Sử dụng đa dạng các nền tảng mạng xã hội khác để quảng bá phim

Một phần của tài liệu THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội (Trang 104 - 109)

phim

Hiện nay ở Việt Nam, Facebook được sử dùng nhiều nhất và gần như là sự lựa chọn duy nhất về mạng xã hội của các nhà phát hành phim Việt. Các quản trị viên cũng mới chỉ sử dụng các tính năng thơng dụng của Facebook như chia sẻ ảnh, video, link các bài báo, lịch chiếu hoặc livestream. Chưa có Fanpage nào có các ứng dụng (apps) liên kết như đặt vé dù điều này khá đơn giản, chỉ cần tích hợp app 123phim vào với Facebook, khách hàng đã có thể đặt vé trên rất nhiều rạp chiếu như CGV, Galaxy, BHD, Cinestar.

Các trò chơi, ứng dụng game “ăn theo” phim cũng là một kênh tiếp cận thú vị đối với các bộ phim, tuy nhiên chưa từng có ở Việt Nam. Với các apps

game trên nền tảng điện thoại đơn giản, chỉ cần thay hình nhân vật trong game bằng tạo hình các diễn viên trong phim, nhà phát hành đã có thể quảng bá rộng rãi hơn đến các game thủ, những người rảnh rỗi thích chơi game trên di động. Phần thưởng cho những trị chơi này có thể là những chiếc vé xem phim miễn phí. Nếu trị chơi đủ thú vị, nó sẽ vẫn được chơi ngay cả khi phim đã ngừng chiếu, khiến cho sức sống của phim được tồn tại lâu hơn.

Mạng xã hội Youtube chỉ được sử dụng như một kênh chia sẻ các video trailer, và hầu như khơng có sự tương tác với cơng chúng trên kênh này. Ví dụ như phim Tấm Cám, khơng có kênh riêng trên Youtube mà trailer được tung ra bởi tài khoản BHD Movies – đơn vị phát hành, còn nhạc phim lại được phát hành bởi tài khoản của công ty sản xuất VAA. Mọi bình luận của khán giả khơng có sự kiểm sốt hay trả lời.

Còn mạng xã hội ảnh Instagram hiện tại theo khảo sát của tác giả, mới chỉ có bộ phim Tấm Cám có tài khoản với 103 bài viết, thu hút 2,221 người theo dõi. Twitter, Snapchat, Tinder… còn khá xa lạ ở Việt Nam trong khi ở nước ngoài những mạng xã hội này đã vô cùng thông dụng.

Zalo là 1 phần mềm cho cho phép chát, nhắn tin, gọi điện miễn phí. Nó cịn là 1 mạng xã hội thân thiện với người dùng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Zalo được phát triển bởi tập đoàn game VNG - một tập đồn game của người Việt. Vì vậy, từ giao diện đến từ ngữ, các chức năng đều rất sát với cuộc sống hàng ngày, đều gắn liền với văn hóa ngơn ngữ Việt. Cũng giống như facebook hay nhiều mạng xã hội khác, trong zalo có thể lập được page (trang) để phục mục đích kinh doanh, quảng bá. Hiện theo khảo sát của tác giả, mới chỉ có các rạp chiếu phim như CGV, BHD Star có trang trên zalo, cịn chưa có một bộ phim nào được xây dựng trang riêng trên Zalo. Đây là một kênh truyền thơng nhanh chóng, tiếp cận thẳng với khách hàng sử dụng

điện thoại thơng minh, vì thế nếu bỏ qua kênh này sẽ là một điều rất đáng tiếc với các bộ phim Việt Nam.

Nói tóm lại, nếu khơng hịa theo xu hướng chung về việc tiếp cận các kênh mạng xã hội mới của thế giới, Việt Nam sẽ trở nên tụt hậu và mất cơ hội quảng bá các bộ phim của mình ra nước ngồi.

Tiểu kết chương 3:

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội thì khơng một thương hiệu, một sản phẩm nào nói chung, và một bộ phim nào nói riêng, có thể bỏ qua kênh thông tin truyền thông hiệu quả này. Thực tế đã cho thấy, rất nhiều bộ phim cả nước ngoài lẫn trong nước thu hút được chú ý của công chúng và đạt doanh thu lớn nhờ quảng bá mạnh mẽ thơng qua các mạng xã hội, trong đó có Facebook.

