Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh

Một phần của tài liệu PHAN THỊ THANH DUNG - 1706030016 - TCNH K24A (Trang 78 - 81)

Về lợi nhuận, thu phí dịch vụ bán lẻ

Việc tăng trưởng quy mô, doanh số ở các mảng nghiệp vụ kinh doanh bán lẻ có tác động lớn đến mức độ tăng trưởng các chỉ tiêu hiệu quả của Chi nhánh Hà Nội trong thời gian vừa qua. Cụ thể:

Bảng 2.15. Số liệu lợi nhuận, thu phí dịch vụ bán lẻ

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2018 2019 2020

Số dư Số dư % tăng trưởng

2019/2018 Số dư

% tăng trưởng 2020/2019

NII cho vay 1,176 2,595 121% 8,745 237%

NII huy động 3,515 6,816 94% 11,291 66%

Thu phí dịch vụ 790 1,889 139% 4,726 150%

Lợi nhuận 5,481 11,300 106% 24,762 119%

(Nguồn: Báo cáo KQKD 2018-2020 Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, các chỉ tiêu hiệu quả của Chi nhánh Hà Nội về hoạt động bán lẻ đã có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2020, NII về tiền vay tăng khoảng 6 tỷ đồng, với mức tăng trưởng khoảng 237%. NII tiền gửi cũng tăng trưởng ở mức 66% so với năm 2019. NII tiền vay và tiền gửi tăng có thể được giải thích bởi việc tăng trưởng về mặt quy mô huy động vốn và dư nợ cho vay có sự tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch Covid – 19 nên Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các NHTM trong đó có Vietcombank giảm mặt bằng chính sách lãi suất cho vay và huy động vốn trong đó mặt bằng lãi suất huy động vốn giảm nhiều hơn nên nhìn chung các khoản vay đem lại hiệu quả, biên lợi nhuận (NIM) cao hơn.

Đối với hoạt động thu phí dịch vụ, bằng việc chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL hiện đại như thẻ, POS, dịch vụ ngân hàng điện tử trong những năm gần đây, chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt, năm 2020 đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã tác động mạnh, gây ra những ảnh hưởng hết sức nặng nề đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng đương nhiên không phải là ngoại lệ. Trong bối cảnh đó, các giao dịch ngân hàng trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng đột biến trong thời kỳ cao điểm của dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách xã hội, các ngân hàng và công ty công nghệ đã tập trung phát triển các ứng dụng mới trên nền tảng công nghệ số, cung cấp những sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thay đổi của

khách hàng. Điều này đã giúp Chi nhánh Hà Nội chỉ mở rộng tệp khách hàng tiềm năng mà phí dịch vụ thu được từ các hoạt động trên cũng tăng trưởng mạnh so với năm 2019, tăng 3 tỷ đồng (tương đương tăng 119%), trong đó, tăng đặc biệt ở hoạt động thu phí dịch vụ thẻ (chiếm khoảng 70% cơ cấu thu phí). Đây là kết quả rất tích cực, góp phần thay đổi cơ cấu tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ mang lại trong tổng cơ cấu thu nhập của chi nhánh, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bán lẻ.

Bằng những kết quả trên, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới chuyển đổi cũng được cải thiện nhanh chóng. Từ chỗ chi phí vận hành chuyển đổi mô hình bán lẻ của chi nhánh là rất lớn, đến cuối năm 2020, Chi nhánh đã luôn duy trì được hiệu quả và có lợi nhuận hoạt động bán lẻ dương, vượt kế hoạch mà Trụ sở chính giao (kết quả lỗ nằm trong kế hoạch được giao).

Xét về cơ cấu thu nhập bán lẻ của các Chi nhánh Vietcombank trên địa bàn Hà Nội, có thể thấy, đóng góp từ phí dịch vụ bán lẻ trong tổng thu nhập bán lẻ của chi nhánh Hà Nội chiếm tỷ trọng cao nhất trong các chi nhánh trên địa bàn, chiếm khoảng 15% (bình quân khu vực là khoảng 6.9%). Điều này cho thấy định hướng đúng đắn cũng như kết quả khai thác, phát triển và đóng góp từ các SPDV bán lẻ trên từng cán bộ trong hoạt động bán lẻ nói chung của chi nhánh Hà Nội.

Về công tác quản trị rủi ro đối với các SPDV bán lẻ

- Về chất lượng cho vay: Tính đến ngày 31/12/2020, quy mô dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 2,035 tỷ đồng, trong đó dư nợ bán lẻ đạt 728 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 36% tổng dư nợ của Chi nhánh), tăng trưởng 87% so năm 2019. Mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao trong 3 năm vừa qua nhưng chi nhánh đã kiểm soát tốt về chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu là 0%, tỷ lệ nợ nhóm 2 được kiểm soát (chỉ phát sinh khoảng 10 khách hàng do quá hạn thẻ tín dụng từ các TCTD khác). Công tác quản lý khách hàng, quản lý rủi ro được chi nhánh Hà Nội đặc biệt chú trọng và quan tâm.

Bảng 2.16. Số liệu về chất lượng dư nợ bán lẻ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng dư nợ cho vay 1,159 1,256 2,035

Dư nợ cho vay bán lẻ 259 22% 390 31% 728 36%

Nợ nhóm 1 259 100% 388.9 99.72% 725.8 99.70% Nợ nhóm 2 0 0% 1.1 0.28% 2.2 0.30%

Nợ xấu 0 0% 0.0 0% 0.0 0%

Một phần của tài liệu PHAN THỊ THANH DUNG - 1706030016 - TCNH K24A (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w