7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Kế toán xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Xác định chi phí sản xuất có ý nghĩa quan trọng nhằm thu thập thông tin về chi phí cấu thành nên giá sản phẩm giúp nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định. Các doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại đơn vị để vận dụng phương pháp xác định chi phí và tập hợp chi phí đảm bảo tính hiệu quả trong cung cấp thông tin cho các nhà quản trị.
1.2.3.1. Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc
Phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo đơn đặt hàng, sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc có giá trị cao, kích thước lớn. Phương pháp này ghi chép lại một cách chi tiết thông tin của từng sản phẩm riêng biệt hoặc của nhóm sản phẩm tương tự nhau.
Doanh nghiệp tập hợp các chi phí phát sinh riêng cho từng đơn đặt hàng. Mỗi đơn đặt hàng khi đưa vào sản xuất sẽ được mở một phiếu chi phí công việc để theo dõi toàn bộ chi phí cho đơn hàng đó.
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất sản phẩm gồm các khoản mục chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán quản trị tập hợp căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn, bảng phân bổ nguyên vật liệughi vào tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định là từng công việc, đơn đặt hàng. Chi phí nguyên vật liệu được ghi vào phiếu chi phí theo công việc theo trình tự thời gian. Sau khi công việc hoặc đơn đặt hàng hoàn thành kế toán sẽ cộng tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp làm cơ sở để xác định giá thành.
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán quản trị tập hợp căn cứ vào các chứng từ sử dụng là: bảng chấm công tại từng phân xưởng sản xuất, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng lương sản phẩm,...ghi vào tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định như từng công việc, đơn đặt hàng. Chi phí nhân công trực tiếp ghi vào phiếu chi phí theo công việc. Sau khi công việc hoặc đơn đặt hàng hoàn thành kế toán cộng tổng chi phí nhân công trực tiếp làm cơ sở xác định giá thành.
Chi phí sản xuất chung được kế toán quản trị tập hợp căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao,...ghi vào tài khoản “Chi phí sản xuất chung”được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã được xác định.Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất một đơn đặt hàng thì chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, công việc. Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều đơn đặt hàng trong kỳ thì chi phí sản xuất chung không thể tập hợp ngay khi phát sinh nên dược tập hợp trên một thẻ chi phí riêng. Đến cuối kỳ, toàn bộ chi phí sẽ được tổng hợp và phân
bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Chi phí sản xuất chung có thể phân bổ theo các cách sau:
Cách 1: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, cuối kỳ phân bổ cho các đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn thích hợp.
Cách 2: Ước tính chi phí sản xuất chung của từng đơn đặt hàng ngay từ đầu kỳ, cuối kỳ tiến hành điều chỉnh chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và mức chi phí sản xuất chung đã ước tính.
Số chi phí sản xuất chung sau phân bổ sẽ được ghi vào phiếu chi phí công việc cho đơn đặt hàng đó.
Cuối kỳ kế toán không cần đánh giá chi phí sản xuất dở dang vì nếu cuối kỳ công việc hoặc đơn đặt hàng vẫn chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp trên phiếu chi phí chính là giá trị sản phẩm dở dang. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp trên phiếu là giá thành của công việc hoặc đơn đặt hàng. Nếu chia cho số lượng thành phẩm của đơn hàng sẽ ra chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm của đơn hàng đó.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp xác định chi phí theo công việc là việc tính toán, phân bổ chi phí theo từng công việc cụ thể. Kế toán phải cộng dồn chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung mỗi công việc để người quản lý có thể biết được giá thành mỗi công việc nhằm tính lỗ lãi cho từng công việc. Đó chính là việc kiểm soát chi phí. Nếu tính giá thành cao sẽ dẫn đến lợi tức thấp và lỗ. Các nhà quản lý điều khiển công việc để đảm bảo chi phí của nó nhằm trong giới hạn kế hoạch cho phép, nếu không phải tìm hiểu nguyên nhân để xử lý, điều khiển kịp thời.
1.2.3.2. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất
Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất áp dụng với những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất số lớn với những sản phẩm tương tự nhau. Quy trình sản xuất sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn
công nghệ hay nhiều bước chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Mỗi giai đoạn chế biến tạo ra một loại bán thành phẩm; bán thành phẩm bước này là đối tượng chế biến ở bước kế tiếp.Vì vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng hoặc từng bộ phận sản xuất.
Theo phương pháp này chi phí sản xuất sản phẩm được tập hợp như sau (phụ lục 1.04):
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán quản trị tập hợp căn cứ vào phiếu xuất kho, hóa đơn, bảng phân bổ nguyên vật liệughi vào tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán quản trị tập hợp căn cứ vào các chứng từ sử dụng là: bảng chấm công tại từng phân xưởng sản xuất, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, bảng lương sản phẩm,...ghi vào tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp” được mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung được kế toán quản trị tập hợp căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng tính và phân bổ khấu hao,... Chi phí sản xuất chung thường được phân bổ vào giá thành sản phẩm hoàn thành ở thời điểm cuối kỳ theo số liệu chi phí thực tế. Nếu doanh nghiệp chưa tập hợp được chi phí sản xuất chung theo thực tế thì có thể phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành theo sản phẩm hoàn thành theo mức ước tính như ở phương pháp chi phí theo công việc.Tài khoản “Chi phí sản xuất chung”được mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất.
Cuối kỳ, các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được kế toán kết chuyển sang tài khoản “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tính giá thành sản phẩm. Tài khoản
này được mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng bộ phận để tập hợp và tính giá thành sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng, bộ phận sản xuất. Do quá trình sản xuát diễn ra liên tục nên khi tính giá thành sản phẩm và bán thành phẩm hoàn thành được tính vào cuối kỳ nên những sản phẩm còn đang trong quá trình chế biến tại thời điểm đó gọi là sản phẩm dở dang và kế toán phải xác định trị giá sản phẩm dở dang này theo phương pháp phù hợp. Sau đó kế toán đánh giá sản phẩm hoàn thành theo các phương pháp khác nhau.