Từ thực tế của các bộ phim đình đám tại Việt Nam và những bài học kinh nghiệm trong việc ứng dụng truyền thơng mạng xã hội tại nước ngồi, tác giả luận văn đã đúc rút và đề xuất ra một số giải pháp cụ thể mà những người làm truyền thông điện ảnh có thể áp dụng để tạo ra những chiến dịch truyền thông bài bản và gây được sự chú ý của đơng đảo cơng chúng.

Các nhóm giải pháp, đề xuất mà tác giả đưa ra có liên hệ mật thiết và hỗ trợ với nhau, đầu tiên là yếu tố con người – quản trị viên của kênh mạng xã hội cần phải khơng ngừng học hỏi, nâng cao trình độ để có thể nắm bắt mọi thay đổi cập nhật của Facebook, cần có chiến lược và chiến dịch truyền thơng theo lịch trình, tiến độ vạch sẵn chứ khơng thể tự phát; tiếp theo cần phải nghiên cứu tiếp cận thêm các mạng xã hội khác ngồi Facebook để truyền thơng được đa dạng hơn, hiệu quả hơn; ngân sách quảng cáo cũng cần được lên kế hoạch chi tiết và có sự đầu tư đúng mức. Trong q trình thực hiện truyền thơng cần phải phối hợp đồng bộ và linh hoạt, cần có sự nhìn nhận, đánh giá, giám sát thường xun để có những điều chỉnh phù hợp, kịp thời; từ

đó thu hút được sự chú ý và phản hồi tích cực của công chúng, tăng độ phủ về thương hiệu, tăng doanh thu, hạn chế rủi ro và khủng hoảng truyền thông.

KẾT LUẬN

Những con số đó góp phần khẳng định truyền thơng, quảng bá sản phẩm, thương hiệu qua mạng xã hội Facebook đã trở thành một xu thế tất yếu và đúng đắn của các doanh nghiệp hiện nay. Việc tiếp cận, tác động trực tiếp và nhanh chóng nhận lại được phản hồi của công chúng đã khiến thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và đối tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh các phương tiện truyền thơng truyền thống thì chắc chắn rằng, truyền thơng xã hội, ứng dụng các loại hình truyền thơng mới sẽ vẫn là xu hướng chiếm ưu thế trong tương lai.

Với việc khảo sát thực trạng sử dụng Facebook để quảng bá của ba bộ phim Việt Nam “Tấm Cám: Chuyện Chưa kể”, “Vệ Sĩ Sài Gòn”, “Em chưa 18”, tác giả luận văn đã khái quát hóa được một số ưu điểm, nhược điểm của các trang fanpage chính thức, mà từ đó dẫn đến những thành công hay hạn

chế của bộ phim. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những thách thức và yêu cầu đối với đội ngũ làm truyền thông trên mạng xã hội, đúc kết một số bài học kinh nghiệm đắt giá từ những bộ phim thành cơng của nước ngồi, đề xuất những giải pháp và kiến nghị để áp dụng một cách bài bản vào các chiến dịch truyền thông phim ảnh trong thời gian tới.

Luận văn “Quảng bá phim Việt Nam chiếu rạp trên mạng xã hội” là một đề tài mang tính ứng dụng cao trong giai đoạn hiện nay, khi nền điện ảnh nước nhà bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc bằng việc hàng loạt phim Việt được phát hành mỗi năm, với số vốn đầu tư lớn, nhưng những phim đạt doanh thu cao và được cơng chúng đón nhận chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bên cạnh vấn đề về nội dung và kịch bản thì rõ ràng truyền thơng cũng góp phần rất lớn tạo nên thành công hay thất bại cho bộ phim. Thông qua những khảo sát, phân tích, đánh giá cụ thể trên đây tác giả mong muốn xây dựng một tài liệu có hệ thống về hình thức quảng bá phim ảnh trên mạng xã hội – một hình thức tuy khơng xa lạ nhưng để áp dụng thành cơng cịn chưa dễ dàng. Đồng thời, thơng qua những bài học kinh nghiệm của các nhà sản xuất, hãng phát hành phim lớn ở nước ngồi, luận văn cịn đưa ra những xu hướng phát triển truyền thông trên mạng xã hội tại Việt Nam trong thời gian tiếp theo sao cho phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Hi vọng rằng những phát hiện, tổng kết trong luận văn này sẽ trở thành tài liệu tham khảo có ích cho các bộ phận truyền thơng, PR của các nhà phát hành phim Việt Nam, để các hoạt động truyền thông quảng bá của các phim Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm và phản hồi tốt từ công chúng yêu điện ảnh.

Một phần của tài liệu THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w