HĐ 2: Tìm hiểu bài

c. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm d. HĐ 4: Củng cố dặn dò

1.5. Thiết kế PĐH Phiếu đọc hiểu Họ và tên: ... Lớp : ... VĂN HAY CHỮ TỐT Theo Truyện đọc 1 (1995)

Câu 1: Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém? A. Vì Cao Bá Quát lười học

C. Vì Cao Bá Quát viết chữ rất xấu

B. Vì Cao Bá Quát viết văn không hay

Câu 2: Trong câu: “Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ.” có mấy từ láy?

A. Một từ, đó là từ: ... B. Hai từ, đó là từ: ... Câu 3: Nối các ý ở cột A với các ý tương ứng ở cột B

A B

1. Cao Bá Quát viết chữ rất xấu 2. Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: 3. Cao Bá Quát yên trí

a. vô cùng ân hận.

b. quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. c. dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì.

d. nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

e. Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu luôn sẵn lòng.

2.4.1.2. Phiếu đánh giá kết quả đọc bài - phiếu để kết luận bài đọc

- Mục đích sử dụng: Nhằm giúp HS có thể tự mình phân chia bố cục và tìm được đại ý của từng đoạn và thích thú với bài học. Về phía GV sẽ giúp GV quản lí tốt thời gian giảng dạy dễ dàng đánh giá được năng lực học của từng HS. Giúp HS phát triển năng lực đọc, nắm vững nội dung của bài học. Từ đó, HS sẽ phát triển năng lực đọc.

- Tìm đúng các chi tiết cụ thể cho từng nội dung câu hỏi của GV. Như vậy HS sẽ thấy thích thú đọc bài hơn. Nhằm giúp HS có thể tự mình phân chia bố cục và tìm được đại ý của từng đoạn và thích thú với bài học. Về phía GV sẽ giúp GV quản lí tốt thời gian giảng dạy dễ dàng đánh giá được năng lực đọc của từng HS. Từ đó, HS sẽ phát triển năng lực đọc – tìm đúng các chi tiết cụ thể cho từng nội dung câu hỏi của GV. Như vậy HS sẽ thấy thích thú đọc bài hơn. Nhằm củng cố nội dung bài đọc cho HS, HS nhớ bài sâu hơn.

- Thời gian sử dụng là 5 phút hoạt động.

- Cấu trúc PĐH tương tự như phiếu dùng trực tiếp trong bài đọc. - Thời gian hoạt động 5 phút kết thúc GV thu hồi phiếu.

- GV đánh giá kết quả sử dụng phiếu của HS bằng nhận xét. - Sau đây, tôi minh họa PĐH được thiết kế theo hướng đó:

BÀI DẠY: ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Theo Trinh Đường 1.1. Mục tiêu

a. Kiến thức: Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh,

có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

b. Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm

rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

c. Thái độ: Giáo dục HS phải chăm chỉ, cố gắng học tập.

1.2. Thời điểm sử dụng

PĐH này được GV phát cho HS thực hiện trong khâu củng cố bài học.

1.3. Mục đích sử dụng

Phiếu 1: Nhằm giúp HS có thể tự mình phân chia bố cục và tìm được đại ý của từng đoạn và thích thú với bài học. Về phía GV sẽ giúp GV quản lí tốt thời gian giảng dạy dễ dàng đánh giá được năng lực đọc của từng HS.

Phiếu 2: Giúp HS phát triển năng lực đọc, nắm vững nội dung của bài học. Từ đó, HS sẽ phát triển năng lực đọc - tìm đúng các chi tiết cụ thể cho từng nội dung câu hỏi của GV. Như vậy HS sẽ thấy thích thú đọc bài hơn.

