7. Kết cấu của luận văn
3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan
Tiếp tục hoàn thiện môi trƣờng pháp lý, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho hoạt động ngân hàng. Nên có những bƣớc đệm hoặc biện pháp tháo gỡ các khó khăn trong quá trình chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Mặt khác, Chính phủ nên xem xét các biện pháp kinh tế, hành chính bắt buộc nhằm giảm thiểu hoạt động luân chuyển
tiền mặt trong nền kinh tế, góp phần minh bạch hóa hoạt động tài chính của ngƣời dân, tạo cơ sở thuận lợi NHTM đánh giá năng lực tài chính cá nhân trong hoạt động cho vay KHCN.
Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ ngành liên quan trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn. Đặc biệt, giảm thiểu thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp mới/chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất. Đồng thời, chỉ đạo công tác quy hoạch, hạn chế quy hoạch treo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân có nhu cầu vay vốn trong việc thế chấp tài sản đảm bảo, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho Ngân hàng.
Việc thế chấp tài sản nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất nói riêng đã đƣợc quy định trong Bộ Luật dân sự, Luật đất đai, Luật Nhà ở, Luật công chứng…và các văn bản hƣớng dẫn liên quan. Trong thời gian qua nhìn chung thủ tục thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo đƣợc thực hiện an toàn, đảm bảo. Tuy nhiên thời gian xử lý giao kết thƣờng kéo dài từ 3-5 ngày làm việc, nguyên nhân do thủ tục hành chính rƣờm rà, kênh tƣơng tác chủ yếu là làm việc trực tiếp, số lƣợng, quy mô phòng đăng ký đất đai còn thiếu so với nhu cầu của ngƣời dân, doanh nghiệp. Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành liên quan đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quá trình đăng ký giao dịch đảm bảo, tăng cƣờng kênh làm tiếp nhận hồ sơ, làm việc với ngƣời dân, có kế hoạch mở rộng quy mô phòng đăng ký đất đai nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thế chấp tài sản đang ngày càng tăng.
Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ hơn nữa đối với việc xử lý các khoản nợ xấu, thu hồi nợ. Tránh tƣ duy bảo hộ ngƣời dân địa phƣơng, cản trở NHTM trong hoạt động thu hồi tài sản. Tòa án cần phát huy vai trò trong việc giải quyết tranh chấp, giảm thời gian thụ lý, đảm bảo các tranh chấp cần có sự can thiệp của cơ quan thi hành án cần đƣợc xử lý nhanh chóng. Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, hƣớng tới viêc Ngân hàng đã thực hiện đầy đủ các quy định về thế chấp, cầm cố tài sản đảm bảo khi cho vay thì khi xử lý nợ, Ngân hàng đƣợc quyền thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, khắc phục những khó khăn trong thu hồi vốn vay nhƣ hiện nay.
KẾT LUẬN
Trải qua nhiều năm tăng trƣởng mạnh mẽ, liên tục và những cải cách toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý, công nghệ cũng nhƣ nhân lực, SeABank đã đạt đƣợc những kết quả tiến bộ vƣợt bậc trong mọi mặt kinh doanh, bao gồm cho vay KHCN. Thế nhƣng, quy trình quản lý hoạt động cho vay khách hàng KHCN vẫn còn nhiều vƣớng mắc khi thực hiện, cộng thêm sự phát triển của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới và những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô nói chung, ngành Ngân hàng nói riêng trong năm vừa qua đã làm nguy cơ sụt giảm chất lƣợng tín dụng đối với mảng KHCN của Ngân hàng trở nên lớn hơn bao giờ hết. Cùng với sự gia tăng số lƣợng các khoản vay, khách hàng vay ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực đã khiến cho SeABank phải đối mặt với những áp lực rất lớn về việc quản lý tín dụng hiệu quả đảm bảo hoạt động của Ngân hàng đƣợc thông suốt nhƣng vẫn đáp ứng tối đa nhu cầu của KHCN lớn hƣớng tới mục tiêu hoà nhập vào nền tài chính khu vực và thế giới, nâng cao chất lƣợng quản lý hoạt động cho vay KHCN là một vấn đề mang tính cốt yếu trong chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng. Chính vì vậy, luận án "Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á” đƣợc thực hiện là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.
Luận văn đã nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản vềKHCN, quản lý hoạt động cho vay đối với các KHCN. Nêu đƣợc thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại SeABank. Phân tích, đánh giá tình hình quản lý hoạt động cho vay KHCN, chỉ ra những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế của công tác quản lý hoạt động cho vay với mảng khách hàng này; từ đó đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý hoạt động cho vay KHCN tại SeABank, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nợ xấu tại Ngân hàng.
Với đƣờng lối đúng đắn của Ngân hàng trung ƣơng, của Chính phủ, với sự nỗ lực đổi mới mình bằng những mục tiêu, định hƣớng, chiến lƣợc rõ ràng cùng với sự đầu tƣ công nghệ, đào tạo nhân viên bài bản khoa học thì chúng ta có cơ sở tin rằng trong thời gian tới SeABank sẽ tăng cƣờng hoạt động quản lý cho vay đối tƣợng
KHCN, thu hút đƣợc nhiều khách hàng tin dùng sản phẩm dịch vụ tạo thêm nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Đƣa SeABank trở thành Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và trong Top đứng đầu Đông Nam Á .
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng.
2. Thống đốc NHNN, Công văn 6587/CV-NHNN ngày 01/09/2016 về việc “Điều chỉnh tăng chỉ tiêu tín dụng của Ngân hàng Thương mại cố phần Á Châu năm 2016”.
3.Thống đốc NHNH (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng .
4. Ngân hàng SeABank, Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.
5.Ngân hàng SeABank, Báo cáo hợp nhất năm 2018.
6. Ngân hàng SeABank, Quy trình cho vay KHCN tại SeABank. 7.Ngân hàng SeABank, Điều lệ hoạt động 2012.
8.Ngân hàng SeABank, Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng 2018
9. Ngân hàng SeABank, Quy định về giới hạn, hạn chế đảm bảo an toàn trong hoạt động huy động, tín dụng tại SEABANK 2016.
10. Ngân hàng SeABank, Nguyên tắc tính tỷ lệ an toàn vốn 2018.
11.Ngân hàng SeABank, Chính sách quản lý rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản rủi ro gian lận, rủi ro trong hoạt động Ngân hàng điện tử tại SEABANK 2016.
12.Ngân hàng SeABank, Quy định chức năng, quyền hạn, trách nhiệm Ban Tổng Giám đốc, Khối khách hàng cá nhân, Trung tâm phê duyệt tập trung, Trung tâm quản lý nợ, Phòng quản lý rủi ro tín dụng, Ban kiểm toán nội bộ 2018
13.Ngân hàng trung ƣơng, Báo cáo thường niên (Annual Report ) năm 2017, 2018.
14. TS Hồ Diệu (2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.
16.TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB Tài chính.
17. Đại học Kinh tế Tp.HCM (2003), Tín dụng -Ngân hàng, NXB Thống kê.
18.Đỗ Văn Độ (2007), Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước thời kỳ hội nhập, Tạp chí Ngân hàng, 76 (15), tr.20-27.
19. TS Lê Thị Kim Nga (2004), Nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các NHTMVN, đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện VNH 03.02.