Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn KPF việt nam (Trang 82 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Định hướng phát triển

Công ty TNHH KPF Việt Nam phấn đấu trở thành đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bu lông, đai ốc. Để thực hiện được những định hướng như vậy, công ty đã đưa ra những định hướng cụ thể cho từng hoạt động của mình như sau:

3.1.1.1. Về hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa

Trong những năm tới Công ty TNHH KPF Việt Nam sẽ không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với mức giá cả cạnh tranh. Công ty sẽ thường xuyên cải tiến các quá trình và hệ thông quản lý chất lượng nhằm giúp giảm tỷ lệ phế phẩm trong quá trình sản xuất. Chính điều này sẽ giúp công ty giữ được các bạn hàng quen thuộc của Công ty đồng thời giúp công ty tìm kiếm thêm được các khách hàng mới trong tương lại.

Về sản phẩm Công ty sẽ tiếp tục thỏa mãn yêu cầu của các khách hàng bằng cách giao hàng đúng số lượng, thời hạn và chất lượng đã ký kết. Cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo đem lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Về việc xây dựng hệ thống nhà xưởng thì định hướng đến năm 2020 công ty sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một hệ thống nhà xưởng.

3.1.1.2. Về hoạt động tổ chức - nhân sự

Công ty tiếp tục tăng cường lực lượng lao động từng thời điểm phù hợp với quy mô phát triển của mình. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty tiếp tục duy trì và có các chính sách chế độ tốt hơn đối với người lao động có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệp làm việc nhiều năm. Bên cạnh đó, Công ty cũng đầu tư bồi dưỡng kĩ năng, kiến thức, nghiệp vụ cho các nhân viên quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Công ty.

3.1.1.3. Về hoạt động quản trị tài chính

Quản lý chặt chẽ các nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.Thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Tiếp tục tăng vốn theo lộ trình hợp lý, đồng thời quản lý cơ cấu nguồn vốn theo hướng đảm bảo cân bằng, hiệu quả. Tranh thủ tìm kiếm và tận dụng các nguồn vốn giá rẻ.

Quản lý chặt chẽ hơn dòng tiền, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, hạn chế tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng tín dụng hay sử dụng vốn lãng phí, thiếu hiệu quả.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn KPF việt nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w