L ỜI CẢM ƠN
2.1.3 Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa
Phạm vi hoạt động của dịch vụ giao nhận hàng hóa ngày càng được mở rộng khi khái niệm của “dịch vụ giao nhận” được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Trừkhi người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn tham gia vào bất kỳ khâu hay thủ tục nào trong quá trình giao nhận, ngoài ra thì người giao nhận sẽ thay mặt người gửi hàng (hay người nhận hàng) lo liệu mọi quá trình chuyển hàng hóa từ tay người gửi đến tay người nhận hàng cuối cùng. Thông
SVTT: Huỳnh Mỹ Nhung 32 thường, người giao nhận có thể trực tiếp hoàn thành các công việc dịch vụđó một cách trực tiếp hoặc ủy thác cho người thứba hay đại lý thực hiện.
Những dịch vụmà người giao nhận có thểđảm nhiệm
• Đại diện cho người xuất khẩu:
Theo chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ làm các công việc sau đây: - Lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chởđã chọn.
- Nhận hàng, thiết lập và cung cấp những chứng từ cần thiết như giấy chứng
nhận nhận hàng của người giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận… - Đặt/ thuê địa điểm đểđóng hàng theo yêu cầu của người vận tải.
- Đóng gói hàng hóa (trừ khi việc này do người gửi hàng làm trước khi giao hàng cho người giao nhận).
- Nghiên cứu các điều kiện của thư tín dụng (L/C) và các văn bản luật pháp của chính phủliên quan đến vận chuyển hàng hóa của nước xuất khẩu, kể cả quốc gia chuyển tải (transit) hàng hóa, cũng như chuẩn bị các chứng từ cần thiết.
- Tư vấn cho người xuất khẩu về tầm quan trọng của bảo hiểm hàng hóa (nếu được yêu cầu).
- Chuẩn bị kho bảo quản hàng hóa, cân đo hàng hóa (nếu cần).
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, thực hiện các thủ tục về lệ phí của khu vực giám sát hải quan, cảng vụvà giao hàng cho người vận tải.
- Thực hiện việc giao dịch ngoại hối (nếu có).
- Thanh toán phí và những chi phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã kí từngười vận tải, sau đó giao cho người xuất khẩu.
SVTT: Huỳnh Mỹ Nhung 33
- Giám sát việc vận tải hàng hóa trên đường gửi tới người nhận hàng thông qua
những mối liên hệ với người chuyên chở và đại lý của người giao nhận ở nước ngoài. - Ghi chú về những mất mát, tổn thất đối với hàng hóa (nếu có).
- Giúp người xuất khẩu trong việc khiếu nại đối với những hư hỏng, mất mát hay tổn thất của hàng hóa.
• Đại diện cho người nhập khẩu:
Theo những chỉ dẫn của khách hàng, người giao nhận sẽ:
- Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa trong trường hợp người nhập khẩu chịu trách nhiệm về chi phí vận chuyển.
- Nhận và kiểm tra các chứng từliên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa, quan trọng nhất là vận đơn.
- Nhận hàng từngười vận tải nếu cần thì thanh toán cước.
- Chuẩn bị các chứng từ và nộp các lệ phí giám sát hải quan, cũng như các lệ phí khác có liên quan.
- Chuẩn bị kho hàng chuyển tải (nếu cần thiết).
- Giao hàng hóa cho người nhập khẩu.
- Giúp người nhập khẩu trong việc khiếu nại đối với những tổn thất, mất mát của hàng hóa.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hóa nếu hai bên
có hợp đồng.
• Các dịch vụ khác:
Ngoài các dịch vụ kể trên, tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng, người giao nhận có thể làm những dịch vụ khác nảy sinh trong quá trình chuyên chở và cả những dịch vụ đặc biệt như gom hàng, dịch vụ liên quan đến hàng công trình, công trình chìa khóa trao tay ….Người giao nhận cũng có thể thông báo cho khách hàng của mình về nhu cầu tiêu dùng, tư vấn cho
SVTT: Huỳnh Mỹ Nhung 34 khách hàng về thị trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điều kiện giao hàng phù hợp, những điều khoản cần đưa vào hợp đồng mua bán ngoại thương, tóm lại là tất cả những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh của khách hàng, cho dù khách hàng có yêu cầu hay không.
Ngoài ra, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu của chủ hàng như vận chuyển máy móc thiết bị cho công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn treo trong các container đến thẳng các cửa hàng, vận chuyển hàng triển lãm ra nước ngoài… Giao nhận hàng hóa đặc biệt khác giao nhận hàng hóa thông thường ở chỗ công việc
này đòi hỏi người giao nhận phải có thêm các thiết bị chuyên dùng, đồng thời cũng yêu cầu
người giao nhận phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững chắc.
2.1.4 Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế.