Bảng 3.13. Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm đau
sau can thiệp (VAS ≤ 5)
Biến Đặc điểm OR 95% CI p-value
Tuổi >60 và ≤ 60 0,27 0,024 – 3,06 >0,05
Giới Nam và nữ 1,05 0,09 – 11,9 >0,05
Điều trị nội Có và không 4,3 0,37 – 50,6 >0,05
Thời gian đau ≤ 5 năm và > 5 năm 0,98 0,09 – 11,07 >0,05
Bên đau Phải và trái 4,3 0,38 – 48,69 >0,05
Điểm VAS 7-8 và 9-10 0,58 0,05 – 6,71 >0,05 Vị trí đau 1 và nhiều vùng 1,02 0,99 – 1,05 >0,05 V2+V3 và khác 0,44 0,04 – 5,00 >0,05 Số đợt ra viện 1 và 2 đợt 17,3 1,49 – 20,7 <0,05 Số lần can thiệp mỗi đợt 1 và nhiều lần 5,07 0,45 – 57,5 >0,05 Biến chứng tê mặt Có và không 1,02 0,99 – 1,05 >0,05 Nhận xét:
- Phân tích đơn biến về các yếu tố liên quan đến việc giảm đau với VAS ≤ 5 của bệnh nhân sau hai đợt điều trị. Kết quả cho thấy nhóm dưới 60 tuổi
có tỷ lệ giảm đau cao hơn nhiều so với nhóm trên 60 tuổi (OR = 0,27), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả cũng cho thấy yếu tố giới, vị trí đâu và biến chứng tê mặt không có khác biệt nhiều giữa các nhóm với OR xấp xỉ bằng 1 và sự khác biệt cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ngoài ra, khác biệt về bên đau (phải và trái) cũng có khác biệt đáng kể với OR=4,3. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Trong các yếu tố đưa vào phân tích đơn biến thì yếu tố về số đợt can thiệp thực sự có khác biệt giữa hai nhóm 1 đợt và hai đợt với OR=17,3 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Bảng 14. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giảm đau sau can thiệp (VAS ≤ 5)
Biến Đặc điểm HR 95% CI p-value
Tuổi >60 và ≤ 60 1,28 0,88 – 1,87 >0,05
Giới Nam và nữ 1,31 0,91 – 1,89 >0,05
Điều trị nội Có và không 1,26 0,70 – 2,27 >0,05
Thời gian đau ≤ 5 năm và > 5 năm 0,70 0,48 – 1,01 >0,05
Bên đau Phải và trái 1,04 0,73 – 1,49 >0,05
Điểm VAS 7-8 và 9-10 0,99 0,66 – 1,49 >0,05
Vị trí đau 1 và nhiều vùng 1,46 0,59 – 3,59 >0,05
V2+V3 và khác 1,02 0,64 – 1,62 >0,05
Số đợt vào viện 1 và 2 đợt 2,19 1,44 – 3,33 <0,05
Số lần can thiệp đợt 1 1 và nhiều lần 0,66 0,37 – 1,18 >0,05
Biến chứng tê mặt Có và không 0,63 0,31 – 1,29 >0,05
Nhận xét:
- Khi đưa vào mô hình phân tích đa biến (Cox regression) thì kết quả cũng tương đối đồng nhất với kết quả phân tích đơn biến. Cụ thể, trong các yếu tố đưa vào mô hình phân tích đa biến để đánh giá sự liên quan đến việc giảm đau khi điều trị thì chỉ có duy nhất yếu tố “số đợt điều trị” là có sự khác biệt với OR=2,19 và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
Bệnh đau dây thần kinh sinh ba là bệnh hay gặp trên lâm sàng, chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba dựa trên đặc điểm cơn đau trên lâm sàng, dùng thuốc chống co giật (carbamazepine hoặc oxcarbazepine) bệnh nhân cắt cơn đau cũng là test chẩn đoán quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là cộng hưởng từ sọ não được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân thực thể gây bệnh như xung đột thần kinh mạch máu hay khối u.
Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có nhiều phương pháp điều trị đau dây thần kinh sinh ba được áp dụng trên lâm sàng. Trong đó, bệnh nhân đau dây thần kinh sinh ba tiên phát và xung đột thần kinh mạch máu thường điều trị nội khoa bằng thuốc đầu tiên bằng các nhóm thuốc chống động kinh chủ yếu là nhóm carbamazepine hoặc oxcarbazepine. Nếu bệnh nhân đau do u thì phẫu thuật được lựa chọn đầu tiên. Khi bệnh nhân không đáp ứng thuốc hoặc có tác dụng phụ, bệnh nhân có thể được lựa chọn điều trị bằng các can thiệp qua da hoặc phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều được điều trị nội khoa trước đó và đều chịu tác dụng phụ của thuốc ít nhiều. Bệnh nhân được điều trị tiêm cồn dưới hướng dẫn của DSA.
Vậy chúng tôi làm nghiên cứu này để đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba, hiệu quả giảm đau lâu dài của phương pháp này, nhằm cung cấp thêm dữ liệu để lựa chọn phương pháp điều trị.
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.