Trong 6 năm qua, thị xã Đông Triều đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu để xứng đáng là thị xã trẻ năng động, phát triển mạnh mẽ, đổi thay từng ngày, đạt được những thành tích đáng biểu dương, từng bước trở thành đô thị động lực phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Thị xã Đông Triều dường như “lột xác” hoàn toàn với diện mạo mới với các tuyến đường rộng, hệ thống chiếu sáng và thoát nước hoàn thiện, hàng cây xanh tươi tắn, vỉa hè thông thoáng; những toà nhà cao tầng, trung tâm thương mại hiện đại; những công trình văn hoá, thể thao, giải trí có kiến trúc đẹp mang tính điểm nhấn… tiếp tục với thành tựu đạt được để tiến tới mục tiêu trở thành đô thị loại III và xa hơn là loại II trực thuộc Tỉnh trong tương lai, thị xã Đông Triều sẽ giải quyết được các thách thức mới để tiếp tục thu hẹp khoảng cách so với các địa phương phát triển khác, bao gồm việc tái cơ cấu nền kinh tế và nâng cao cơ hội việc làm. Thị xã Đông Triều tiếp tục xây dựng và đặt ra các mục tiêu mới nhằm định hướng phát triển của thị xã Đông Triều trong những năm 2021-2025, cụ thể như sau:
- Mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đến năm 2025, thị xã Đông Triều có nền kinh tế đa dạng hơn, với ngành dịch vụ chiếm phần lớn trong tỷ trọng nền kinh tế, Đông Triều trở thành trung tâm giáo dục đào tạo, một trong những đầu tàu tăng trưởng của tỉnh, trung tâm du lịch tâm linh, phật giáo của cả nước. Đông Triều phát triển thành một đô thị thông minh, là đô thị điển hình trong việc thực hiện cụ thể hóa chuyển đổi theo hướng phát triển bền vững với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại. Phát triển kinh tế đảm bảo hài hòa với phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa truyền thống công nhân vùng mỏ. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với việc tăng cường quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Văn hóa - thông tin và khác Giáo dục-đào tạo
25%
Nông lâm nghiệp, thủy lợi 19%
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và các điểm dân cư Công nghiệp, xây dựng, giao thông Dịch vụ, thương mại, du lịch 33% 4% 18% 1% - Mục tiêu cụ thể:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân (tính theo giá trị tăng thêm) giai đoạn 2021- 2025 đạt 13,6%/năm, giai đoạn 2025-2030 đạt khoảng 7%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế (tính theo giá trị tăng thêm): Năm 2025, dịch vụ chiếm khoảng 44%; Công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 51,5%; Nông nghiệp chiếm khoảng 4,5%. Năm 2030, dịch vụ chiếm 48%, công nghiệp - xây dựng chiếm 49%, nông nghiệp chiếm 3%.
+ GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành): năm 2025 đạt khoảng 9.000 USD; đến năm 2030 đạt khoảng 23.000 USD.
+ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 12%/năm. Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2021-2025 như sau:
Hình 3.1 Biểu đ cơ cấu đầu tƣ công giai đoạn 2021-2025 của thị xã Đông Triều
(UBND Thị xã Đông Triều)
Trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tập trung vào một số dự án trọng điểm, dự án lớn như sau:
Đối với ngân sách Trung ư ng 23.300 triệu đồng, trong đó năm 2020 đã thực hiện 6.500 triệu đồng, năm 2021 là 16.800 triệu đồng.
