Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank). (Trang 90 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

-Chống cạnh tranh không lành mạnh

NHNN cần nghiêm minh trong việc xử lý các NHTM không chấp hành khung lãi suất theo chỉ đạo từng thời kỳ. Xây dựng cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM. Xây dựng bộ máy tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh sai phạm, thông tin hoạt động cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM từ tổ chức, cá nhân vay vốn.

Thanh tra hoạt động NHTM, thực hiện cơ chế giám sát từ xa, ban hành quy mục chuẩn về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của từng TCTD, các hình thức sử phạt đối với từng hành vi vi phạm sát với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Tăng cƣờng nâng cao chất lƣợng hoạt động của thanh tra nhà nƣớc để phát hiện, cánh cáo, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh.

Yêu cầu NHTM rà soát, bổ sung cơ chế nghiệp vụ cho vay theo hƣớng chặt chẽ, an toàn, đề cao chất lƣợng cấp tín dụng, đồng thời tăng cƣờng kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lƣợng tín dụng, khắc phục sai phạm, giảm thiểu rủi ro.

Phát huy vai trò của hiệp hội NHTM trong việc góp phần chống các hiện tƣợng cạnh tranh không lành mạnh. Hiệp hội phát hiện và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh của hội viên, phổ biến pháp luật và hình thành quyền lợi chung đối với các NHTM cạnh tranh lành mạnh nhƣ: tổ chức đồng tài trợ, hòa giải các bất đồng lợi ích giữa các hội viên.

-Hoàn thiện xếp hạng tín dụng CIC

NHNN cần hoàn thiện cổng thông tin tín dụng CIC, kiểm soát chất lƣợng thông tin tín dụng, cập nhật thông tin đầy đủ, kịp thời, có chính sách giảm thiểu phí khai thác sử dụng thông tin CIC cho các NHTM.

NHNN cần nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng; cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Định kỳ NHNN cũng hƣớng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II; giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức đƣợc xếp hạng

CIC cần định hƣớng mở rộng hoạt động xếp hạng tín dụng, tăng độ bao phủ xếp hạng tín dụng trong nền kinh tế, hƣớng đến 100% đối tƣợng vay vốn đều đƣợc xếp hạng CIC nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của TCTD, góp phần giảm thiểu rủi ro cho vay, kiểm soát nợ xấu, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc thực hiện các chính sách vĩ mô, ổn định trong hệ thống ngân hàng.

Nghiên cứu và cho áp dụng chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức công ty cổ phần có vốn góp của NHTM. Công ty xếp hạng tín dụng độc lập ở Việt Nam, có thu hút chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm của các công ty xếp hạng tín dụng trên thế giới.

-Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng

Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh Tiền tệ- Ngân hàng. Xây dựng môi trƣờng pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trƣờng lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và ngƣời dân phát triển sản xuất kinh doanh. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ƣu đãi trong lĩnh vực ngân hàng và phân biệt đối xử giữa các TCTD. Ban hành Luật Ngân hàng Nhà nƣớc mới thay thế Luật Ngân hàng Nhà nƣớc năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD năm 2003; Luật các TCTD mới thay thế Luật các TCTD năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 để tạo cơ sở thúc đẩy quá trình cải cách, phát triển hệ thống tiền tệ, ngân hàng an toàn, hiện đại và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Luật Ngân hàng Nhà nƣớc và Luật

các TCTD hƣớng tới điều chỉnh mọi hoạt động tiền tệ, ngân hàng, không phân biệt đối tƣợng tiến hành hoạt động ngân hàng. Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tăng cƣờng hiệu lực những chế tài pháp lý, kinh tế và hành chính bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của ngƣời đi vay và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các ngân hàng. Hạn chế và tiến tới xoá bỏ việc hình sự hóa các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng.

-Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát ngân hàng:

Theo hiệp ƣớc Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm cả mạng lƣới các chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Vì vậy, NHNN đƣợc quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đƣa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phƣơng pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với TCTD khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm đƣợc trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.

Đầu tiên, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng Nhà nƣớc. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank). (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w