Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank). (Trang 76 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn chế

Mặc dù dƣ nợ cho vay KHCN đƣợc liên tục mở rộng đi đôi với kiểm soát chất lƣợng hoạt động cho vay, độ an toàn đƣợc đảm bảo, song hoạt động quản lý cho vay KHCN vẫn tồn tại một số hạn chế:

Một là, Việc ban hành chính sách quản lý hoạt động cho vay KHCN còn nhiều bất cập và chồng chéo, không có tính định hƣớng lâu dài : Hệ thống quy trình hƣớng dẫn quản lý hoạt động cho vay của SeABank áp dụng cho KHCN còn chồng chéo, chƣa rõ ràng và không có tính ổn định nhất quán, quá nhiều điều chỉnh dẫn

đến những sai sót trong quá trình nhận thức do vậy đơn vị thực hiện chính sách nhiều khi bị động ảnh hƣởng đến lợi ích của khách hàng. Ví dụ: Khi Chuyên viên đi tiếp xúc với khách hàng đƣa ra các điều kiện ƣu đãi của SeABank, tuy nhiên khi về làm hồ sơ thì quy trình, sản phẩm lại thay đổi do vậy những điều kiện đã thỏa thuận với khách hàng lại sửa đổi lại cho phù hợp với quy định mới của SeABank.

Hai là, các quy trình, thủ tục cho vay của SeABank khá phức tạp: Có thể thấy để hoàn tất một khoản vay tại SeABank, khách hàng phải tiếp xúc với nhiều nhân viên thuộc các chức danh khác nhau,thông thƣờng khách hàng phải chờ đợi tối thiểu 10 ngày làm việc sau khi nộp đủ hồ sơ vay để đƣợc giải ngân một khoản vay có thế chấp.

Mặt khác, để hoàn thiện xong một hồ sơ từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân thì cần rất nhiều giấy tờ và qua nhiều bộ phận. Mặt khác các bộ phận lại hoạt động độc lập do vậy rất mất thời gian để trả lời cho khách hàng: đối với phƣơng án vay là có đƣợc duyệt hay không. Thời gian để phê duyệt phƣơng án, khoản vay chƣa có hạn mức trung bình từ 3 – 7 ngày.

Ba là, Quản lý khâu thẩm định khả năng tài chính của khách hàng chƣa tốt chuyên viên quan hệ khách hàng thẩm định về mục đích của vay vốn không đúng với thực tế nên cho vay vƣợt nhu cầu thực dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tỷ trọng vốn vay tự có tham gia vào dự án quá nhỏ làm cho chi phí lãi vay vƣợt quá mức khả năng khai thác doanh thu bình thƣờng của tài sản nên khách hàng không trả đƣợc nợ.Cán bộ cho vay đánh giá về khả năng kinh doanh của khách hàng chƣa xác đáng, cho vay những khách hàng có tuổi đời, tuổi nghề còn quá trẻ (27 tuổi đời, 01 tuổi nghề) lại đang phụ thuộc gia đình nên việc quản lý kinh doanh cũng nhƣ kinh nghiệm nghề nghiệp rất yếu, các mối quan hệ còn nhiều hạn chế dó đó khi đi vào hoạt động không có hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích, nguồn thu bị chi phối bởi nhu cầu chi tiêu của gia đình, khả năng quản lý kinh tế của khách hàng kém. Trong môi trƣờng kinh tế luôn biến động nhƣ hiện nay, khách hàng không có kinh nghiệm và chiến lƣợc kinh doanh kém sẽ bị mất thế chủ động trong các giao dịch. Từ những lý do đó dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc không chủ động đƣợc kế hoạch của mình, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng tài chính, khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng

Thứ tƣ: Kiểm soát hoạt động kiểm tra sau khoản vay chƣa tốt

Nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc ƣu tiên giải quyết các hồ sơ mới đế có doanh số, một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà Ngân hàng yêu cầu.

SeABank có qui định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay nhƣng lõng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của nhân viên tín dụng, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Vì thế, các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng không trả đƣợc nợ hoặc Ngân hàng không biết đƣợc khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng.