Đối với vốn ngân sách tỉnh 478.565 triệu đồng, theo Kế hoạch trung hạn của
- Vốn đã phân bổ giai đoạn 2020-2021 là 249.358 triệu đồng, trong đó: vốn đã thực hiện năm 2020 là 227.936 triệu đồng; Vốn kế hoạch năm 2021 là 21.422 triệu đồng
- Vốn đầu tư công từ ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025 là 229.207 triệu đồng phân bổ cho các dự án tỉnh hỗ trợ như: dự án cải tạo, nâng cấp đường 186 đoạn từ km0+850 đến km10+650 thị xã Đông Triều hỗ trợ 20.000 triệu đồng, dự án đường giao thông từ phường Đông Triều đến khu di tích lịch sử hệ thống lăng mộ vua Trần thị xã Đông Triều 16.992 triệu đồng, dự án Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Kim Sơn (Hạng mục cống thoát nước thải + bể xử lý nước thải, đường bê tông) 10.000 triệu đồng, dự án Đường dẫn và cầu từ xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều sang xã Văn Đức thị xã Chí Linh 70.000 triệu đồng, Chương trình hỗ trợ nông thôn mới 41.210 triệu đồng, nông thôn kiểu mẫu 32.769 triệu đồng, hỗ trợ xây dựng trụ sở 03 xã 27.500 triệu đồng (An Sinh 9.500 triệu đồng, Tràng An 9.000 triệu đồng, Yên Thọ 9.000 triệu đồng)…
Đối với ngân sách thị xã: 1.202.591 triệu đồng
- Vốn đã phân bổ giai đoạn 2020-2021 là 368.783 triệu đồng: Vốn đã thực hiện năm 2020: 149.808 triệu đồng; Vốn kế hoạch năm 2021 đã phân bổ 218.975 triệu đồng.
- Phương án phân bổ chi tiết vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2021-2025: 797.141 triệu đồng như sau: Phụ lục 2
Đối với nguồn vốn khác: 150.153 triệu đồng
Tiếp tục huy động các nguồn lực khác của địa phương, xã hội hóa, huy động đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,... tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất thiết yếu cho thị xã. Năm 2020 đã phân bổ 9.500 triệu đồng (Ngân hàng Techcombank hỗ trợ dự án Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Hồng Phong, thị xã Đông Triều; HM: Nhà học, nhà hiệu bộ, nhà đang năng, nhà vệ sinh, nhà để xe và các hạng mục hạ tầng 14.000 triệu đồng, năm 2020 phân bổ 7.000 triệu đồng, Quân khu III hỗ trợ dự án Căn cứ chiến đấu thị xã Đông Triều tại phường Mạo Khê và xã Bình Khê, thị xã Đông Triều 2.500). Giai đoạn 2021-2025 là 140.653 triệu
đồng (Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến đường từ tỉnh lộ 332 đến thôn Bình Lục Thượng 5.161 triệu đồng; dự án Tuyến đường liên xã Hồng Thái Tây - xã Hồng Thái Đông 10.640 triệu đồng; dự án Trường THCS Lê Hồng Phong 7.000 triệu đồng; dự án Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Kim Sơn 44.453 triệu đồng; dự án Nâng cấp khu trung tâm văn hóa khu di tích Đệ tứ chiến khu chùa Bắc Mã và Bình Dương thị xã Đông Triều 18.000 triệu đồng;Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản suất theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp 15.392 triệu đồng; dự án Nạo vét, xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải khu vực sông Nguyễn 1.000 triệu đồng; dự án Nâng cấp tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, phường Mạo Khê 20.180 triệu đồng; dự án Căn cứ chiến đấu thị xã Đông Triều tại phường Mạo Khê và xã Bình Khê, thị xã Đông Triều 12.000 triệu đồng).
3.2. Nhu cầu về vốn đầu tư của thị xã Đông Triều
Vốn đầu tư phát triển các ngành kinh tế:
- Đối với công nghiệp: Tập trung chỉ đạo thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư để các doanh nghiệp đầu tư vào các cụm công nghiệp và các điểm công nghiệp đã quy hoạch.
- Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản: Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản suất theo đề án tái cơ cấu nông nghiệp (Hạ tầng sản xuất vùng tập trung Bình Dương, Bình Khê, Hưng Đạo, Tràng An, Kim Sơn, Hồng Thái Đông, Hồng Phong, An Sinh) có tổng mức đầu tư 34.955 triệu đồng, Tràng An - Bình Khê - Tràng Lương có tổng mức đầu tư 15.000 triệu đồng,..., kiên cố hóa kênh mương, nạo vét, xây kè các tuyến mương, tuyến kênh, suối (Mương tiêu thoát nước từ ngã 06 vào Tràng An có tổng mức đầu tư 15.000 triệu đồng, Cầu Máng Bình Khê có tổng mức đầu tư 33.000 triệu đồng,...).
