Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ trên địa bàn thị xã

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 46 - 54)

Đông Triều giai đoạn 2015 - 2020

2.2.1. Mục tiêu

Tại hội nghị công bố các quy hoạch chiến lược và xúc tiến đầu tư thị xã Đông Triều đã đề ra các mục tiêu trọng tâm:

- Thị xã cần chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực để đảm bảo sự phát triển toàn diện và đồng bộ; gắn chặt chẽ công tác quy hoạch với xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, cần quan tâm tích cực đến việc tuyên truyền việc công bố các bản quy hoạch sâu rộng tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch.

- Thị xã cần lập các kế hoạch phân bố và thu hút nguồn đầu tư dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án tiên phong

để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp. Các cấp chính quyền từ thị xã đến các cấp xã, phường cần nâng cao hiệu quả quả cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị hành chính công đồng thời đánh giá sự hài lòng của người dân.

- Mục tiêu phát triển được đặt ra đối với thị xã Đông Triều là đến năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại III, có nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp đa dạng và bền vững, là đầu mối thương mại của vùng, điểm đến du lịch và là một trong những đô thị hàng đầu của tỉnh Quảng Ninh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015 – 2020 đạt 14,2%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 5.200USD/người/năm. Về không gian đô thị, thị xã sẽ phát triển với 15 phân khu chức năng , trong đó khu vực trung tâm được xác định là trục đô thị kết nối giữa các phường, xã Xuân Sơn, Kim Sơn, Tràng An và Đức Chính.

- Tiếp tục phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của địa phương.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, góp phần tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, cơ chế quản lý đầu tư phù hợp, để ngày càng nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước.

- Sử dụng tiết kiệm tài nguyên và các nguồn lực, bảo đảm an ninh quốc gia, cải thiện hiệu quả các hoạt động đầu tư cả về kinh tế – văn hóa – xã hội và bảo vệ môi trường, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương theo yêu cầu phát triển bền vững.

2.2.2. Công cụ

2.2.2.1. Pháp luật

Văn bản pháp lý cao nhất về đầu tư là Luật đầu tư 2020, Dưới luật là hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành như nghị định, quyết định, nghị quyết do Chính phủ ban hành, thông tư do các bộ ban hành, các văn bản hành chính do các bộ, chính quyền địa phương ban hành.

Bên cạnh Luật đầu tư và các văn bản dưới luật có liên quan, hoạt động đầu tư còn chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế xuất, nhập khẩu,…

Thị xã ban hành các văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành các quy định của các cơ quan cấp trên. Còn văn bản áp dụng quy phạm pháp luật được ban hành để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể đối với đối tượng cụ thể như các quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỉ luật, điều động công tác đối với cán bộ công chức Nhà nước. Ngoài ra, các hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông triều còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý:

+ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

+ Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

+ Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

+ Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. + Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về việc phê duyệt đề án: Điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030"

2.2.2.2. Quy hoạch, kế hoạch

Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 25/7/2016 về việc phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu xây dựng, phát triển thị xã Đông Triều đảm bảo các tiêu chí là đô thị đô thị loại III vào năm 2020 (dân số 200.000 người), tương xứng với đô thị loại II vào năm 2030 (dân số 220.000 người) trong tiểu vùng phía Tây của tỉnh Quảng Ninh. Bằng sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền thị xã Đông Triều trong thời gian qua đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực để đảm bảo sự phát triển toàn diện và đồng bộ; gắn chặt chẽ công tác quy hoạch với xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó, cần quan tâm tích cực đến việc tuyên truyền việc công bố các bản quy hoạch sâu rộng tới các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch. Thị xã lập các kế hoạch phân bố và thu hút nguồn đầu tư dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án tiên phong để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp. Các cấp chính quyền từ thị xã đến các cấp xã, phường cần nâng cao hiệu quả quả cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị hành chính công đồng thời đánh giá sự hài lòng của người dân. Mặt khác kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, thị xã đầu tư theo đúng các quy hoạch đã được công bố. Đồng thời các doanh nghiệp cần đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp sử dụng công nghệ cao và lĩnh vực du lịch, tâm linh.

