Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank. (Trang 82 - 84)

Trước hết, do hiện tại các kênh phân phối của MB khá đa dạng tuy nhiên việc kết nối, tương tác giữa các kênh còn độc lập, chưa có sự liên kết, tích hợp với nhau, MB Bank cần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo kiến trúc linh hoạt, ổn định đảm bảo các chuẩn mở sẵn sàng cho việc kết nối tích hợp các API, hỗ trợ cho việc phát triển và tích hợp dễ dàng với các kênh phân phối. Nghiên cứu, mua sắm các giải pháp xác thực khách hàng tiên tiến, các giải pháp nâng cao tính an toàn bảo mật cho hoạt động kinh doanh số. Cùng với đó, cần xây dựng các cơ chế, quy định và các giải pháp quản lý công nghệ thông tin nhằm phân cấp, phân quyền phù hợp để có thể khoanh vùng, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất tổn thất khi rủi ro xảy ra.

MB Bank cần ưu tiên nguồn lực triển khai mới hệ thống Corebanking. Corebanking là xương sống của ngân hàng và là dự án phức tạp với chi phí rất lớn nên Ngân hàng cần ưu tiên nguồn lực để nghiên cứu, đánh giá kỹ các giải pháp trên thị trường để có thể lựa chọn được công nghệ, giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng có thể linh hoạt, mở rộng để cung cấp các sản phẩm dịch vụ theo xu hướng số. Một số ngân hàng trong nước cũng đang triển khai hệ thống corebanking mới.

MB Bank có thể tham khảo kinh nghiệm triển khai hệ thống Corebanking của Vietinbank. Năm 2017, Vietinbank đưa vào sử dụng hệ thống Corebanking mới (Sunshine) trên toàn hệ thống. Hệ thống Sunshine của Vietinbank có thể hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi số trong thời gian tới. Với hệ thống Corebanking mới này, Vietinbank có thể cung cấp những tiện ích rất tốt cho các giao dịch viên của ngân hàng, giúp họ tiếp cận với văn hóa Omni Channel một cách tự nhiên và thuận tiện hơn

Không chỉ cung cấp tính năng giao dịch, giao diện của Touch Point (phần mềm giao dịch chi nhánh) còn như một hệ thống quản lý quan hệ khách hàng thu nhỏ với góc nhìn 360o về khách hàng. Đồng thời, hệ thống này cũng có khả năng quản lý bán hàng, hỗ trợ bán chéo khá hấp dẫn; Màn hình giao dịch của Touch Point

cung cấp một bảng thông tin khách hàng tổng hợp với đầy đủ thông tin cần thiết về quan hệ khách hàng; Các tùy chọn dịch vụ thích hợp các cơ hội bán chéo sản phẩm. Thông qua màn hình, giao dịch viên có thể theo dõi đầy đủ tương tác với khách hàng trong toàn bộ hệ thống, trên các kênh khác nhau để có thể hiểu thêm về hành động và sự lựa chọn của khách hàng, tìm biện pháp xử lý những vướng mắc còn tồn đọng. Ngoài ra, những ghi chú được định dạng sẵn của hệ thống cũng góp phần làm rõ thông tin liên quan đến giao dịch của khách hàng Hơn thế nữa, thông tin khách hàng còn được tổng hợp và xử83 lý một phần để phục vụ công tác bán hàng. Hệ thống cung cấp cho nhân viên giao dịch bộ công cụ bán hàng khá hoàn chỉnh như: Phân tích nhu cầu tài chính từ các tài sản và khoản nợ hiện thời; sở thích giao dịch của khách hàng; so sánh sản phẩm dựa trên các tính năng, mức phí và lãi suất cùng các kịch bản bán hàng; quản lý các cơ hội và khách hàng tiềm năng Một điểm ưu việt khác của Touch Point là khả năng tối ưu hóa giao dịch trên từng kênh riêng lẻ cũng như toàn bộ hệ thống đồng thời tăng cường khả năng bán chéo và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi giao dịch đa kênh.

Trong triển khai ngân hàng số vấn đề quan trọng nhất là tích hợp đa kênh, có nghĩa là khách hàng có thể chọn bất cứ kênh nào của ngân hàng để giao dịch và trải nghiệm của khách hàng trên các kênh là giống nhau, khách hàng có thể bắt đầu giao dịch/tương tác với ngân hàng từ một kênh và kết thúc ở kênh khác. Khách hàng giao dịch qua kênh nào thì cũng có cảm giác là đang giao dịch với một người chứ không phải với nhiều người khác nhau. Điều này đòi hỏi sự hỗ trợ của công nghệ và cụ thể là phần mềm lớp giữa linh hoạt, dễ dàng tích hợp với các kênh phân phối. MB Bank đang ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi trong những năm tới. Tuy nhiên, hạng mục quản lý tích hợp đa được xem là hệ thống công nghệ thông tin rất quan trọng trong các giải pháp kênh phân phối nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ số cho khách hàng một cách đồng bộ, nhanh chóng và tạo cảm giác trải nghiệm tốt cho khách hàng. Do đó, Ngân hàngnghiên cứu, triển khai dự án này sau khi hoàn thành hệ thống Corebanking mới và sẽ tích hợp với hệ thống Corebanking mới cũng như các ứng dụng khác của ngân hàng.

Bên cạnh đó, MB Bank cần quản lý chặt chẽ các dự án với tiêu chí hàng đầu là phục vụ tốt hơn cho khách hàng: theo kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới, có nhiều dự án được triển khai đơn lẻ, độc lập nhau đạt kết quả tốt nhưng đánh giá tổng thể lại không giúp gia tăng lợi nhuận đáng kể. Thậm chí tiêu chí phục vụ tốt hơn và tương tác nhiều hơn với khách hàng cũng không đảm bảo do có nhiều đơn vị độc lập thực hiện. Do đó, với chiến lược đầu tư công nghệ thông tin gồm rất nhiều dự án, thay vì chia nhỏ công việc cho các đơn vị/Ban quản lý dự án độc lập, MB Bank nên xác định công việc cần làm để có thể phục vụ và mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Từ đó, tính toán/quyết định việc triển khai những dự án cẩn thận theo thước đo là gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank. (Trang 82 - 84)