Định danh các chỉ số nghiên cứu theo mục tiêu

Một phần của tài liệu Đề tài CK II đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba (Trang 53 - 57)

2.2.4.1.Các biến nghiên cứu của mục tiêu 1 Thông tin chung về bệnh nhân

- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi theo từng thập niên: ≤ 30, 31-40, 41-50, 51-60, 61-70, 71-80, >80.

- Giới: nam, nữ

- Tiền sử điều trị (Các phương pháp điều trị đã áp dụng trước khi can thiệp): nội khoa, phẫu thuật giải ép vi mạch, diệt hạch bằng sóng RF.

Đặc điểm lâm sàng trước can thiệp

- Thời gian đau trước can (tính theo tháng): là khoảng thời gian từ khi khởi phát cơn đau đầu tiên tới thời điểm can thiệp. Chia thành các nhóm

khoảng thời gian: <6 tháng, 6-12 tháng, 1-2 năm, >2 -3 năm, >3-4 năm, … >19-20 năm.

- Bên đau: phải và trái

- Vùng đau mỗi bên: xác định phân vùng đau bằng cách khỏi, khám hoặc chủ động kích thích gây đau. Một vùng: V1, V2, V3. Nhiều vùng: V1+V2, V2+V3, V1+V2+V3

+ V1 (nhánh mắt) chi phối cảm giác cho 1/3 trên mặt gồm vùng trán, mi trên, sống mũi, nhãn cầu.

+ V2 (nhánh hàm trên) chi phối cảm giác cho 1/3 giữa mặt gồm vùng gò má, mi dưới, môi trên, cung hàm trên.

+ V3 (nhánh hàm dưới) chi phối cảm giác cho 1/3 dưới mặt gồm vùng thái dương, hàm dưới, môi dưới, cằm

- Thời gian kéo dài trung bình của mỗi cơn đau (giây)

- Cường độ cơn đau: Ngay từ định nghĩa đau đã cho thấy “đau” là một phạm trù thuộc chủ quan của người bệnh. Do đó việc chẩn đoán và lượng giá đau rất phức tạp và khó thống nhất. Đó là nguyên nhân tồn tại song song rất nhiều thang điểm chẩn đoán, lượng giá đau. Dưới đây, chúng tôi xin trình bày một thang điểm được công nhận và sử dụng trong nghiên cứu. Thang điểm cường độ đau dạng nhìn (Visual Analog Scale - VAS), là thang điểm dùng để đánh giá mức độ đau được chấm từ (0-10) (Hình 2.1)

Đau nhẹ:

1- Đau rất là nhẹ, hầu như không cảm nhận và nghĩ đến nó, thỉnh thoảng thấy đau nhẹ.

2- Đau nhẹ, thỉnh thoảng đau nhói mạnh.

3- Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung trong công việc, có thể thích ứng với nó.

Đau vừa:

4- Đau vừa phải, bệnh nhân có thể quên đi cơn đau nếu đang làm việc. 5- Đau nhiều hơn, bệnh nhân không thể quên đau sau nhiều phút, bệnh nhân vẫn có thể làm việc.

6- Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày, khó tập trung.

Đau nặng:

7- Đau nặng, ảnh hưởng đến các giác quan và hạn chế nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Ảnh hưởng đến giấc ngủ.

8- Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nổ lực rất nhiều. 9- Đau kinh khủng, kêu khóc, rên rỉ không kiểm soát được.

10- Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.

Đặc điểm phim cộng hưởng từ trước can thiệp:

- Phim cộng hưởng từ chụp dây thần kinh sinh ba trước can thiệp kết quả có thể bình thường, có xung đột thần kinh – mạch máu, sau phẫu thuật, có u não…

2.2.4.2 .Các biến nghiên cứu của mục tiêu 2 - Số đợt nhập viện can thiệp: đợt 1, 2

- Số lần can thiệp trong một đợt nhập viện: lần 1, 2, 3, 4

- Khoảng thời gian theo dõi sau can thiệp: là khoảng thời gian theo dõi từ khi ra viện đợt 1 và 2 đến thời điểm gọi bệnh nhân đánh giá kết quả sau can thiệp (tháng, năm).

- Thang điểm VAS tại thời điểm đánh giá chia hai mức: rất nhẹ: 0-3 điểm, và nhẹ: 4-5 điểm (không gặp trường hợp nào trên 5 điểm).

- Triệu chứng biểu hiện tại hai thời điểm: ngay sau đợt can thiệp và thời điểm đánh giá kết quả nghiên cứu:

+ Tê mặt: 1 vùng, nhiều vùng + Ù tai

+ Sụp mi

+ Tăng tiết nước bọt

+ Trương lực cơ cắn bên can thiệp: bình thường, giảm, liệt (so với bên không can thiệp, và so với trước khi can thiệp).

+ Các biến chứng liên quan đến can thiệp nếu có: rò dịch não tủy, nhiễm trùng thần kinh, liệt thần kinh sọ.

Một phần của tài liệu Đề tài CK II đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba (Trang 53 - 57)

w