1.4. Cách thức sử dụng

Các hoạt động dạy học Thời gian sử dụng PĐH

A. Kiểm tra bài cũ B. Bài mới

1) Giới thiệu bài mới

2) Các hoạt động dạy học chủ yếu a. HĐ 1: Luyện đọc b. HĐ 2: Tìm hiểu bài c. HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm d. HĐ 4: Củng cố dặn dò - PĐH (5 phút) 1.5. Thiết kế PĐH Phiếu đọc hiểu Họ và tên: ... Lớp : ... ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU

Theo Đinh Trường

Hoạt động cá nhân:

Viết thêm từ ngữ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn chỉnh nội dung bài tập

đọc “Ông trạng thả diều” với các từ: Ca ngợi, thông minh, vượt khó,

Trạng nguyên.

... chú bé Nguyễn Hiền ..., có ý chí ... nên đã đỗ ... khi mới 13 tuổi.

2.4.1.3. Phiếu đọc hiểu dùng cho bài ôn tập, củng cố

- Mục đích sử dụng:

+ Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, khả năng nhận xét, phân tích, quan sát của mình.

+ Giúp HS hiểu và nhớ bài học sâu sắc hơn, GV dễ dàng kiểm tra kết quả tiếp thu bài học của HS.

- Thời gian sử dụng: Dùng khi gần hết 1 tiết cho bài đọc – đọc thầm. - Cấu trúc PĐH:

+ Phần một: Thông tin cá nhân của HS (góc trái của PĐH) bao gồm:

- Họ và tên HS: HS ghi đầy đủ họ tên.

- Nhóm: HS ghi nhóm mình vào PĐH mà GV đã phân công tham gia nhóm thảo luận; GV có thể trực tiếp phân công bằng cách ghi vào phiếu trước khi phát PĐH cho HS.

- Tên bài học: Yêu cầu HS ghi tựa bài ở giữa trên cùng của PĐH.

+ Phần hai: Yêu cầu Đây là phần quan trọng nhất của PĐH.

Phần để HS củng cố, hệ thống lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.

+ Phần ba: Phần trả lời câu hỏi của HS (kết quả học tập trên PĐH)

Trên PHT sau mỗi yêu cầu (câu hỏi, biểu bảng, sơ đồ...) là phần chừa trống để HS trình bày kết quả học tập của mình. Khi thiết kế, GV phải dự kiến kết quả cho từng dạng mà thiết kế các ô, các cột, các hàng... sao cho vừa đủ để HS trình bày kết quả của mình. Đây là yếu tố ràng buộc yêu cầu HS phải làm việc; là cơ sở để GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của từng HS hoặc nhóm HS.

+ Phần bốn: Phần đánh giá của GV.

- Thời gian hoạt động kết thúc GV thu hồi phiếu và đánh giá kết quả hoạt động của HS.

2.4.2. Xây dựng hệ thống BTĐH môn Tiếng Việt lớp 4 để kiểm tra định

2.4.2.1. Quy trình soạn đề kiểm tra

Việc soạn đề kiểm tra hiện tại được dựa trên công văn 8773/BGDĐT- GDTrH ngày 30/12/2010 và dựa vào các yêu cầu cần đạt về NL nêu trong chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học mới ban hành 2018.

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ các yêu cầu cần đạt về năng lực của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Trong môn Tiếng Việt cấp tiểu học, khi đánh giá giữa kì, đánh giá cuối học kì, cần soạn đề kiểm tra. Ngoài ra trong các đợt HS nhập học đầu năm học, GV cũng có thể soạn đề kiểm tra để khảo sát chất lượng đầu vào của HS ngay từ đầu năm học nhằm định hướng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với trình độ HS. Trong quá trình chọn lọc những HS có năng lực đặc biệt về tiếng Việt để bồi dưỡng trong các câu lạc bộ học tập, GV cũng có thể soạn đề kiểm tra để ĐG năng lực HS và chọn đúng những HS có NL đặc biệt.

Để soạn đề KT, GV cần xác định mục đích của đề là một trong số các mục đích sau:

1. Đề kiểm tra giữa học kì I; 2. Đề kiểm tra cuối học kì I; 3. Đề kiểm tra giữa học kì II; 4. Đề kiểm tra cuối học kì II;

b) Xác định hình thức đề kiểm tra

- Đề kiểm tra viết

Đề kiểm tra viết là dạng đề dùng để ĐG môn Tiếng Việt ở các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Đề KT viết dùng để đánh giá kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng sử dụng từ và câu trong bối cảnh thực tiễn, kĩ năng viết văn bản.

