7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuấttại Công ty
Công ty phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm gồm 3 khoản mục như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu được sử dụng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm trong đó nguyên vật liệu chính như: thép tấm, thép tròn AI, thép tròn AIII, thép thỏi,…; nguyên vật liệu phụ: dầu mỡ, nhôm, hóa chất (axít, xút, ôxít crôm,…)… ; nhiên liệu: điện, khí ga, than;
+ Chi phí nhân công trực tiếp:Là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tại Công ty bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp, tiền thưởng và các khoản phải trích theo lương theo quy định của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Cụ thể từ tháng 01/2014 các khoản trích theo lương được tính như sau:
+ Bảo hiểm xã hội: Được tính theo tỷ lệ 26% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó người sử dụng lao động phải nộp 18% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 8% do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ);
+ Bảo hiểm y tế: Được trích 4,5% trên tổng quỹ lương, trong đó doanh nghiệp phải chịu 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn người lao động trực tiếp nộp 1,5% (trừ vào thu nhập của họ);
+ Bảo hiểm thất nghiệp: Được trích 2% quỹ tiền lương, tiền công của người lao động tham gia đóng góp BHTN, trong đó doanh nghiệp phải chịu 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ);
+ Kinh phí công đoàn: Được trích 2% trên tổng số tiền lương phải trả người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Chi phí sản xuất chung: Là toàn bộ những chi phí phát sinh tại phân xưởng nhưng không thể tập hợp vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí điện, nước phục vụ sản xuất tại phân xưởng, chi phí sản xuất khác bằng tiền,…. Trong chi phí sản xuất xuất chung thì chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
2.2.2. Lập dự toán chi phí sản xuất
2.2.2.1 Định mức chi phí
Do đặc điểm hoạt động sản xuất của Công ty là sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng và sản xuất sản phẩm đại trà Công ty tiến hành xây dựng định mức chi phí sản xuất. Đối với sản phẩm sản xuất đại trà từ tiêu chuẩn chung Công ty xác định định mức chi phí sản xuất. Đối với sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng từ yêu cầu của khách hàng Công ty xác định định mức chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng (thường là định mức nguyên vật liệu).
a) Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng định mức nguyên vật lệu tiêu hao được bộ phận kỹ thuật của Công ty xây dựng nhằm xác định lượng nguyên liệu dự kiến tiêu thụ và có kế hoạch mua bổ sung nguyên vật liệu căn cứ vào định mức tiêu hao và sản lượng dự kiến.
Định mức nguyên vật liệu của Công ty được xây dựng trên cơ sở phối hợp giữa phòng kỹ thuật - sản xuất và phòng Kinh doanh.Phòng Kỹ thuật - sản xuất xây dựng định mức về lượng nguyên vật liệu tính cho 1 tấn sản phẩm.Sau đó Phòng Kinh doanh sẽ xác định giá nguyên vật liệu. Từ đó xây dựng định mức nguyên vật liệu cho sản xuất một tấn sản phẩm (phụ lục 2.04)
b) Định mức chi phí nhân công trực tiếp
Định mức chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm định mức về giá của một đơn vị thời gian lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động cần thiết để hoàn thành một sản phẩm.
Định mức giá của một giờ công lao động trực tiếp gồm tiền lương cơ bản, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản tính theo lương mà Công ty phải trả. Tại Công ty, áp dụng hình thức trả lương theo thời gian nên đơn giá tiền lương ít biến động.
Định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một sản phẩm được xác định bằng cách đem chia công việc theo từng bộ phận, xác định thời gian của từng bộ phận để hoàn thành sản phẩm và tổng hợp lại nhằm xác định thời gian hoàn thành quá trình sản xuất. Định mức chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng trên trong điều kiện ngày làm việc 8 giờ theo chế độ.
Ví dụ như để sản xuất 1 tấn đinh 2.5mmx300 thì cần số giờ làm việc như sau:
Bảng 2.01: Định mức thời lượng sản xuất
Công ty TNHH KPF Việt Nam
Lô XN2, KCN Đại AN, Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
ĐỊNH MỨC THỜI LƯỢNG SẢN XUẤT
Một tấn đinh 2.5mmx300
Định mức thời lượng sản xuất
- Công nghệ cơ khí – bậc thợ 4/7 công 33
- Công nghệ mạ – bậc thợ 4/7 công 3
(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất - Công ty TNHH KPF Việt Nam)
c) Định mức chi phí sản xuất chung: Định mức chi phí sản xuất chung được lập căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện kỳ trước. Sau đó định mức này được Công ty duyệt và giao theo kế hoạch cùng với kế hoạch về sản lượng hàng tháng. Định mức chi phí sản xuất chung được lập chung mà không có sự tách biệt riêng cho định phí và biến phí.
