Bên đau thần kinh sinh ba

Một phần của tài liệu Đề tài CK II đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba (Trang 78 - 80)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong tổng số 148 bệnh nhân có 91 bệnh nhân (61,5%) đau bên phải, 57 bệnh nhân (38,5%) đau bên trái, như vậy đau bên phải chiếm ưu thế và không có trường hợp bệnh nhân nào đau cả hai bên mặt. Theo bảng 4.3, nghiên cứu của Bùi Huy Mạnh 22 trên 93 bệnh nhân, tỷ lệ bệnh nhân đau ở vị trí bên phải (56,5%) lớn hơn tỷ lệ bệnh nhân có cơn đau xuất hiện

bên trái (43,5%). Không có trường hợp nào bệnh nhân xuất hiện đau ở cả hai bên. Về vùng đau, tỷ lệ gặp ở nhánh hàm trên V2 (23,7%) gần giống nhánh hàm dưới V3 (25,7%) và xấp xỉ cả hai nhánh V2 và V3 (29,1%). Chỉ có 1 bệnh nhân đau nhánh V1 (1,1%). Trong nghiên cứu của Kyung Ream Han và cộng sự 13, trong số 465 bệnh nhân, có 305 bệnh nhân đau bên phải (65,6%), 157 bệnh nhân (33,8%) đau bên trái và có 3 trường hợp đau cả hai bên (0,6%).

Bảng 4.2. Số liệu bên đau và vị trí của các nghiên cứu

Tác giả n Tỷ lệ bên đau (P:T) Vùng đau chủ yếu

Bùi Huy Mạnh 93 56,5 : 43,5 V2+V3

Kyung Ream Han 465 65,6 : 33,8

(Hai bên 0,6%) V2+V3

Chúng tôi 148 61,5: 38,5 V3 và V2+V3

Hình 4.1. Hình ảnh bệnh nhân Lê Thị Th 81T mã BA: 18028675, có cơn đau dây thần kinh sinh ba bên phải điển hình

4.1.5. Thời gian kéo dài của cơn đau

Về vùng đau, số bệnh nhân có một vùng chiếm ưu thế, có 100 trường hợp (67,6%). Trong đó chủ yếu là đau ở vị trí V2 (31,1%) và vị trí V3

(32,4%). Ở nhóm một vùng, tỷ lệ đau V3 của nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Vị trí nhiều vùng ít gặp hơn, có 48 trường hợp (32,4%). Trong đó chủ yếu là V2 và V3 phối hợp, có 27 trường hợp (18,2%). Tỷ lệ đau V2+V3 của nam và nữ cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong nghiên cứu của Kyung Ream Han và cộng sự 13 , số bệnh nhân đau nhánh V2 là 191 (41.1 %), đau nhánh V3 có 164 bệnh nhân (35.3%), đau nhánh V2+3 có 81 bệnh nhân (17.4%) và rất ít bệnh nhân đau nhánh V1 đơn thuần là 6 trường hợp (1.3%).

Như vậy có sự tương đồng giữa các nghiên cứu, các bệnh nhân thường đau một bên cố định, một vùng cố định thuộc vùng chi phối cảm giác của dây thần kinh sinh ba, và theo những nghiên cứu cho thấy thường đau phân vùng V2 và V3 nhiều hơn V1. Theo nghiên cứu của David A. Hilton và cộng sự 26, đau dây thần kinh sinh ba vùng V2, V3 thường liên quan đến sự xung đột thần kinh – mạch máu với nhánh động mạch tiểu não trên, đau V1 thường do phình động mạch hệ sống – nền, đây là nguyên nhân rất rất ít gặp trên lâm sàng.

Một phần của tài liệu Đề tài CK II đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba (Trang 78 - 80)

w