Giải pháp tăng cường quảng bá phim trên mạng xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội (Trang 94 - 101)

Nam

Thời điểm bắt đầu xây dựng fanpage cho một dự án phim: Thời điểm lý

tưởng để bắt đầu xây dựng fanpage cho một dự án phim là ngay khi phim chính thức đạt được thỏa thuận giữa nhà đầu tư, nhà sản xuất và phát hành để chuẩn bị bấm máy. Lúc này khi phim công bố casting (tuyển chọn diễn viên) sẽ là một thời điểm thu hút lượng người theo dõi fanpage một cách khá dễ dàng do những bạn trẻ có mong muốn trở thành diễn viên sẽ tích cực theo dõi và tương tác với fanpage. Sau đó khi cơng bố dàn diễn viên chính, fanpage sẽ thu hút thêm nhiều người theo dõi là fan của những diễn viên này.

Phát triển quy mô ảnh hưởng của fanpage: Quy mô của một fanpage,

trước tiên được đánh giá bởi lượng người yêu thích, sau đó đến lượng tương tác với mỗi bài viết trên trang. Càng nhiều người yêu thích và tương tác với bài viết, sẽ càng có nhiều người tiếp cận, biết đến hình ảnh, nội dung của thương hiệu và sản phẩm. Với một fanpage mới thành lập, trước hết quản trị viên nên tận dụng chức năng “Invite/suggest” (mời bạn bè thích trang) của Facebook. Bên cạnh việc mời bạn bè, nhân viên của cơng ty thích trang và chia sẻ, giới thiệu trang cho những người xung quanh thì với một fanpage về phim ảnh, quản trị viên hãy đề nghị các diễn viên tham gia phim Share (chia sẻ) trang lên fanpage cá nhân của họ. Hãy biến lượng fan của diễn viên thành fan chung của phim. Nếu công ty sở hữu hai đến ba fanpage các phim khác nhau, hãy liên kết chéo bằng cách giới thiệu fan ở các fanpage này tương tác, theo dõi fanpage kia.

Tiếp theo quản trị viên nên thường xuyên tổ chức minigame (sự kiện, cuộc thi nhỏ) với những phần quà như đồ vật có chữ ký diễn viên trong phim, áo phơng có in hình diễn viên, vé xem phim để yêu cầu các thành viên tham gia phải Like bài viết, tag bạn bè vào. Việc này không chỉ tăng lượng tiếp cận

và tương tác cho bài viết, mà sẽ khiến thêm nhiều người chọn theo dõi fanpage.

Bên cạnh đó việc quảng bá thu hút người theo dõi thông qua Facebook Ads (quảng cáo Facebook) cũng giúp quản trị viên nhắm trúng đối tượng mục tiêu: theo độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen tiêu dùng. Trung bình chi phí quảng cáo để thu hút thêm 1 fan vào khoảng 850đ-900đ.

Tần suất đăng bài viết cho fanpage: Tần suất đăng bài tùy thuộc vào

tần suất hoạt động của doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm cũng như dữ liệu mà quản trị viên fanpage sở hữu. Tuy nhiên tần suất bài đăng không nên quá dày đặc sẽ khiến người theo dõi cảm thấy bị làm phiền và nhàm chán khi thông tin hiện ra liên tục trên newsfeed; cũng không nên bỏ ngỏ việc đăng bài quá lâu khiến fanpage rơi vào quên lãng. Theo tác giả luận văn, tần suất đăng bài còn tùy thuộc vào thời điểm phim đang sản xuất đến đâu. Nếu là trong giai đoạn quay phim, hậu kỳ thì khoảng 2-3 bài viết trong thời gian một tuần là hợp lý. Còn trong giai đoạn phim chuẩn bị phát hành cần phải đẩy mạnh sự xuất hiện liên tục thì tần suất khoảng 1-2 bài viết một ngày.

