7. Kết cấu của luận văn
1.2.7. Báo cáo kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
giá thành sản phẩm
Báo cáo quản trị thường được soạn thảo linh hoạt tùy theo yêu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị.Báo cáo quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là báo cáo chi tiết, phản ánh cụ thể các chỉ tiêu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo nhiều tiêu thức phân loại khác nhau nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Một số báo cáo có tính chất điển hình, nhằm đạt được mục đích ra quyết định quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất:
- Báo cáo kế toán quản trị phục vụ chức năng tổ chức điều hành: + Báo cáo giá thành sản phẩm;
+ Báo cáo sản xuất.
- Báo cáo kế toán quản trị phục vụ chức năng kiểm soát: + Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho;
+ Báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suất lao động; - Báo cáo kế toán quản trị phục vụ chức năng ra quyết định: + Báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu;
+ Báo cáo tình hình biến động chi phí nhân công trực tiếp; + Báo cáo tình hình biến động của chi phí sản xuất chung;
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
Báo cáo kê toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Báo cáo cung cấp các thông tin giúp cho việc tổng hợp và đánh giá một cách chi tiết thông tin về chi phí và giá thành giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh tế kịp thời trong sản xuất, cung cấp số liệu để phân tích thường xuyên việc thực hiện các kế hoạch, dự toán chi phí, các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng lĩnh vực hoạt động, từng sản phẩm, mặt hàng hay từng nơi phát sinh chi phí, cung cấp thông tin về chi phí và giá thành cho việc lập kế hoạch, dự toán chi phí và giá thành, giúp cho việc củng cố và nâng cao chất lượng công tác hạch toán nội bộ ở các bộ phận có liên quan, tăng cường kiểm soát chi phí giá thành ở đơn vị. Vậy nên báo cáo quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cần đạt được những yêu cầu sau:
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.Như để làm rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng loại sản phẩm, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị trong việc kiểm soát chi phí chúng ta có thể xây dựng Báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu.
Nội dung báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã trình bày những cơ sở lý luận chung về kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất; nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm dưới góc độkế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhằm hiểu rõ bản chất và vai trò kế toán quản trị chi phí, giá thành sản phẩm đối với việc ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị ở các doanh nghiệp.Các khái niệm, mô hình kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá hành sản phẩm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng như xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, lập các báo cáo quản trị chi phí và giá thành sản phẩm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác kế toán, đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH KPF VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH KPF Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty KPF Hàn Quốc được thành lập tháng 10 năm 1963 tại Hwikyung - Dong, Seoul hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bu lông, đai ốc phụ vụ cho ngành xây dựng, thiết bị nặng, hóa dầu. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ, các nước Châu Âu và đáp ứng nhu cầu trong nước của Hàn Quốc. Tháng 10 năm 1997 Công ty được bầu là một trong 100 công ty có tính cạnh tranh và chất lượng tốt của Hàn Quốc. Tháng 1 năm 2004 được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 14001 bởi KFQ Hàn Quốc. Đến thứng 4 năm 2007 được công nhận theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949 của KFQ Hàn Quốc.
Công ty TNHH KPF Việt Nam có 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc thuộc Công ty KPF Hàn Quốc được thành lập tháng 4 năm 2010 tại Khu công nghiệp Đại An mở rộng, thị trấn Lại Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Công ty chuyên sản xuất đinh, ốc, vít phục vụ cho ngành xây dựng, thiết bị nặng, nhà máy hóa dầu. Số vốn điều lệ là 10 triệu USD trên tổng diện tích đất là 2.124 m2. Tổng số lao động của Công ty tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2015 là 440 lao động. Trong đó số lao động gián tiếp là 81 người, lao động trực tiếp là 359 người.
Tên gọi: Công ty TNHH KPF Việt Nam Loại hình: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Địa chỉ: Lô XN 2, KCN Đại An mở rộng, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
Mã số thuế: 0800822626 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 04023000127 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hải Dương cấp ngày 20/04/2010
Điện thoại: 0320 3555 127
Công ty TNHH KPF Việt Nam là một trong số các doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư công nghệ cao có hiệu quả tại Hải Dương. Trong nhưng năm qua công ty đã đầu tư gần 40 triệu USD để hoàn thiện các công đoạn sản xuất chính trong dây truyền như bộ phận: kéo thép, máy dập, nung tôi và đóng gói để đảm bảo các sản phẩm đúng theo các tiêu chí kỹ thuật đã đăng ký. Sản phẩm của Công ty hiện nay chủ yếu xuất sang thị trường nước ngoài, trong đó Châu Âu chiếm 80% còn lại là Châu Mỹ.
