7. Cấu trúc khóa luận
2.3.3. Quy trình biên soạn câu hỏi
Việc biên soạn câu hỏi cần làm việc theo nhóm (nhóm GV cùng một khối lớp, ví dụ biên soạn câu hỏi để ĐG học sinh lớp 1 thì nhóm GV là GV khối 1, hoặc nhóm chuyên gia bao gồm hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường và GV trưởng khối). Trình tự biên soạn câu hỏi theo các bước sau:
- Bước 1: Mỗi chuyên gia (GV và người phụ trách chuyên môn môn Tiếng Việt). Công việc này bao gồm soạn câu hỏi, soạn đáp án và hướng dẫn chấm đểm từng câu hỏi.
- Bước 2: Trao đổi với nhóm về từng câu hỏi / bài tập bằng cách:
+ Trả lời những câu hỏi sau: Câu hỏi / bài tập này đánh giá năng lực gì? Nó thuộc câu hỏi ở mức nào? Mức điểm cho câu hỏi.
+ Nhóm chuyên gia trao đổi về từng câu hỏi bằng cách: xác định loại câu hỏi là trắc nghiệm khách quan hay tự luận, câu hỏi có đúng kĩ thuật không, mức điểm xác định có hợp lí không, các mức kết quả của câu hỏ tự luận có hợp lí không, đáp án (với câu hỏi trắc nghiệm có đúng không, dự đoán có bao nhiêu % HS trả lời được câu hỏi này ở từng mức. Đề xuất cách điều chỉnh câu hỏi (nếu cần), điều chỉnh cách mô tả các mức độ kết quả của HS tương ứng với từng mức điểm
- Bước 3: Thử nghiệm trên lớp học một số câu hỏi để đánh giá tính khả
thi của câu hỏi/bài tập. Cách thử nghiệm có thể là đưa câu hỏi / bài tập của đề kiểm tra vào bài học hàng ngày để có căn cứ xác định chất lượng câu hỏi / bài tập.
- Bước 4: Điều chỉnh câu hỏi/bài tập (nếu cần)
* Cách biên soạn câu hỏi, bài tập a) Cách soạn câu hỏi trắc nghiệm
1/ Viết câu hỏi (câu dẫn):
- Câu dẫn phải là câu hỏi trực tiếp một yêu cầu cần đạt cụ thể quan trọng về NL;
- Không dùng những từ ngữ mang tính phủ định như ”không”, ”chưa” - Cách diễn đạt dễ hiểu, chỉ có một cách hiểu
2/ Viết câu trả lời
- Câu trả lời phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
- Từ ngữ, cấu trúc của câu trả lời phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi
HS;
- Các câu trả lời cần có độ dài tương đương;
- Mỗi câu trả lời sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai
lệch của học sinh;
- Câu trả lời đúng của câu hỏi này phải độc lập với câu trả lời đúng của
các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
- Mỗi câu hỏi chỉ có một câu trả lời đúng, chính xác nhất;
- Không đưa ra câu trả lời kiểu “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc
“không có phương án nào đúng”.
3/ Quy định điểm số cho đáp án của mỗi câu hỏi
- Cách cho điểm theo đối lập Có – Không, nghĩa là HS chọn đáp án đúng đạt mức điểm quy định, HS chọn đáp án sai được 0 điểm.
b) Cách soạn câu hỏi tự luận
Câu hỏi tự luận cần đảm bảo các kĩ thuật sau :
- Câu hỏi phải đánh giá tiêu chí quan trọng nêu trong chương trình; - Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày
và số điểm tương ứng;
- Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới; - Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và mức độ cần đo;
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách
thực hiện yêu cầu đó;
- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh; - Câu hỏi yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái
niệm, thông tin;
- Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của đề đến học sinh;
- Câu hỏi nên gợi ý về: độ dài của bài văn; thời gian để viết bài văn; các