Thời gian đăng bài lý tưởng: Hiện nay ứng dụng Facebook cho phép

quản trị viên xác định được khoảng thời gian mà thành viên hay sử dụng facebook, từ đó quản trị viên có thể tham khảo biểu đồ và lựa chọn đăng bài vào thời gian này để gia tăng tỉ lệ tương tác của thành viên.

Theo tư vấn của Chuyên gia tư vấn và đào tạo SEO - Lê Nam – CEO VietMoz: “Rất nhiều người chọn việc bắt đầu một ngày mới bằng việc truy cập các trang mạng xã hội. Nếu các bạn muốn bài viết của bạn ảnh hưởng đến họ ngay từ khoảng thời gian đầu tiên của ngày mới, thì trong khoảng từ 6h đến 9h sáng là thời gian thích hợp nhất.

Đa phần người dùng mạng xã hội đều có thói quen truy cập vào thời gian rảnh rỗi trước hoặc sau bữa trưa. Thời gian tốt nhất để bạn đăng bài và có được một sự chú ý của cộng đồng như mong đợi đó là khoảng từ 12h trưa đến 1h chiều.

Sau nửa ngày làm việc, người dùng cần được nghỉ ngơi và họ sẽ không cịn tập trung vào cơng việc. Và mạng xã hội lúc này đóng vai trị như một máy phục hồi năng lượng cho người dùng. Sau khoảng 10 phút giải lao lướt Facebook trong thời gian từ 2h đến 5h chiều một cách rải rác, họ đã có thể sẵn sàng tiếp tục làm việc.

Sau một ngày làm việc mệt nhoài, người dùng mạng xã hội quay trở về với gia đình và bạn bè. Lúc này họ sẽ ít Online hơn và bớt quan tâm tới Facebook hơn một chút, thay vào đó họ dành thời gian cho các cuộc trò chuyện, đi chơi, ăn nhậu… Phải đến đêm khuya, khi các cuộc vui đã tàn họ bắt đầu quay lại với mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh và giao lưu với bạn bè của mình trên Internet. Thời điểm lý tưởng để post bài lúc này rất đa dạng có thể từ 21h – 23h”.

http://lenam.info/dang-bai-mang-xa-hoi-thoi-gian-nao-tot-nhat-trong- ngay/

Đăng nội dung gì cho fanpage: Quản trị viên cần phân bổ nội dung cho

fanpage một cách hợp lý, có thể phân loại nội dung thành bốn nhóm như sau: - Các hoạt động tương tác: Tạo ra minigame, các cuộc thi; đặt câu hỏi cho

người hâm mộ, yêu cầu người hâm mộ đặt câu hỏi, tạo ra những cuộc thăm dò, đề nghị người hâm mộ đưa ra lời khuyên để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của bạn.

- Người dùng xây dựng nội dung: Ý kiến khách hàng; Hình ảnh của khách hàng với sản phẩm, thương hiệu; Những câu hỏi thường gặp

- Gia tăng nhận thức về sản phẩm dịch vụ: Thông tin cụ thể về sản phẩm, dịch vụ; Hướng dẫn sử dụng sản phẩm, dịch vụ; Những yếu tố nổi bật của dịch vụ và sản phẩm; Tư vấn trực tuyến

- Khuyến mại: các chương trình khuyến mại – giảm giá, Các sự kiện ưu đãi sắp diễn ra

Các nội dung giải trí: Người dùng sử dụng Facebook với mục đích giải

trí, vì thế hãy tạo ra những thơng tin giải trí trong đó khéo léo lồng ghép thông điệp truyền thông của doanh nghiệp, thương hiệu. Nếu nội dung đủ tốt, nó sẽ có tác dụng “viral” khiến fans tự động chia sẻ và giúp fanpage tăng lượng tiếp cận lên rất nhiều. Hiện nay, xu hướng của các fanpage là tạo ảnh chế, ảnh ghép với những nhân vật trong phim với những câu nói hài hước, ngộ nghĩnh. Những bài viết như trên thường thu hút lượt tương tác và chia sẻ khá cao.