2.2.2.3. Chính sách

Tại thị xã Đông Triều, các chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi và ưu đãi đầu tư được triển khai dưới các hình thức:

- Các ưu đãi về thuế bao gồm trực tiếp miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới thành lập trong 4 năm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp còn 10% trong vòng từ 10-15 năm; chuyển lỗ; thành lập các khu vực đặc biệt trong đó áp dụng các chế độ thuế thấp, hoặc miễn thuế), ưu đãi cho việc đầu tư cơ bản (khấu hao nhanh, khấu trừ thuế, cho nợ thuế, hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp dùng lợi nhuận tái đầu tư ở chính nước nhận đầu tư), giảm các rào cản đối với các hoạt động xuyên quốc gia (giảm thuế nhập khẩu, giảm phí hải quan, đánh thuế thấp đối với người lao động nước ngoài có thu nhập cao; giảm bảo hiểm xã hội; ...), các ưu đãi khác về thuế

(miễn, giảm các loại thuế khác cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt ...; cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn giữa việc đóng thuế theo tình hình thực tế hay đóng chọn gói hàng năm một số tiền nhất định; ...)

- Các ưu đãi khác về tài chính như tài trợ, cho vay ưu đãi; bảo lãnh vốn vay và ưu tiên trong việc tiếp cận các khoản tín dụng; miễn, giảm tiền thuê đất; bán hoặc cho thuê đất đai, nhà xưởng với giá ưu đãi; thành lập các khu vực đặc biệt dành cho các nhà đầu tư nước ngoài cùng với các thoả thuận đặc biệt về thủ tục hải quan và thuế quan (KCN, KCX…); cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ kinh doanh, cung cấp thông tin; hỗ trợ việc đào tạo lao động; hỗ trợ làm các thủ tục hành chính; hỗ trợ tạm thời tiền lương trong thời gian đầu mới hoạt động; cung ứng các hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho hoạt động của dự án đầu tư với giá ưu đãi; ...

- Ưu đãi miễn thực hiện một số qui định pháp luật, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện một số yêu cầu của luật pháp hoặc các qui định của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, thường là các qui định nhằm hạn chế đầu tư (yêu cầu về bảo vệ môi trường, về lao động, về xã hội, ...). Các ưu đãi này thường được dành riêng cho từng dự án cụ thể.

Danh sách một số chính sách ưu đãi và cải cách thủ tục hành chính, cải thiện đầu tư của tỉnh Quảng Ninh: Phụ lục 01

Phòng Tài nguyên – Môi trƣờng Phòng Quản lý đô thị

Phòng Tài chính – Kế hoạch Phòng Kinh tế

Phòng nội vụ - Lao động thương binh và xã hội Phòng HĐND &UBND Thanh tra Phòng tư pháp 2.2.2.4. Mô hình Phó chủ tịch phụ trách kinh tế Phó chủ tịch phụ trách nội chính Phó chủ tịch phụ trách văn xã

Hình 2.2: Sơ đ t chức quản lý nhà nƣớc của UBND thị xã Đông Triều

(UBND thị xã Đông Triều) *In đậm: các phòng ban có liên quan đến hoạt động đầu tư, trong đó phòng Tài chính – Kế hoạch là đầu mối quản lý nhà nước về đầu tư.

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thị xã Đông Triều là cơ quan tham mưu, giúp UBND thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND thị xã và theo quy định của pháp luật, góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc

Chủ tịch UBND Thị xã Đông Triều Phòng y tế Phòng Văn hóa – thông

tin Phòng giáo dục

lĩnh vực công tác ở địa phương.

Các cơ quan này sẽ chịu sự Chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thị xã, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng Tài chính – Kế hoạch

Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan thuộc UBND thị xã Đông Triều, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND thị xã và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở tài chính - Vật giá, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.