2.2.2.2 Lập dự toán chi phí sản xuất
Dự toán chi phí của công ty được lập dựa trên quy cách, phẩm chất của sản phẩm cần sản xuất và các định mức chi phí sản xuất Công ty đã xây dựng thì trước khi tiến hành sản xuất một đơn đặt hàng, một mã sản phẩm Phòng tài
chính kế toán tiến hành lập dự toán chi phí sản xuất cho đơn hàng hoặc mã sản phẩm đó.
Trong thời gian nghiên cứu tháng 10 năm 2014 tại Công ty sản xuất hai sản phẩm là Đinh 4.0mmx400, Đinh 4.5mmx500 được đưa vào từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 1 thì hoàn thành. Dự toán chi phí sản xuất của hai loại sản phẩm này như sau:
Bảng 2.02: Dự toán chi phí sản xuất
Công ty TNHH KPF Việt Nam
Lô XN2, KCN Đại AN, Lai Cách, Cẩm Giàng, Hải Dương
DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Tháng 10/2014
STT Khoản mục chi phí Tên sản phẩm
Đinh 4.0mmx400 Đinh 4.5mmx500 1 Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp 20.630.000 21.650.000
2 Chi phí nhân công trực tiếp 126.524,7 131.430,9
3 Chi phí sản xuất chung 51.721 52.978
4 Giá thành đơn vị 20.808.245,8 21.834.408,9
5 Số lượng sản phẩm 5.600 5.500
6 Giá thành toàn mã sản phẩm 116.526.176.480 120.089.248.950
(Nguồn: Phòng kế toán - Công ty TNHH KPF Việt Nam)
2.2.3. Kế toán xác định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Công ty TNHH KPF Việt Nam tổ chức sản xuất theo các phân xưởng khác nhau mỗi phân xưởng sản xuất một công đoạn nhất định. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là quy trình công nghệ kiểu chế biến phức tạp, liên tục khép kín từ đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khâu nhập kho thành phẩm. Vì vậy, Công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng mã sản phẩm.
Kỳ tính giá thành sản phẩm là theo tháng. Khi mã sản phẩm được sản xuất hoàn thành thì kế toán sẽ tập hợp toàn bộ các chứng từ tài liệu liên quan
đến tính giá thành sản phẩm của từng mã sản phẩm hoàn thành. Vậy mô hình kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là theo chi phí thực tế phát sinh liên quan đến sản phẩm sản xuất ra.
a) Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đượckế toán tập hợp trực tiếp cho từng mã hàng.Khi hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng các chứng từ: Phiếu xuất kho đối với trường hợp xuất từ kho ra, Hóa đơn giá trị gia tăng đối với trường hợp mua về chuyển thẳng cho sản xuất và các chứng từ khác có liên quan. Tổng hợp và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng mã sản phẩm. Danh mục mã sản phẩm (phụ lục 2.05).
Khi có nhu cầu về nguyên vật liệu sản xuất, Phòng kỹ thuật sản xuất căn cứ vào số lượng hàng hóa cần sản xuất xem xét đối chiếu với số lượng nguyên vật liệu cần thiết trong định mức và số tồn trong kho tiến hành lập Lệnh xuất kho có ghi rõ đối tượng sử dụng.
Căn cứ vào các thông tin, dữ liệu trên Lệnh xuất kho kế toán nhập dữ liệu vào Phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán. Do Công ty thực hiện tính giá vật tư xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền nên cột đơn giá để trống. Sau đó kế toán thực hiện các thao tác để có thể in ngay ra Phiếu xuất kho và toàn bộ dữ liệu được đã cập nhật chuyển vào các sổ sách liên quan như: Bảng kê xuất, Sổ Nhật ký chung, Sổ Chi tiết TK 621 (phụ lục 2.06, phụ lục 2.07)
b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương phải trả công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.
Hiện tại ở Công ty TNHH KPF Việt Nam áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Mức lương được trả theo hợp đồng lao động kí giữa Ban lãnh
đạo công ty và người lao động, mức lương theo thỏa thuận, tùy vào vị trí công việc và năng lực làm việc của từng cá nhân. Ngoài ra, người lao động còn có thêm phụ cấp xăng xe, nhà ở, chuyên cần….Đối với cán bộ quản lý còn có thêm phụ cấp trách nhiệm để nâng cao chất lượng quản lý.
Ngoài tiền lương, tiền thưởng người lao động trong Công ty khi hết thời gian thử việc và chuyển sang ký hợp đồng lao động với Công ty thì được hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của Nhà nước. Đối với các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) tại công ty được thực hiện đúng chế độ quy định.
Trong đó mức lương cơ bản để trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là 3.200.000 đồng đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Cơ sở để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội,… và hợp đồng lao động kí với công nhân trực tiếp sản xuất để xác định mức lương và các khoản phải trả theo lương mà công ty phải trả.