Nội dung mang tính thời sự: Mạng xã hội liên tục được người dùng

chia sẻ, bình luận những vấn đề thời sự mới nhất, vì vậy để thu hút sự chú ý và giành được sự đồng cảm của khách hàng, fanpage nên khai thác những chủ đề nóng hổi, cập nhật. Đặc biệt những ngày lễ, hay các dịp đặc biệt càng cần chú trọng tạo ra những nội dung ý nghĩa để người dùng tham gia tương tác, chia sẻ về trang cá nhân, tạo ra những lan truyền tự nhiên.

Hình ảnh của bài viết cần bắt mắt, chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý

của người xem. Hình ảnh đẹp sẽ giúp truyền tải thông điệp và gợi cảm xúc hơn những câu chữ thơng thường. Một hình ảnh đẹp chun nghiệp sẽ làm gia tăng uy tín thương hiệu, sản phẩm. Đồng bộ hóa kích cỡ hình ảnh là 403 x 403 pixel để hiển thị trên timeline. Những hình ảnh lớn có thể giúp mọi người nhìn rõ hơn mọi chi tiết ở trong, tuy nhiên, fans sẽ phải thêm 1 thao tác đó là click vào ảnh để xem toàn bộ, và điều này thực sự thử thách sự kiên nhẫn của họ.

Tối ưu hóa cho thiết bị di động: Nội dung cần phải được tối ưu hóa để

hiện thị tốt trên điện thoại, máy tính bảng: hình ảnh và chữ trên ảnh cần đủ lớn để người xem dễ dàng đọc được trên thiết bị di động.

Kêu gọi sự tham gia của công chúng mục tiêu với những câu hỏi. Mỗi

khách hàng đều muốn được lắng nghe và mong muốn chia sẻ ý kiến riêng của mình đến với fanpage. Bạn hồn tồn có thể hỏi fans những câu hỏi về sản phẩm, nhãn hàng như: Bạn cảm thấy thế nào khi sử dụng Abcxyz? Nếu Abcxyz ra sản phẩm mới, bạn mong muốn sẽ có thêm vị nào?…. Dùng Like, Share như một cách Vote. Hãy đặt ra lựa chọn cho fans như “Nếu thích A thì Like, nếu bạn muốn làm theo A thì share”. Tất nhiên nội dung và hình ảnh nên thật thú vị để khuyến khích fans hành động.

Coi fans là trung tâm: Bên cạnh những thông tin về sản phẩm, thương

hiệu, người quản trị cần lắng nghe và thấu hiểu fans cần gì, quan tâm đến cái gì, nội dung gì mang lại lợi ích cho họ. Vì thế đừng chỉ đầu tư quảng bá nội dung quảng cáo, hãy chia sẻ thơng tin bổ ích, mang đến những phần quà tặng miễn phí để thúc đẩy sự tham gia của mọi cá nhân.

Mọi người ai cũng thích nội dung hoặc hình ảnh của mình được chính nhãn hàng chia sẻ trên fanpage. Sử dụng nội dung của fans thay cho nội dung của nhãn hàng không những tạo được tương tác tới những công chúng mục tiêu đặc thù, mà còn tạo được sự đổi mới cho nội dung của fanpage.

Khơng bỏ qua các bình luận của thành viên: Việc các thành viên có thể

nêu câu hỏi, phản hồi ngay lập tức về thương hiệu, sản phẩm trên mạng xã hội thể hiện tính năng ưu việt của web 2.0. Vì thế, thương hiệu, sản phẩm cần chú ý theo dõi, lắng nghe và trả lời mọi bình luận, thắc mắc của thành viên. Khi quản trị viên chăm sóc, trả lời bày tỏ sự quan tâm đến bình luận của một

thành viên, thơng qua đó cịn cung cấp thêm thơng tin cho những thành viên khác và khẳng định vị thế của một thương hiệu uy tín, ln săn sóc, chú ý đến từng phản hồi của khách hàng, của công chúng.

