Chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 29 - 33)

nước về đầu tư công

Để đánh giá hiệu quả QLNN về ĐTC, cần xem xét 05 chỉ tiêu, như sau:

(1) Tác động của nguồn vốn đầu tư của Nhà nước đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH;

(2) Hiệu quả của công tác quy hoạch, kế hoạch, phân bổ vốn, phân cấp quản lý đầu tư của Nhà nước đối với việc triển khai và thực hiện các dự án ĐTC;

(3) Năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của các cán bộ thuộc các cơ quan QLNN đối với việc thẩm định, kiểm tra, giám sát chất lượng đầu tư xây dựng từ giai đoạn bắt đầu triển khai thực hiện cho đến khi kết thúc dự án;

(4) Số lượng, chất lượng và hiệu lực thực thi của các văn bản pháp luật có liên quan đến ĐTC do Nhà nước ban hành;

(5) Hiệu quả của các giải pháp khuyến khích, thúc đẩy sự hợp tác của người dân đối với cơ quan QLNN.

Đánh giá hiệu lực, hiệu quả QLNN về ĐTC không chỉ là hiệu quả từng chương trình, dự án mà phải xem xét hiệu quả ĐTC trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Mặt khác, cần huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài lực vật lực của ngành, địa phương và toàn xã hội cho ĐTC. Sử dụng nguồn vốn NSNN một cách hợp lý,

1.2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư công

QLNN về ĐTC là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Các yếu tố này tồn tại và tác động liên tục, xuyên suốt thời gian của quá trình đầu tư, kể từ khi có kế hoạch, chủ trương đầu tư, đến quá trình thực hiện đầu tư, và cả quá trình khai thác, sử dụng khi việc đầu tư chương trình, dự án đã hoàn thành.

Điều kiện tự nhiên, KT-XH của từng địa phương thường khác nhau và có tác động khác nhau tới phát triển KT-XH cũng như hoạt động ĐTC trên địa bàn. Do đó cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về ĐTC. Các yếu tố KT-XH, chính trị, tiến bộ khoa học-công nghệ đều có ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả đạt được của QLNN về ĐTC. Tuy nhiên, các yếu tố này luôn có sự biến đổi và phát triển. Những biến động này đôi khi dẫn đến việc điều chỉnh hoặc hủy bỏ dự án do không còn phù hợp.

Những khác biệt về điều kiện tự nhiên và KT-XH của từng địa phương có tác động đến căn cứ xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như quá trình tổ chức thực hiện ĐTC, QLNN về ĐTC. Mặc dù khung khổ pháp lý đối với QLNN về ĐTC được thống nhất trên phạm vi toàn quốc, song việc vận dụng phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Nắm rõ các điều kiện tự nhiên và KT-XH của địa phương sẽ giúp đề ra mục tiêu phát triển phù hợp theo từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, lựa chọn và tập trung nguồn lực cho các dự án động lực phục vụ phát triển KT-XH của địa phương, phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương và nâng cao hiệu quả QLNN đối với ĐTC.

• Cơ chế, khuôn khổ pháp lý và chính sách về đầu tư công.

Đây là một nhân tố hết sức cơ bản, có tính quyết định đối với hiệu quả của QLNN về ĐTC. Do vậy, Nhà nước cần phải xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế, chính sách và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động QLNN về ĐTC, đặc biệt là các quy chế, quy định quản lý đầu tư và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước cho cả 03 quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư vào khai thác sử dụng. Hiện nay, hàng loạt các văn bản luật đã được ban hành như: Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí... Các Luật này tạo ra hành lang pháp lý và là công cụ để các chủ thể tham gia QLNN về ĐTC thực thi nhiệm vụ, đảm bảo cho hoạt động quản lý tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, sau khi Luật được ban hành các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn vẫn còn ban hành khá chậm. Ví dụ như Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Khóa 13 thông qua ngày 25/06/2015 nhưng đến nay ngày 21/12/2016 Chính phủ mới ban hành Nghị định hướng dẫn. Do đó các văn bản dưới Luật cần được ban hành kịp thời, rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất, đảm bảo định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng đúng mục tiêu phát triển KT-XH

• Bộ máy và các chủ thể tham gia quản lý nhà nước về đầu tư công.

QLNN về ĐTC do các đơn vị, cơ quan và cá nhân có chức năng trực tiếp thực hiện, do đó đây là yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động quản lý. Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động quản lý, các cơ quan thực hiện ĐTC và quản lý ĐTC cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu.

• Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan.

ĐTC có quan hệ mật thiết đến quyền và nghĩa vụ của mọi người dân, nhất là tại địa phương triển khai, thực hiện dự án ĐTC. Vì vậy, các chương trình, kế hoạch, dự án phải được tuyên truyền, giải thích để cho đa số người dân đồng thuận với lợi ích công, tạo thuận lợi cho triển khai thực hiện dự án ĐTC, nhất là khâu giải tỏa, đền bù.

Hiện nay, Luật Đầu tư công đã có quy định cụ thể về nội dung và quy trình giám sát của cộng đồng đối với các dự án ĐTC. Quy định này không chỉ bảo đảm cho tính hiệu quả của ĐTC, phát huy dân chủ của cộng đồng dân cư, mà thực hiện tốt nội dung này sẽ tạo được sự đồng tình của công luận trong quá trình thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w