Năm 2013, Công ty TNHH KPF Việt Nam đã bị hủy một số hóa đơn tự in do chưa đảm bảo các tiêu thức bắc buộc do đó phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không tiếp tục tạo ra hóa đơn.
Công ty đã xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất KPF Việt Nam tại lô XN2, khu công nghiệp Đại An mở rộng, thành phố Hải Dương” theo QĐ của UBND tỉnh Hải Dương số 257/QĐ – UBND ngày 1/2/1012. Theo quyết định này phạm vi, quy mô, công suất của dự án:
- Sản xuất đinh, ghim, đinh tán, vòng đệm và các sản phẩm không ren tương tự;
- Sản xuất sản phẩm định vít, bu lông, đai ốc và các sản phẩm ren tương tự; Công suất 690.000.000 Sp/năm.
Trong giai đoạn vận hành dự án: thu gom toàn bộ nước thải xử lý cục bộ theo thỏa thuận với Công ty TNHH MTV phát triển hạ tầng KCN Đại An và được đấu nối vào hệ thống thu gom xử lý nước thải của KCN;
Đảm bảo đủ kinh phí thường xuyên cho các hoạt động bảo vệ môi trường không ô nhiễm theo quy định.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Công ty TNHH KPF Việt Nam đã xây dựng bộ máy quản lý đồng nhất, chặt chẽ theo mô hình trực tuyến chức năng nghĩa là các phòng ban tham mưu cho ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ được phân công giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được khái quát trong phụ lục 2.01
Các phòng ban của công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ. Mô hình đã đáp ứng được yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty. Với việc quy trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho mỗi bộ phận chức năng tạo điều kiện chủ động cho các đơn vị thực hiện kế hoạch sản xuất. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy của công ty là:
Lãnh đạo công ty là ban giám đốc bao gồm 1 tổng giám đốc và 2 giám đốc (1 giám đốc sản xuất và 1 giám đốc tài chính). Tổng giám đốc hiện tại của công ty là ông Sung Sang Min/ Heo Ki ; là người đứng đầu bộ máy của Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Công ty đồng thời điều hành toàn bộ hoạt động của bộ máy quản lý các phòng ban.
Giúp việc cho tổng giám đốc là giám đốc sản xuất và giám đốc tài chính. Trong đó giám đốc sản xuất phụ trách toàn bộ khối sản xuất của Công ty và giám đốc tài chính phụ trách mảng tài chính của Công ty, quản lý bộ phận kế toán và hành chính tại Công ty.
Các phòng ban chức năng bao gồm :
- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về việc ký kết các hợp đồng với khách hàng, lập kế hoạch và mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, giao kế hoạch sản xuất cho bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm đôn đốc sản xuất để kịp thời giao hàng theo đúng tiến độ đã ký kết và thỏa thuận với khách hàng.
- Phòng xuất khẩu: Chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất hàng và nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
- Phòng tổ chức nhân sự, hành chính: Có trách nhiệm xây dựng các nội quy, quy chế hạch toán tiền lương, ngày giờ công lao động của Công ty, xây dựng chế độ khuyến khích vật chất và làm các thủ tục hành chính.
- Phòng tài chính kế toán: Tổng hợp mọi thông tin liên quan đến tình hình tài chính của Công ty, phân tích đánh giá tình hình tài chính và cung cấp thông tin cho các đối tượng có liên quan, lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu.