Đối với các bình luận tiêu cực, người quản trị khơng nên ngay lập tức xóa bỏ mà cần có phản hồi lắng nghe với tinh thần cầu thị, thái độ lịch sự, nhã nhặn để xoa dịu khách hàng và những người quan tâm. Sau đó nếu có thể quản trị viên nên đề nghị khách hàng gửi thông tin riêng để hỗ trợ qua tin nhắn, điện thoại sẽ nhanh chóng giải đáp được thắc mắc và hỗ trợ triệt để hơn. Việc nhanh chóng quan tâm, xử trí mọi bình luận dù khen hay chê sẽ giúp quản trị viên tránh được các cuộc khủng hoảng truyền thơng trên mạng xã hội, góp phần làm đẹp hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm trong mắt công chúng.

Nắm bắt các xu hướng mới: Tại Việt Nam, mặc dù sinh sau đẻ muộn,

nhưng các nhà cung cấp dịch vụ đã nhanh chóng đưa Live Stream trở thành một trong những công cụ truyền thông sự kiện đắc lực dành cho nhiều đối tượng: từ họp báo của nghệ sỹ (Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, 365 Daband, Trung Quân Idol...) cho đến các chương trình âm nhạc của những thương hiệu lớn (Heineken Green Room, H-Artistry, Gala Vietnam Top Hits, Gala Wechoice Awards... )

Các ưu điểm của live-stream đối với hoạt động sự kiện của thương hiệu có thể kể đến ngay như sau: - Chủ động nội dung: nếu như trước đây, các thương hiệu hoàn toàn phải phụ thuộc vào nhà đài để thực hiện một chương trình được phát sóng trực tiếp, thì giờ đây với cơng nghệ live-stream họ hồn tồn có thể làm chủ cuộc chơi: từ thời gian, địa điểm, nội dung chương trình mà khơng phải chạy theo bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào.

- Tiết kiệm chi phí: Sự phát triển của cơng nghệ live-stream đã đem chương

trình đến với người xem chỉ với các yêu cầu về thiết bị tối thiểu nhất (smart- phone và kết nối internet), việc không lệ thuộc vào nhà đài giúp các thương hiệu tối ưu được chi phí thực hiện trực tiếp chương trình.

- Tăng hiệu quả tương tác: trong thời đại Social Media bùng nổ, tương tác trở

thành hoạt động tất yếu với mọi nội dung truyền thông, việc thực hiện trực tiếp bằng live-stream vừa giúp tăng nhận biết về chương trình, đồng thời cũng chính là tạo ra kênh tương tác: kết nối người dùng với thương hiệu & thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

- Khai thác triệt để nội dung: Cùng một nội dung, live-stream hỗ trợ đa dạng

các hoạt động truyền thông của thương hiệu: kết nối với fan thông qua KOLs (người nổi tiếng/ảnh hưởng), mở rộng hình thức tương tác trực tiếp (hashtag, comment, tag...) cũng như lưu trữ và chia sẻ dễ dàng kể cả sau khi chương trình kết thúc.

Xu hướng tương tác với fans thông qua hashtag (#) cũng được các chương trình tận dụng triệt để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thơng tin về chương trình. Khi nhấn vào hashtag, nó giúp người dùng theo dõi một dịng

các sự kiện, có thể là một chương trình TV, một thiên tai (hashtag #Haiti khá phổ biến trong lúc nước này bị động đất), hoặc để theo dõi một ai đó nếu họ có sử dụng hashtag độc đáo của riêng mình (ví dụ như #Tamcam hay #Isaac) Khi một hashtag bất kì trở nên phổ biến, nó có thể thu hút nhiều người dùng hơn cùng thảo luận về các vấn đề có dính dáng đến tag đó.

http://www.younetmedia.com/insights/live-stream-va-ung-dung-vao- truyen-thong-thuong-hieu.html

Một phần của tài liệu THs quan hệ công chúng QUẢNG bá PHIM VIỆT NAM CHIẾU rạp TRÊN MẠNG xã hội (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w