Từng bước bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về đầu tư công

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 86 - 88)

Xây dựng mới, bổ sung, sửa đổi các văn bản quản lý nhà nước về đầu tư

công trên địa bàn thị xã

Hệ thống pháp luật về ĐTC nhằm để định hướng, hướng dẫn, tạo lập hành lang, là khuôn khổ pháp lý, là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản lý ĐTC đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Để nâng cao hiệu lực QLNN về ĐTC trên địa bàn, yêu cầu bức thiết là UBND thị xã Đông Triều phải rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy định mới, phù hợp với Luật Đầu tư công, các luật có liên quan và thực tiễn hoạt động ĐTC tại địa phương:

- Trước hết, cần quy định chế độ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân và sự phối hợp thực thi chức trách trong việc lập và phê duyệt: quy hoạch, kế hoạch, chính sách phân bổ vốn NSNN, quản lý dự án, thanh kiểm tra ĐTC. Trong đó, quy định cụ thể về các trường hợp vi phạm và biện pháp chế tài, xử lý về kỷ luật hành chính và trách nhiệm vật chất để ngăn ngừa, răn đe, nhất là đối với những hành vi: phê duyệt quy hoạch sai; quyết định đầu tư thiếu căn cứ; can thiệp cá nhân trong lựa chọn dự án, quy mô thiết kế của dự án; thiếu trách nhiệm trong lập và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến qui mô đầu tư không phù hợp, không đồng bộ, lựa chọn công nghệ sản xuất không phù hợp, lạc hậu dẫn đến ĐTC kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. - Xây dựng và ban hành tiêu chí các dự án ưu tiên đầu tư (quan trọng, cấp bách, hiệu

quả KT-XH cao) và tiêu chí đánh giá hiệu quả KT-XH của các dự án ĐTC trên địa bàn (tính phù hợp, tính hiệu quả, tính bền vững, tính lan tỏa) làm cơ sở cho quá

trình lựa chọn, thẩm định và đánh giá chương trình, dự án ĐTC; sử dụng hệ thống theo dõi đánh giá dựa trên kết quả, thay thế cách theo dõi đánh giá truyền thống. - Rà soát, định kỳ cập nhật biến động thị trường để làm cơ sở để ban hành hệ thống

quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, làm cơ sở cho cơ quan QLNN, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn quản lý tốt hơn đối với chất lượng hoạt động lập hồ sơ dự án đầu tư, dự toán và quyết toán các dự án ĐTC.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư công

Chất lượng hoạt động QLNN về ĐTC trong tất cả các khâu được quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng, đó là tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ CBCC có liên quan đến dự án ĐTC. Việc đổi mới tổ chức bộ máy cần được thực hiện theo hướng tăng cường chức năng quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Đồng thời tăng cường phối hợp trách nhiệm trong thực hiện các khâu có liên quan của chu trình quản lý dự án đầu tư, QLNN về ĐTC và sử dụng vốn đầu tư phát triển.

Đối với bộ máy chuyên trách quản lý vốn tại các dự án đầu tư phát triển từ NSNN, việc đổi mới cơ cấu tổ chức cần bảo đảm tăng cường chức năng quản lý nghiệp vụ, hướng tới tính chuyên nghiệp trong QLNN về ĐTC, quản lý vốn đầu tư phát triển từ NSNN. Bổ sung các quy định, quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả QLNN về ĐTC, nhất là dự án đầu tư NSNN. Trong đó, xác định rõ trách nhiệm cho người đứng đầu về những hành vi nhũng nhiễu, chậm tiến độ ở mỗi công đoạn của quá trình ĐTC.

Xây dựng hệ thống thông tin theo dõi dự án từ khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư, kế hoạch vốn, triển khai dự án đến lúc hoàn thành dự án đưa vào sửdụng. Điều này giúp cho các cơ quan liên quan nắm được tình hình thực hiện các dự án ĐTC mà không phụ thuộc quá nhiều vào chế độ thông tin của đơn vị trực tiếp thực hiện dự án. Đồng thời, có cơ chế phối hợp về chế độ báo cáo về thông tin, tình hình thực hiện các dự án ĐTC, đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan QLNN về ĐTC trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, hạn chế thấp nhất những chồng chéo, lấn sân lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w