Xu hướng sử dụng mạng xã hội trong quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp hiện nay

Một phần của tài liệu THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội (Trang 37 - 41)

hiện nay

Trước đây, các ấn phẩm in (Print & Ads) luôn là công cụ quảng bá đầu tiên của mỗi bộ phim, từ tờ rơi, poster phim đặt trong rạp chiếu phim, biển quảng cáo ngoài trời cho đến poster phim trên màn hình ti vi trong thang máy các tịa nhà. Ngày nay, các nhà sản xuất và phát hành phim còn chú trọng đến việc thiết kế những booth phim đẹp mắt, cầu kỳ với khung cảnh, hình ảnh nhân vật trong phim có kích cỡ như người thật, được đặt tại các điểm công cộng hoặc trong rạp chiếu phim nhằm thu hút khán giả đến chụp ảnh và chia sẻ những hình ảnh này với bạn bè.

Mỗi một bộ phim ra mắt sẽ tốn giấy mực của hàng chục, hàng trăm tờ báo, từ báo in, báo mạng cho đến truyền hình đều bám sát thơng tin của đồn làm phim. Đơn cử như bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, chỉ cần một cú nhấp chuột có thể tìm thấy hàng trăm bài viết trên khắp các mặt báo: Trailer phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” gây sốt (Người lao động), Tình anh em và rung động đầu đời trong "Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh"

(Kênh 14), Sao nhí 'Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' 'đốn tim' khán giả (Vietnamnet), Kinh phí 'Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh' gần 20 tỷ đồng

(Vnexpress), Ngây ngất cảnh sắc Phú Yên trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Tuổi trẻ), “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thắng lớn ở Liên hoan phim 19 (Lao động)…

Không chỉ dừng lại ở đó, hình thức quảng bá phim Việt Nam của các hãng phim tư nhân ngày càng mới lạ, đa dạng. Ngày nay, khán giả Việt đã được biết đến những buổi thử vai (casting) rầm rộ, những buổi tiệc khoe phim (showcase) sang trọng, những đêm nhạc trình diễn các bài hát trong phim, các chuyến giao lưu với diễn viên, đạo diễn ở nhiều tỉnh thành (cinetour), họp báo nhiều lần trước khi ra phim, các buổi Tiệc đóng máy, tiệc cảm ơn (Thanks Party)…

Một hình thức quảng bá mới khá tốn kém được các nhà làm phim gần đây áp dụng là tổ chức đêm nhạc điện ảnh. “Hương Ga” là phim Việt đầu tiên tổ chức hình thức này với chuỗi chương trình Hương Ga DJ Party trong ba đêm tại TP HCM, Cần Thơ và Đà Nẵng. Chỉ cần giữ cuống vé xem phim, khán giả có thể tham dự chương trình để nghe những bài hát của phim và xem ê kíp tái hiện lại những cảnh hành động đặc sắc trong phim. Một đêm diễn như vậy, Hương Ga DJ Party thu hút đến gần 8,000 khán giả. Phim “Truy sát” cũng thực hiện đêm nhạc tại sân vận động Hoa Lư (TP Hồ Chí Minh) với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, diễn viên nổi tiếng.

Với những phim có phần âm nhạc đặc sắc như “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Em là bà nội của anh”, “Truy sát” các nhà làm phim còn tung ra MV ca nhạc, phát hành album, đĩa nhạc. Trong khi đó hình thức cinetour – đưa diễn viên, đạo diễn đến từng cụm rạp để chụp ảnh giao lưu, phỏng vấn, cảm ơn người hâm mộ, thậm chí ngồi xem cùng khán giả là hình thức hầu như phim Việt nào hiện nay cũng sử dụng.

Hiện tại, các bộ phim Việt hầu hết đều sử dụng mạng xã hội như một kênh truyền thông tiếp thị phim quan trọng và hữu hiệu. Các trailer phim, nhạc phim đều được tung lên Youtube và chia sẻ rộng rãi trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng để mang đến cái nhìn đầu tiên cho khán giả về sự xuất hiện của phim. Ví dụ phim bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” tung ra hai trailer hé lộ cảnh quay đẹp, gây sốt với khán giả. Teaser trailer trên Youtube sở hữu 836.260 lượt xem, 5364k lượt thích cịn Official Trailer thu hút 1,541,510 lượt xem, 5484 lượt like. Trong khi đó, nhạc phim “Tơi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” do ca sĩ trẻ Ái Phương thể hiện, cũng có 1.520.685 lượt xem trên youtube và 4464 lượt yêu thích.

