Mức độ đau trước can thiệp theo thang điểm

Một phần của tài liệu Đề tài CK II đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba (Trang 81 - 86)

Trong nghiên cứu của chúng tôi trên 148 trường hợp đau dây thần kinh sinh ba, 100% bệnh nhân đau ở mức độ nặng với VAS ≥ 7 điểm, mức điểm VAS trung bình là 9,1 ± 0,8. Trong đó, ở mức 9-10 đểm có tới 124 BN (77,5%). Theo bảng 4.4, nghiên cứu của Bùi Huy Mạnh22, phần lớn các bệnh nhân đều có khoảng thời gian đau kéo dài, cơn đau mặt điển hình, tất cả các bệnh nhân đều đau ở mức độ nặng với điểm VAS là 9, 10 điểm. Trong nghiên cứu của Douglas Kondziolka63, nghiên cứu trên 64 bệnh nhân nhận thấy tất cả các bệnh nhân đều có cơn đau mặt điển hình với mức độ đau nặng 9, 10 điểm VAS.

Bảng 4.3. Số liệu VAS trước điều trị của các nghiên cứu

Tác giả n VAS trước điều trị

Bùi Huy Mạnh 93 Chủ yếu 9, 10

Douglas Kondziolka 64 Chủ yếu 9, 10

Chúng tôi 148 7-10 (chủ yếu 9-10)

Như vậy, đa số bệnh nhân đau dây thần kinh sinh ba đều có tiền sử đau kéo dài, với tính chất đau cơn rất điển hình, mức độ đau nặng, và thường không thể chịu nổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có những bệnh nhân có thời gian đau kéo dài 20 năm, gần như khởi phát cơn đau liên tục, không dám đánh răng, nhai (Hình 4.2). Đây là những đặc điểm rất điển hình và nổi bật của cơn đau dây thần kinh sinh ba, khi nghi ngờ bệnh nhân có đau dây thần kinh sinh ba trên lâm sàng cần khai thác bệnh sử, khám đề phát hiện các yếu tố khởi phát, đặc điểm cơn đau, mức độ đau giúp chẩn đoán phân biệt cơn đau dây thần kinh sinh ba với các nguyên nhân đau mặt khác.

Hình 4.2. Bệnh nhân Lưu Ngoc A, nam 77 tuổi. Đau dây thần kinh sinh ba cả ba vùng (V1+V2+V3), bên phải 61 tháng, với điểm VAS 10.

Bệnh nhân được tiêm phong bế dây thần kinh sinh ba phải bằng 0,3 ml

cồn tuyệt đối (Mã BA 17059650). Điều trị một lần hết đau hoàn toàn VAS=0 thời gian theo dõi 38 tháng,

hiện tại còn tê mặt nhưng đã quen cảm giác tê

Về hiệu quả giảm đau, thời gian giảm đau trung bình của nhóm bệnh

nhân đau bên trái và bên phải lần lượt là 28,8 ± 2,3 và 29,9 ± 1,2. Dễ nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng thời gian giảm đau ở hai nhóm này (P = 0,44 > 0,05). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Kyung Ream Han và cộng sự 13.

Về tần suất cơn đau trong ngày

Chúng tôi nhận thấy, trong số 148 bệnh nhân trong nghiên cứu có tới 32 bệnh nhân (45,0%) bệnh nhân có số cơn đau trong một ngày quá nhiều, các cơn đau gần như liên tiếp, với mức độ đau nặng, không đếm được. Với những bệnh nhân đếm được tần số cơn đau trên ngày, thì đa số bệnh nhân đau nhiều hơn 4 cơn trong 1 ngày (54%).

4.1.9. Đặc điểm cộng hưởng từ trước can thiệp

Bệnh đau dây thần kinh sinh ba là bệnh hay gặp trên lâm sàng, chẩn đoán đau dây thần kinh sinh ba dựa trên đặc điểm cơn đau trên lâm sàng, dùng thuốc chống co giật (carbamazepine hoặc oxcarbazepine) bệnh nhân cắt cơn đau cũng là test chẩn đoán quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bệnh. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt là cộng hưởng từ sọ não được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân thực thể gây bệnh như xung đột thần kinh mạch máu hay khối u vùng góc cầu tiểu não.

Tất cả 148 bệnh nhân đều được chụp CHT trước can thiệp, hầu hết là không có u não và không có xung đột thần kinh mạch máu có 135 trường hợp, chiếm 91,8%. Trong đó chỉ có 10 trường hợp (6,3%) là có xung đột thần kinh mạch máu vùng góc cầu tiểu não, và chỉ có 3 trường hợp chiếm 1,9% là có u não.

Khi có nguyên nhân sẽ định hướng điều trị. Phim MRI chuỗi xung CISS 3D có thể dựng hình theo trục của dây thần kinh sinh ba hai bên thuận lợi cho việc đánh giá xung đốt thần kinh mạch máu. (Hình 4.3)

Hình 4.3. Hình ảnh xung đột thần kinh mạch máu bên trái trên phim MRI. Bn Bùi Quang L 56 tuổi. Mã BA 14057551.

Trong số 148 bệnh nhân của chúng tôi có ba trường hợp u não gây đau dây thần kinh sinh ba. Điển hình là bệnh nhân Nguyen Thi M 69 tuổi, đau dây thần kinh sinh ba năm 2013 do khối u góc cầu bên phải có tiếp xúc với dây thần kinh sinh ba trên phim cộng hưởng từ, điều trị thuốc 3 năm ít tác dụng giảm đau, được phẫu thuật năm 2016 (U nang bì - epidermoid cyst) nhưng lại tái phát đau sau 3 năm. Đã được điều trị phong bế hạch Gasser bằng cồn năm 2019 (Hình 4.4)

Hình 4.4. Nguyễn Thị M.69T (Mã BA 09094584), U nang bì góc cầu

tiểu não. A: Hình ảnh CHT T1 tiêm Gado, cắt ngang vùng dây V.

B-C: Hình ảnh can thiệp tiêm cồn, kim chọc tới lỗ cửa sổ bầu dục (B), bơm test xác định mức độ

lan chậm của thuốc cản quang vùng hố hạch dây V (C).

A

B C

- Tất cả 148 bệnh nhân đều được chụp CHT trước can thiệp, hầu hết là không có u não và không có xung đột thần kinh mạch máu có 135 trường hợp, chiếm 91,8%. Trong đó chỉ có 10 trường hợp (6,3%) là có xung đột thần kinh mạch máu vùng góc cầu tiểu não, và chỉ có 3 trường hợp chiếm 1,9% là có u não.

Một phần của tài liệu Đề tài CK II đánh giá kết quả lâu dài của phong bế bằng cồn tuyệt đối trong điều trị giảm đau dây thần kinh sinh ba (Trang 81 - 86)

w