Đề KT viết có các hình thức sau: + Đề kiểm tra tự luận;

+ Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

+ Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm lựa chọn

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

c) Soạn ma trận đề kiểm tra

Ma trận đề KT là bảng mô tả tiêu chí gồm có hai chiều, một chiều là những tiêu chí của NL cần đánh giá, một chiều là 3 mức độ NL của học sinh: nhận biết, thông hiểu, vận dụng.

Các bước cơ bản biên soạn ma trận đề kiểm tra

Bước 1: Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; Bước 2: Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; Bước 3: Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề Bước 4: Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;

Bước 5: Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng

với tỉ lệ %;

Bước 6: Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn

tương ứng;

Bước 7: Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; Bước 8: Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; Bước 9: Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

Cần lưu ý:

+ Tiêu chí được chọn để đánh giá là tiêu chí có vai trò quan trọng trong chương trình môn học.

+ Mỗi một chủ đề nên có những tiêu chí đại diện được chọn để đánh giá. + Số lượng tiêu chí cần đánh giá ở mỗi chủ đề tương ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình.

2.4.2.2. Cấu trúc một đề kiểm tra đọc hiểu môn Tiếng Việt

Tùy theo mục đích và sự khoanh vùng kiến thức, kĩ năng, năng lực của HS các câu cần kiểm tra mà việc thiết lập các đề kiểm tra có thể sử dụng nhiều hay ít câu hỏi đã xây dựng.

Nếu xây dựng để thi để kiểm tra chủ đề nào thì sẽ sử dụng các bài tập thuộc chủ để đó. Mỗi đề thi về tổng các câu hỏi là giống nhau nhưng vị trí đặt câu hỏi khác nhau. Mỗi đề thi ứng với một mã đề thi khác nhau.

Để đảm bảo nâng dẫn mức độ khó của đề thi, đề thi vẫn được cấu trúc theo các mức nội dung:

- Mức 1: nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học;

- Mức 2: hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân;

- Mức 3: biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống;

- Mức 4: vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt;

Ngoài ra, tùy theo trình độ của HS, GV có thể xây dựng các cấu trúc bổ sung nhằm khảo sát một số năng lực, sở trường của HS.

Nếu xây dựng đề thi để kiểm tra cuối phần kiến thức nào đó thì sẽ sử dụng các câu hỏi một phần của hệ thống câu hỏi thuộc chủ để đó. Tương tự, nếu xây dựng đề thi để kiểm tra phần kiến thức cuối năm thì sẽ sử dụng các câu hỏi tổng hợp trong tất cả các chủ đề đã xây dựng.

2.5. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỌC HIỂU TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HS LỚP 4 ĐÁNH GIÁ KQHT CỦA HS LỚP 4

2.5.1. Cách sử dụng BTĐH trong các giờ ôn tập – củng cố.

Môn Tiếng Việt là môn học rất quan trọng, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Việc ôn tập và củng cố kiến thức cho HS giúp HS khắc sâu kiến thức và vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Việc đưa ra các bài tập tổng hợp sẽ giúp HS hệ thống hóa được kiến thức. Các bài tập tổng hợp là sự kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận để tổng hợp các kĩ năng của HS. Các bài tập tổng hợp có thể chia theo chủ đề, từng phân môn hay tổng hợp kiến thức của từng kì học, cả năm tùy vào cách xây dựng của mỗi GV. Trong tất cả các dạng bài tổng hợp đều có thể sử dụng các bài tập, các PÐH đã xây dựng được. Việc đưa các

bài tập, PĐH vào các bài tập tổng hợp giúp HS hệ thống kiến thức một cách

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập đọc hiểu môn tiếng việt lớp 4 đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (Trang 57)