Để ghi chép và phản ánh tập hợp chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, được mở chi tiết theo từng phân xưởng như sau:
TK 6221 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng kéo; TK 6222 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng dập; TK 6223 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng cán ren; TK 6224 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng nhiệt luyện; TK 6225 - Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng mạ nhúng.
Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán Công ty tập hợp chung theo phân xưởng sau đó cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mã sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo công thức sau:
Chi phí NCTT phân bổ cho từng mã sản phẩm
= Tổng chi phí NC TT của
phân xưởng Tổng chi phí NVLTT SXSP Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của bộ phận sản xuất (phụ lục 2.08)kế toán tính ra tiền lương phải trả và các khoản thanh toán theo lương hàng tháng cho công nhân tại phân xưởng sản xuất trên bảng thanh toán tiền lương công nhân sản xuất (phụ lục 2.09).Sau khi cập nhật dữ liệu vào phần mềm kế toán có thể in ra sổ chi tiết TK 622 mở chi tiết theo phân xưởng (phụ lục 2.10) và các sổ kế toán các tài khoản có liên quan.
Ví dụ: Theo số liệu tháng 10/2014 trên sổ kế toán chi tiết TK 6222 – Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng dập có tổng chi phí nhân công trực tiếp là: 247.882.000 đồng. Trong tháng 01/2015 Công ty chỉ sản xuất hai loại sản phẩm là Đinh 4.0mmx400 và Đinh 4.5mmx500. Cuối tháng kế toán Công ty tiến hành phân bổ cho các mã sản phẩm sản xuất trong tháng như sau:
Chi phí NCTT phân bổ cho Đinh 4.0mmx400 = 247.882.000 X 114.320.963.735 230.953.112.496 = 122.700.702, 43 (đồng) Chi phí NCTT phân bổ cho Đinh 4.5mmx500 = 247.882.000 X 116.632.148.761 230.953.112.496 = 125.181.297,57(đồng)
Kết quả tính toán được thể hiện trên “Bảng phân bổ tiền lương theo mã hàng” (phụ lục 2.11)
c) Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng sản xuất, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
Công ty tập hợp chi phí sản xuất chungtập hợp theo từng phân xưởng sản xuất. TK 627 – Chi phí sản xuất chung được mở chi tiết theo khoản mục chi phí.
Cụ thể:
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Cụ thể: TK 62711 – Chi phí nhân viên phân xưởng kéo; TK 62712 – Chi phí nhân viên phân xưởng dập; TK 62713 – Chi phí nhân viên phân xưởng cán ren; TK 62714 – Chi phí nhân viên phân xưởng nhiệt luyện; TK 62715 – Chi phí nhân viên phân xưởng mạ nhúng. TK 62716 – Chi phí nhân viên bộ phận xử lý nước thải TK 6272 – Chi phí vật liệu chung
TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền.
Các tài khoản này cũng được mở chi tiết như TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.
Chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp cho từng phân xưởng và sau đó được phân bổ cho từng mã sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí này được tập hợp trên TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm, sổ chi tiết TK 627 (phụ lục 2.12) kế toán tiến hành phân bổ cho từng mã sản phẩm.
Chi phí vật liệu chung, chi phí công cụ dụng cụ được tập hợp theo từng phân xưởng. Chi phí nguyên vật liệuchung, chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất được tập hợp trên sổ chi tiết TK 6272 – Chi phí vật liệu (phụ lục 2.13); TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ (phụ lục 2.14). Sau đó tiến hành phân bổ chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ cho từng mã sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và thực hiện theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013.
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định được xác định như sau: Mức trích khấu hao
trung bình hàng năm =
Nguyên giá tài sản cố định Thời gian sử dụng
Do đơn vị tiến hành tập hợp chi phí theotháng nên mức trích khấu hao trung bình hàng tháng là: Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = Mức trích khấu hao trung bình hàng năm 12
Căn cứ vào các chứng từ về TSCĐ trong tháng được nhập vào phần mềm, kết hợp với các TSCĐ đang sử dụng, cuối tháng kế toán TSCĐ thực hiện thao tác tính khấu hao TSCĐ, toàn bộ số khấu hao dùng cho sản xuất được hạch toán vào TK627, chi tiết TK6274 (phụ lục 2.15)
Các khoản mục chi phí chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty: Chi phí dịch vụ mua ngoài là những khoản chi phí mà đơn vị phải trả khi sử dụng các dịch vụ do bên ngoài cung cấp như: chi trả tiền điện, nước, điện thoại… khi có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ kế toán cập nhật vào phần mềm.Chi phí này được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí khác bằng tiền của Công ty: Tập hợp các chi phí khác bằng tiền chi ra như: chi phí chi trả lãi tiền vay, chi khác và có tính thu hồi phế liệu làm giảm chi phí… Khi phát sinh chi phí kế toán nhập dữ liệu vào Phân hệ Quản