- Đối với ngành thương mại, du lịch: Tập trung nguồn lực đầu tư các trung tâm thương mại của thị xã (khu trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp gắn với công trình Cổng tỉnh, khu trung tâm thương mại phía Bắc đường tránh, tại phường Kim Sơn, phường Mạo Khê, các trung tâm thương mại trong các khu đô thị). Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hướng dẫn viên phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn thị xã và từng bước mở rộng hoạt động du lịch ra ngoài thị xã Đông Triều.
- Về hạ tầng giao thông: Hoàn chỉnh quy hoạch trên toàn thị xã, xây dựng, nâng cấp cải tạo một số tuyến đường như: Nâng cấp tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, phường Mạo Khê (từ ngã 4 Hoàng Thạch vào nhà máy xi măng Hoàng Thạch); Hạng mục: Thảm nhựa mặt đường bê tông có tổng mức đầu tư 11.400 triệu đồng; Nâng cấp tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, phường Mạo Khê (từ ngã 4 Hoàng Thạch vào đuờng tàu); Hạng mục: Thảm nhựa mặt đường bê tông có tổng mức đầu tư
4.400 triệu đồng; Nâng cấp tuyến đường từ nhà văn hoá thôn Trạo Hà đến trường cấp 3 Đông Triều, phường Đức Chính; Hạng mục: Đường bê tông, mương thoát nước có tổng mức đầu tư 6.450triệu đồng; …
- Về Giáo dục và Đào tạo: Thị xã có 100% số trường hệ công lập thuộc 4 cấp học (từ mầm non đến THPT) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó khối trường mầm non, tiểu học có có 57,1% trường đạt chuẩn mức độ 2. Để phát huy các kết quả đạt được thị xã tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nâng cấp phòng học, đẩy mạnh hóa trường lớp như Trường THCS Nguyễn Du xây chuyển ra vị trị mới có tổng mức đầu tư 35.000 triệu đồng, Nhà thi đấu đa năng trường PTTH Hoàng Quốc Việt có tổng mức đầu tư 8.780 triệu đồng,…
- Các dự án công trình khác: Trung tâm y tế Đông Triều duy trì đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí mới tại 100% xã, phường; số giường bệnh đạt 92 giường/1 vạn dân, tuy nhiên để duy trì chuẩn quốc gia về y tế, thị xã phải tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các nhà văn hóa, trung tâm hành chính của thị xã: Nhà làm việc khối đoàn thể xã Thủy An, thị xã Đông Triều có tổng mức đầu tư 6.000 triệu đồng, Nhà làm việc khối đoàn thể xã Bình Dương, thị xã Đông Triều có tổng mức đầu tư 6.000 triệu đồng, Nhà làm việc khối đoàn thể xã Tràng Lương, thị xã Đông Triều có tổng mức đầu tư 6.000 triệu đồng. Xây dựng nhà văn hóa đa năng thị xã, trung tâm huấn luyện và đào tạo thể dục thể thao, sân vận động, bể bơi,…
Tổng vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021- 2025 khoảng: 797.141 triệu đồng. Bao gồm: Nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp trên (ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh) hỗ trợ: 229.207 triệu đồng; Nguồn vốn ngân sách thị xã và các nguồn huy động khác 567.934 triệu đồng
3.3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tƣ công trên địa bànthị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
3.3.1. Từng bước bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư công
• Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản quản lý nhà nước về đầu tư
công trên địa bàn thị xã
Hệ thống pháp luật về ĐTC nhằm để định hướng, hướng dẫn, tạo lập hành lang, là khuôn khổ pháp lý, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý ĐTC đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Để nâng cao hiệu lực QLNN về ĐTC trên địa bàn, yêu cầu bức thiết là UBND thị xã Đông Triều phải rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy định mới, phù hợp với Luật Đầu tư công, các luật có liên quan và thực tiễn hoạt động ĐTC tại địa phương:
- Trước hết, cần quy định chế độ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân và sự phối hợp thực thi chức trách trong việc lập và phê duyệt: quy hoạch, kế hoạch, chính sách phân bổ vốn NSNN, quản lý dự án, thanh kiểm tra ĐTC. Trong đó, quy định cụ thể về các trường hợp vi phạm và biện pháp chế tài, xử lý về kỷ luật hành chính và trách nhiệm vật chất để ngăn ngừa, răn đe, nhất là đối với những hành vi: phê duyệt quy hoạch sai; quyết định đầu tư thiếu căn cứ; can thiệp cá nhân trong lựa chọn dự án, quy mô thiết kế của dự án; thiếu trách nhiệm trong lập và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến qui mô đầu tư không phù hợp, không đồng bộ, lựa chọn công nghệ sản xuất không phù hợp, lạc hậu dẫn đến ĐTC kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. - Xây dựng và ban hành tiêu chí các dự án ưu tiên đầu tư (quan trọng, cấp bách, hiệu
quả KT-XH cao) và tiêu chí đánh giá hiệu quả KT-XH của các dự án ĐTC trên địa bàn (tính phù hợp, tính hiệu quả, tính bền vững, tính lan tỏa) làm cơ sở cho quá
trình lựa chọn, thẩm định và đánh giá chương trình, dự án ĐTC; sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả, thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống. - Rà soát, định kỳ cập nhật biến động thị trường để làm cơ sở để ban hành hệ thống
quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, làm cơ sở cho cơ quan QLNN, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn quản lý tốt hơn đối với chất lượng hoạt động lập hồ sơ dự án đầu tư, dự toán và quyết toán các dự án ĐTC.
• Sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư công
Chất lượng hoạt động QLNN về ĐTC trong tất cả các khâu được quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng, đó là tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ CBCC có liên quan đến dự án ĐTC. Việc đổi mới tổ chức bộ máy cần được thực hiện theo hướng tăng cường chức năng quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Đồng thời tăng cường phối hợp trách nhiệm trong thực hiện các khâu có liên quan của chu trình quản lý dự án đầu tư, QLNN về ĐTC và sử dụng vốn đầu tư phát triển.
Đối với bộ máy chuyên trách quản lý vốn tại các dự án đầu tư phát triển từ NSNN, việc đổi mới cơ cấu tổ chức cần bảo đảm tăng cường chức năng quản lý nghiệp vụ, hướng tới tính chuyên nghiệp trong QLNN về ĐTC, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Bổ sung các quy định, quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN về ĐTC, nhất là dự án đầu tư NSNN. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm cho người đứng đầu về những hành vi nhũng nhiễu, chậm tiến độ ở mỗi công đoạn của quá trình ĐTC.
Xây dựng hệ thống thông tin theo dõi dự án từ khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư, kế hoạch vốn, triển khai dự án đến lúc hoàn thành dự án đưa vào sửdụng. Điều này giúp cho các cơ quan liên quan nắm được tình hình thực hiện các dự án ĐTC mà không phụ thuộc quá nhiều vào chế độ thông tin của đơn vị trực tiếp thực hiện dự án. Đồng thời, có cơ chế phối hợp về chế độ báo cáo về thông tin, tình hình thực hiện các dự án ĐTC, đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan QLNN về ĐTC trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, hạn chế thấp nhất những chồng chéo, lấn sân lẫn nhau.
3.3.2. Cải thiện các hoạt động tổ chức thực hiện đầu tư công
• Nâng chất lượng công tác lập, thẩm định quy hoạch.
Quy hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng cho việc hoạch định kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, hàng năm, kế hoạch huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ; đồng thời, phải bao gồm đồng bộ các chính sách, biện pháp cụ thể, có tính khả thi, bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.