Ngày này bộ phim điện ảnh nào ra mắt cũng sở hữu cho mình một trang fanpage riêng trên Facebook để cập nhật mọi thông tin về phim. Phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ ra mắt tháng 11 năm 2015 có fanpage lên tới 118,712 fans. Phim “Sút” của đạo diễn Việt Max ra mắt vào tháng 11 năm 2016 sở hữu fanpage Sút Movie với 75,696 người theo dõi; bộ phim “Chạy đi rồi tính” của bộ đơi đạo diễn Bảo Nhân và Nam Cito phát hành tháng 12 năm 2016 sở hữu fanpage với 119,659 người yêu thích…

Nếu như fanpage chính thức của phim là kênh thơng tin xun suốt cung cấp cho khán giả mọi hoạt động của đoàn làm phim từ khi bấm máy quay cho đến khi phim ra mắt khán giả, thì có một kênh quan trọng không kém, đặc biệt phát huy tác dụng khi phim chuẩn bị ra rạp, đó chính là fanpage của các rạp chiếu phim. Tính đến cuối năm 2016, theo báo cáo từ Galaxy Cinema, thị trường rạp chiếu phim Việt Nam chịu sự chi phối của các tên tuổi như CGV, Lotte, Galaxy, BHD, Platinum… Mỗi hệ thống rạp này lại sở hữu riêng một fanpage với quy mô và đầu tư nghiêm túc. Fanpage của rạp chiếu phim CGV – hệ thống rạp chiếu phim vốn đầu tư Hàn Quốc, chiếm 42,7% thị phần rạp chiếu phim tại Việt Nam – có đến 2,504,494 người u thích. Trung

bình một bài post trên fanpage CGV có thu được hơn 1000 like. Fanpage của rạp chiếu phim Lotte – cụm rạp chiếm 18,37% thị phần rạp chiếu phim tại Việt Nam có 999,264 người like, trung bình một bài post trên fanpage Lotte Cinema có trên 300 like. Đây chính là một trong những kênh quảng bá mạnh mẽ, khi có đến 64,7% người khảo sát cho biết họ biết đến thông tin về phim qua các fanpage rạp chiếu phim. Doanh thu của rạp chiếu phim phụ thuộc rất nhiều vào số lượng vé bán ra, vì thế việc quảng bá, giới thiệu các phim sắp chiếu là công việc không thể thiếu của các cụm rạp. Bên cạnh nhận thơng tin, hình ảnh, video được thiết kế, chuẩn bị sẵn của các nhà sản xuất, nhà phát hành phim, đội ngũ quản trị viên của các fanpage rạp chiếu phim cũng đầu tư sáng tạo những nội dung hấp dẫn để thu hút tương tác của người dùng Internet.

Khơng chỉ dừng lại ở đó, các nhà phát hành phim Việt còn thường xuyên sử dụng các KOLs (người nổi tiếng) hoặc các fanpage cộng đồng để đưa ra nhận định, nhận xét và giới thiệu phim ảnh đến người hâm mộ. Các cuộc “khẩu chiến”, “bút chiến” trên mạng xã hội của những người có ảnh

hưởng đến số đông sẽ càng làm công chúng quan tâm hơn đến bộ phim được nhắc tới. Ví dụ blogger Nguyễn Ngọc Long có bài viết trên facebook cá nhân chê thậm tệ: “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” nhạt như nước ốc! Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Thạch - người có rất nhiều bài nhận xét phim được khán giả thanh thiếu niên u thích lại đưa ra bài “Có 5 lý do khơng nên coi Tôi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh”, Nhà báo Nguyễn Ngọc Thuần, công tác tại báo Tuổi

trẻ: "Tôi thấy hoa vàng... kêu thất kinh”… Trong khi bộ phim được báo giới ca ngợi thì những ý kiến trái chiều như này sẽ khiến đơng đảo cơng chúng quan tâm, bình luận, tranh cãi kéo dài khiến bộ phim ngày càng có sức lan tỏa hơn.

Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook đã trở thành một kênh thơng tin nhanh chóng, kịp thời cho những nhà làm phim Việt Nam nhanh nhạy bắt kịp xu thế. Thơng qua Facebook các nhà phát hành có thể tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng một cách trực tiếp nhất, thu hút sự quan tâm của họ, khiến họ yêu mến bộ phim và lôi kéo họ tới rạp.

Một phần của tài liệu THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w