Phòng Tài chính – Kế hoạch làm việc theo chế độ Thủ trưởng, trong đó:

- Trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Thị ủy, HÐND, UBND thị xã về toàn bộ công việc của phòng.

- Phó trưởng phòng: chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về công việc được phân công phụ trách, được ủy quyền thay mặt Trưởng phòng duy trì, điều hành hoạt động của phòng khi Trưởng phòng đi công tác vắng.

- Cán Bộ, viên chức phòng Tài chính – Kế hoạch: chịu trách nhiệm cá nhân trước Trưởng phòng về thực hiện nhiệm vụ được phân công

a) Chức năng

Tham mưu cho UBND thị xã quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch, kế hoạch - đầu tư, đăng ký kinh doanh, quản lý tài chính - vật giá, xổ số kiến thiết trên địa bàn thị xã.

b) Nhiệm vụ

* Công tác quy hoạch

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn thị xã, báo cáo UBND thị xã trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. - Phối hợp với các ngành chức năng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành

- Tổ chức thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

* Công tác quản lý đầu tư và xây dựng

- Tổng hợp nhu cầu xây dựng cơ bản trên địa bàn thị xã, đề xuất bố trí vốn cho các dự án đầu tư, trình HÐND thị xã thông qua, báo cáo UBND tỉnh và các Sở chuyên nghành phê duyệt.

- Đối với dự án do UBND tỉnh giao UBND thị xã làm chủ đầu tư: thực hiện chức năng đầu mối trong việc thẩm định dự án đầu tư, công tác xét thầu, hồ sơ quyết toán, báo cáo UBND thị xã trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND thị xã: Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư (hoặc báo cáo đầu tư) trình UBND thị xã quyết định. Ngoài ra, tham mưu cho UBND thị xã trong việc xét thầu, hướng dẫn các chủ đầu tư trong việc tổ chức đấu thầu (hoặc chỉ định thầu), thẩm định hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, trình UBND thị xã quyết định. Và chủ trì thẩm định quyết toán các công trình báo cáo Ủy ban nhân thị xã quyết định.

- Triển khai các văn bản quy định của Nhà nước, của địa phương về công tác quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn thị xã.

* Công tác tài chính, vật giá, đăng ký kinh doanh, xổ số kiến thiết

i. Công tác tài chính

- Lập dự toán thu chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân thị xã thông qua, báo cáo UBND tỉnh và Sở tài chính - Vật giá Quảng Ninh.

- Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân thị xã xây dựng và thực hiện dự toán ngân sách.

- Căn cứ chi tiêu phân bổ ngân sách của tỉnh và nghị quyết của HÐND thị xã, xây dựng kế hoạch phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng phòng ban, đơn vị trực thuộc UBND thị xã.

- Lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách báo cáo UBND thị xã, trình UBND tỉnh và Sở tài chính - Vật giá.

- Triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật ngân sách trên địa bàn thị xã.

ii. Công tác vật giá

- Thẩm định giá các loại hàng hoá theo phân cấp (với cấp thị xã được thẩm định những lô hàng hoặc những hàng hóa đơn chiếc có giá trị dưới 50 triệu đồng).

- Thực hiện chức năng đầu mối thẩm định giá các loại hàng hoá có giá trị trên 50 triệu đồng, báo cáo UBND thị xã trước khi trình UBND tỉnh, Sở tài chính - Vật giá phê duyệt.

iii. Công tác đăng ký kinh doanh:

Tham mưu cho UBND thị xã quản lý, tổ chức thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh tế tập thể và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã.

iv. Công tác hoạt động xổ số kiến thiết

- Tham mưu cho UBND thị xã chỉ đạo phòng đại diện xổ số kiến thiết về chủ trương, biện pháp thực hiện phát hành xổ số kiến thiết trên địa bàn, nhằm không ngừng tăng nguồn thu cho ngân sách, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn thị xã.

- Phối hợp cùng các ngành chức năng tham gia thực hiện các biện pháp chống tệ nạn số đề trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w