5. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING
5.1.2 Dự báo cho ngành thương mại điện tử trong tương lai
Trong báo cáo của CEL Consulting- Công ty tư vấn quản lý chuỗi cung ứng và
điều hành sản xuất tại khu vực Đông Nam Á khẳng định, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam hiện đang ởgiai đoạn sơ khai và còn phân mảnh, nhưng có tiềm năng
P a g e 79 | 103
Tuy nhiên, TMĐT ở Việt Nam được kỳ vọng sẽtăng trưởng nhanh trong 5 năm tới nhờ vào sự phát triển của tầng lớp trung lưu, năng lực chi tiêu, mức độ sử dụng Internet
và smartphone ngày càng tăng. Hiện nay, các doanh nghiệp đi đầu trong ngành TMĐT như Lazada, Tiki, Zalora, C-Discount, Sendo... được đánh giá là đang trong giai đoạn xây dựng và định hình chiến lược để vừa có thể thu lợi nhuận và giữ vững thị phần đồng thời
đảm bảo sự phát triển lâu dài.
Tuy TMĐT vẫn đang chiếm một phần nhỏtrong cơ cấu bán lẻ nội địa, trong tương lai người tiêu dùng sẽcó xu hướng sử dụng TMĐT nhiều hơn vì ưu điểm tiện lợi phù hợp với nhịp sống hiện đại ngày càng nhanh và bận rộn. Theo khảo sát của Cục Thương Mại
Điện Tử và CNTT Việt Nam (VECITA), trong năm 2015 giá trị trung bình của giỏ hàng
TMĐT của người tiêu dùng Việt Nam trị giá 150 USD so với mức 30 USD vào năm 2012 và được dựđoán sẽđạt mức 600 USD và năm 2020.
Hướng đến năm 2020, số lượng người mua hàng trực tuyến được ước tính sẽ đạt 38.5 triệu người, tương đương 65% sốlượng người dùng Internet, nâng doanh thu TMĐT
B2C và C2C lên 23.1 triệu USD, gấp 7 lần so với năm 2015.