Mô hình quản lý

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 38 - 40)

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư là bộ phận cấu thành của bộ máy quản lý nhà nước của một quốc gia. Bộ máy này mang tính độc lập tương đối, bao gồm các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với đầu tư từ Trung ương đến địa phương. Bộ máy này cần tuân thủ những nguyên tắc của khoa học tổ chức nói chung và cả những nguyên tắc chính trị - xã hội phản ánh đặc trưng riêng của mỗi Nhà nước. Bộ máy quản lý nhà nước được thực hiện bởi ba

Bộ hoặc cơ quan chuyên trách QLĐT cấp trung ương

nhóm cơ quan: Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và cơ quan hành pháp. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về đầu tư được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp, trong đó cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính phủ; các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc Chính phủ bao gồm các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ; chính quyền địa phương (Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương).

Hình 1.1 Mô hình bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư

(Giáo trình Kinh tế Đầu tư, tr.184)

Bộ máy quản lý Nhà nước về đầu tư được chia thành nhiều cấp. Ở cấp trung ương, thường có một Bộ hoặc một cơ quan chuyên trách trợ giúp cho Chính phủ làm đầu mối quản lý hoạt động đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong phạm vi lãnh thổ nước mình và hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Cơ quan đầu mối này có thể thay đổi theo thời gian. Bên cạnh đó, còn có nhiều bộ, ban ngành khác tham gia quản lý Nhà nước hoạt động đầu tư (Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ...). Ở cấp tỉnh có Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh, các sở, ban ngành. Ngoài ra, ở một số nước còn có bộ máy quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w