7. Kết cấu của luận văn
1.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành
Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu cầu và trình độ quản lý, trình độ kế toán của từng doanh nghiệp, kế toán áp dụng các phương pháp tính giá thành cụ thể để tính ra giá thành của sản phẩm hoàn thành trên cơ sở các chi phí sản xuất đã tập hợp được và giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành trong các doanh nghiệp sản xuất có hai phương pháp là: phương pháp cơ bản và phương pháp phân bước.
a) Phương pháp tính giá thành cơ bản
Trong phương pháp tính giá thành cơ bản bao gồm các phương pháp sau: (1) Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được áp dụng trong cácdoanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thànhtrong kỳ = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm =
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
(2) Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng thời nhiều loại sản phẩm chính mà không thể tổ chức theo dõi chi tiết theo từng loại sản phẩm.
Do vậy, để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính cần quy đổi các sản phẩm chính khác nhau về cùng một loại sản phẩm gọi là sản phẩm gốc theo hệ số quy đổi.Từtổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0i) =
Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Tổng số sản phẩm gốc (Q0) Giá thành đơn vị sản phẩm i (Zi) = Giá thành đơn vị sản phẩm gốc (Z0i) x Hệ số quy đổi sản phẩm i (Hi) Trong đó: Q0 = ∑Qi x Hi
Và Qi là số lượng sản phẩm i (chưa quy đổi). Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
(3) Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Trong trường hợp quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu chính,kết thúc tạo ra nhiều loại nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa các loại sản phẩm chính lại không xác lập một hệ số quy đổi.Vì vậy để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch.
Trình tự tính giá thành được thực hiện theo 4 bước:
- Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất toàn quy trình sản xuất, tính chi phí sản xuất của các nhóm sản phẩm đã hoàn thành;
- Bước 2: Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành; - Bước 3: Xác định tỷ lệ tính giá thành; - Bước 4: Xác định giá thành từng nhóm sản phẩm. Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại =
Giá thành kế hoạch hoặc định mức đơn vị thực tế
từng loại sản phẩm
X
Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch hoặc định mức của tất cả
các loại sản phẩm
b) Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này được sử dụng khi quy trình công nghệ sản xuất trong những doanh nghiệp có đặc điểm là từ khi đưa nguyên liệu, vật liệu chính cho đến khi tạo ra thành phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, kết thúc mỗi giai đoạn công nghệ tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến.
Giả sử một quy trình sản xuất chế biến liên tục gồm n giai đoạn, có thể mô tả quá trình kết chuyển chi phí trên phụ lục 1.05
Trình tự tính giá thành: (ZNi: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn i) - Giai đoạn 1:
Nửa thành phẩm giai đoạn 1 được sử dụng chủ yếu là chuyển sang giai đoạn 2tiếp tục chế biến, ngoài ra có thể bán nửa thành phẩm ra ngoài hay nhập kho nửa thành phẩm
- Giai đoạn 2: Nhận nửa thành phẩm giai đoạn 1 chuyển sang để tiếp tục chế biến tạo ra nửa thành phẩm giai đoạn 2:
Trong đó: : là chi phí chế biến của giai đoạn 2
Mỗi sản phẩm của giai đoạn 2 được kết tinh gồm 2 bộ phận chi phí: - Chi phí giai đoạn trước chuyển sang (giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang): đây là bộ phận chi phí bỏ vào từ đầu quy trình của từng giai đoạn công nghệ.
- Chi phí chế biến của giai đoạn 2: đây là bộ phận chi phí bỏ vào theo mức độ chế biến gia công.Tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng, sẽ tính được giá thành thành phẩm:
Chi phí giai đoạn trước kết chuyển một cách tuần tự sang giai đoạn sau, có thể kết chuyển tuần tự từng khoản mục, hoặc kết chuyển tuần tự tổng hợp. Để phục vụ lập báo cáo sản xuất người ta thực hiện kết chuyển tuần tự tổng hợp.Để quản lý, phân tích chi phí người ta thường thực hiện kết chuyển tuần tự từng khoản mục chi phí.Vì vậy phương pháp tính giá thành phân bước có
tính giá thành nửa thành phẩm còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí.
(2)Tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xác định được chi phí sản xuất củatừng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm cuối cùng theo từng khoản mục chi phí, sau đó tổng cộng song song từng khoản mục chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giá thành thành phẩm sẽ được giá thành của thành phẩm. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển chi phí song song. Trình tự tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm thể hiện trên phụ lục 1.06
Trình tự tính toán:
Trong đó:
: Là chi phí giai đoạn công nghệ i tính trong giá thành thành phẩm : Chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí phát sinh trong kỳ của giai đoạn công nghệ i
: Khối lượng sản phẩm mà giai đoạn i đầu tư chi phí (trường hợp
không có sản phẩm dở đầu kỳ thì )
: Khối lượng thành phẩm đã quy đổi về nửa thành phẩm giai đoạn i