Đa dạng các kênh phân phối dịch vụ ngân hàngsố

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank. (Trang 87 - 88)

Kênh phân phối dịch vụ ngân hàng số có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của ngân hàng thương mại, vì vậy, MB Bank cần đầu tư để phát triển đa dạng các kênh phân phối qua các biện pháp như

Thứ nhất, MB Bank cần nghiên cứu hoàn thiện kênh Chatbot. Theo các chuyên gia công nghệ tài chính dự báo trong tương lai gần, có thể khách hàng chỉ tiếp xúc với ngân hàng thông qua ứng dụng trên điện thoại di động và Chatbot. Chatbot được xây dựng trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và “máy học” căn cứ trên dữ liệu được thu thập, tích lũy trong lịch sử; Một số ngân hàng trên thế giới đã đi đầu xu hướng này như DBS của Singapore triển khai chatbot đầu năm 2017, ngân hàng BoA của Mỹ triển khai đầu năm 2018. Với thị trường Việt Nam, đang trong giai đoạn đầu của quá trình số hóa nên ngân hàng có thể đi đầu triển khai kênh Chatbot theo cả 2 chức năng là giọng nói và chữ viết (voice and text). Chức năng giọng nói phù hợp cho các khách hàng sử dụng smartphone, màn hình nhỏ chủ yếu giao tiếp qua giọng nói. Chức năng chữ viết Chatbot tích hợp vào website hoặc Internet Banking để phục vụ các khách hàng sử dụng máy tính cá nhân, máy tính bảng (chủ yếu khách hàng dân văn phòng).

Thứ hai, Ngân hàng cần phát triển đa dạng các kênh phân phối, tạo điều kiện dễ dàng nhất để khách hàng tiếp cận, kết nối với ngân hàng. Đối với kênh truyền thống cần tập trung số hóa theo định hướng phát triển các hệ thống tự phục vụ, thay đổi không gian giao dịch theo hướng thân thiện, hiện đại hướng đến khách hàng. Đối với các kênh phân phối hiện đại cần tăng cường công tác Marketing và bán hàng, cung cấp các sản phẩm và tiện ích đa dạng một cách tự động Tăng cường mức độ nhận diện của khách hàng đối với các sản phẩm mới bằng cách đưa ra các chỉ dẫn trên web, ứng dụng.

Thứ ba, Ngân hàng cần tăng cường sự kết nối, tương tác giữa các kênh, đảm bảo trải nghiệm đồng nhất của khách hàng trên các kênh tiếp xúc với ngân hàng. Tăng cường mô hình kinh doanh theo định hướng lấy khách hàng làm trung tâm.

Tối ưu hóa các kênh phân phối phù hợp với các đối tượng khách hàng, cho phép khách hàng có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm phù hợp trên các kênh yêu thích.

Thứ tư, MB Bank cần xây dựng, quy hoạch lại hệ thống website MB Bank với công nghệ mới, hỗ trợ điều hướng phù hợp với các thiết bị di động khác nhau. Quan trọng hơn, cấu trúc nội dung phù hợp để website làm nhiệm vụ bán hàng, tạo ra doanh thu. Ngân hàng cần xem xét sử dụng công nghệ mới có khả năng thu thập thông tin, hành vi khách hàng khi truy cập để có thể tiếp cận, chào bán sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp chuyển đổi số của Ngân hàng TMCP Quân đội – MB Bank. (Trang 87 - 88)