Sự am tƣờng của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát đƣợc toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu đƣợc đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý. Do không thể kiểm soát đƣợc toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đã xảy ra những trƣờng hợp thất thoát vốn vay - nhất là khi Ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản hoặc cho vay sản xuất nông nghiệp.

b. Nguyên nhân

Một là, Kiểm soát chưa tốt cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM

Theo quy định của Chính phủ khống chế lãi suất huy động, lãi suất cho vay của NHTM bằng cách quy định lãi suất cơ bản, trần, sàn lãi suất…Tuy nhiên việc biến tƣớng, cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHTM vẫn còn xảy ra với các hình thức nhƣ: tặng quà bằng tiền mặt, tặng sổ tiết kiệm cho khách hàng hoặc khi có yêu cầu giảm lãi suất của Chính phủ những vẫn không giảm lãi suất cho khách…Đồng thời có những quy định không rõ ràng trong hợp đồng tín dụng, khách hàng không nghiên cứu kỹ, lãi suất ƣu đãi ban đầu tốt nhƣng thời gian sau

tăng quá cao, khách hàng không đƣợc trả nợ trƣớc hạn, hoặc trả nợ trƣớc hạn với phí phạt quá cao. Đây là một trong những cách thu hút, giữ chân, cạnh tranh khách hàng không lành mạnh. Rõ ràng việc NHNN kiểm soát chƣa tốt cạnh tranh không lành mạnh đã dẫn đến hiệu quả cho vay KHCN bị ảnh hƣởng tiêu cực.

Hai là, Quản lý khâu thẩm định khả năng tài chính của khách hàng chưa tốt

Chuyên viên quan hệ khách hàng thẩm định về nhu cầu vốn của khách hàng không sát với thực tế nên cho vay vƣợt nhu cầu thực tế dẫn đến khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, tỷ trọng vốn vay tự có tham gia vào hoạt động kinh doạnh quá nhỏ làm cho chi phí lãi vay vƣợt quá mức khả năng khai thác doanh thu bình thƣờng của tài sản nên khách hàng không trả đƣợc nợ.

Cán bộ cho vay đánh giá về khả năng kinh doanh của khách hàng chƣa xác đáng, cho vay những khách hàng có tuổi đời, tuổi nghề còn quá trẻ (27 tuổi đời, 01 tuổi nghề) lại đang phụ thuộc gia đình nên việc quản lý kinh doanh cũng nhƣ kinh nghiệm nghề nghiệp rất yếu, các mối quan hệ còn nhiều hạn chế dó đó khi đi vào hoạt động không có hiệu quả hoặc sử dụng vốn không đúng mục đích, nguồn thu bị chi phối bởi nhu cầu chi tiêu của gia đình, khả năng quản lý kinh tế của khách hàng kém.

Ba là, công tác quản lý khâu thẩm định tài sản thiếu khách quan, chưa chính xác

Cán bộ thẩm định giá trị tài sản chƣa sát với giá trị trên thị trƣờng nên khi cho vay gặp phải khách hàng đạo đức không tốt họ sẵn sàng không trả nợ để ĐVKD thu hồi tài sản đảm bảo, song kết quả phát mãi tài sản cũng chỉ thu đủ nợ gốc và 1 phần lãi, chƣa thu đủ toàn bộ số lãi phát sinh.Từ nội dung phân tích về tính phức tạp của đối tƣợng vay vốn, cộng với kinh nghiệm trong quản lý, xử lý của cán bộ còn nhiều hạn chế. Có thể thấy các biện pháp đôn đốc chƣa đủ mạnh, việc xử lý nợ còn nể nang, mang nặng tính thuyết phục, xử lý tài sản thế chấp chƣa quyết liệt nên việc thu hồi nợ xấu còn chậm và kéo dài.

Bốn là, kiểm soát hoạt động kiểm tra sau khoản vay chưa tốt

Nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc ƣu tiên giải quyết các hồ sơ mới đế có doanh số, một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần

do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh tại các doanh nghiệp quá lạc hậu, không cung cấp đƣợc kịp thời, đầy đủ các thông tin mà Ngân hàng yêu cầu.

SeABank có qui định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay nhƣng lõng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của nhân viên tín dụng, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Vì thế, các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng không trả đƣợc nợ hoặc Ngân hàng không biết đƣợc khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng.

Sự am tƣờng của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát đƣợc toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu đƣợc đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý. Do không thể kiểm soát đƣợc toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đã xảy ra những trƣờng hợp thất thoát vốn vay - nhất là khi Ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản hoặc cho vay sản xuất nông nghiệp.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank). (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w