- Phòng kỹ thuật - sản xuất: Phòng gồm hai bộ phận chức năng chính là sản xuất và kiểm tra chất lượng (KCS). Bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất trực tiếp theo kế hoạch sản xuất đã đề ra. Bộ phận kiểm tra chất lượng có nhiệm vụ theo dõi chất lượng hàng hóa gồm: kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và kiểm tra đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm đáp ứng mục tiêu chất lượng của Công ty và yêu cầu của khách hàng
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Bộ phận sản xuất của Công ty gồm 5 phân xưởng sản xuất được tổ chức theo phương pháp sản xuất dây chuyền với loại hình sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục trong đó các máy móc thiết bị, nơi làm việc được bố trí lắp đặt trên cơ sở phối hợp một cách hợp lý các bước công việc để tạo ra sản phẩm. Hệ thống các phân xưởng sản xuất của Công ty bao gồm:
Phân xưởng kéo: Có chức năng chính là xử lý, kéo thép phục vụ cho sản xuất của Công ty. Phân xưởng được trang bị 10 máy kéo thép đường kính lớn, 5 máy kéo thép đường kính nhỏ, 10 lò ủ chân không, 10 máy nắm thép, 10 máy tiện đầu cây, 10 máy cưa, hệ thống cầu trục 3 tấn và 5 xe nâng phục vụ việc di chuyển thép, 10 hệ thống bể xử lý, phốt phát hóa và một số trang thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Máy móc trang thiết bị Công ty sử dụng do Nhật Bản và Đài loan sản xuất.
Phân xưởng dập: Có chức năng chính là dập nóng, dập nguội phục vụ cho sản xuất sản phẩm đinh, ốc, víttheo tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của khách hàng. Phân xưởng được trang bị 25 máy dập đầu đinh, 10 máy dập nóng và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Máy móc thiết bị của phân xưởng sử dụng do Nhật Bản và Đài loan chế tạo.
Phân xưởng cán ren: Có chức năng chính là cán ren phục vụ cho sản xuất sản phẩm đinh, ốc, víttheo tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của khách hàng. Phân xưởng được trang bị 25 máy cán ren và một số trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Máy móc trang thiết bị của phân xưởng sử dụng cho Nhật Bản và Đài loan sản xuất
Phân xưởng nhiệt luyện: Có chức năng chính là nhiệt luyện những sản phẩm đinh, ốc, vít của Công ty theo tiêu chuẩn chất lượng và theo yêu cầu kỹ thuật. Phân xưởng được trang bị 10 dây truyền nhiệt luyện do Đài loan sản xuất, 10 lò nhiệt luyện.
Phân xưởng mạ nhúng: Có chức năng là gia công hoàn thiện các sản phẩm đinh, ốc, vít đóng gói hàng của Công ty theo tiêu chuẩn quốc tế và yêu cầu của khách hàng. Phân xưởng mạ nhúng được trang bị 10 dây truyền mạ nhúng kẽm nóng tự động, 10 hệ thống các bể xử lý hàng trước khi mạ nhúng, 10 hệ thống cầu trục để di chuyển hàng hóa, 10 dây truyền đóng gói và một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ.
Công ty chuyên sản xuất đinh, ốc, vít với nhiều quy cách, chủng loại khác nhau.Để có nhiều kích thước, hình dạng khác nhau thì cần phải có nhiều chủng loại nguyên vật liệu và khuôn cối khác nhau.Tùy vào chủng loại mác thép mà cấp độ bền của đinh, ốc, vít cũng khác nhau.
Tất cả nguyên vật liệu đầu vào khi đưa vào sản xuất đều phải được xử lý bề mặt, làm sạch, ủ mềm để đạt độ cứng nhất định cho từng loại sản phẩm sau đó kéo để tạo đường kính, độ bóng bề mặt theo đúng quy cách kỹ thuật. Mỗi loại sản phẩm phải sử dụng riêng một loại khuôn khi sản xuất, trên một máy
có thể lắp được một số khuôn để sản xuất một số chủng loại sản phẩm có kích thước nhất định.
Quy trình công nghệ sản xuất
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật – sản xuất Công ty TNHH KPF Việt Nam)
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH KPF Việt Nam ty TNHH KPF Việt Nam
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với tính hình sản xuất của Công ty thì Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung, phương thức tổ chức trực tuyến. Hình thức kế toán tập trung của Công ty được thể hiện là toàn bộ việc
Phôi liệu Ủ kéo thép Dập nguội Cán ren, taro Mạ kẽm nhúng nóng Thành phẩm
ghi sổ, xử lý thông tin đều được thực hiện tại phòng Tài chính kế toán của Công ty. Phòng Tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của toàn.
Công ty trong đó kế toán trưởng trực tiếp lãnh đạo và điều hành các nhân viên kế toán theo các phần hành kế toán. Hiện tại, tổng số cán bộtại phòng Tài chính kế toán của Công ty bao gồm: 1 Kế toán trưởng và 6 nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được thể hiện trong phụ lục 2.02
Hiện nay, Công ty áo dụng mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán