13. Rủi ro trong hoạt động thanh toán và phát hành thẻ của ngân hàng thương mại
2.1.3. Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP
Thương Việt Nam giai đoạn 2018-2020
2.1.3.1. Quy mô tài sản có và vốn chủ sở hữu
Bảng 2.1. Tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2015-2020
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng tài sản có (TTSC) 468.898 576.319 672.928 785.963 1.032.313 1.071.299 Tốc độ tăng TTSC (%) - 22,91 16,76 16,80 31,34 3,78 Vốn chủ sở hữu (VCSH) 41.778 42.704 44.260 47.008 51.290 60.789 Trong đó: Vốn điều lệ 23.174 26.650 26.650 35.978 35.978 35.978 Tốc độ tăng VCSH (%) - 2,22 3,64 6,21 9,11 18,52
(Nguồn; Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank, giai đoạn 2015-2020)
Giai đoạn 2015-2020 có thể được coi là thời điểm phát triển nhanh chóng và rực rỡ của Vietcombank với TTSC và VCSH của ngân hàng liên tục tăng. Từ năm 2015 đến năm 2020, TTSC của Vietcombank đã tăng từ 468.898 tỷ đồng lên 1.071.299 tỷ đồng, chênh lệch về giá trị 602.401 tỷ đồng tương ứng 128,47%. Đặc biệt, năm 2019, tổng tài sản của Vietcombank đạt 1.032.313 tỷ đồng, tăng 31,34 % so với năm 2018 và năm 2020 VCSH của Vietcombank tăng 9.499 tỷ đồng, tương
ứng 18,52%. Sự tăng trưởng này được tạo ra bởi sự gia tăng nhanh chóng của lợi nhuận sau thuế và hai lần tăng vốn điều lệ năm 2016, 2018.
Lợi nhuận của Vietcombank tăng qua các năm, trong đó năm 2018 lợi nhuận sau thuế đạt 8.237 tỷ đồng, tăng 23,79%% so với năm 2017. Năm 2019, lợi nhuận sau thuế đạt 8.849 tỷ đồng, tăng 7,43% so với năm 2018. Đặc biệt năm 2020, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đạt 14.455 tỷ đồng, mức lợi nhuận cao nhất trong lịch sử, giúp ngân hàng trở thành quán quân của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2020 (Bảng 2.1). Lợi nhuận tăng nhanh là do Vietcombank đẩy mạnh hiện đại hoá, ứng dụng phần mềm công nghệ hiện đại trong việc quản lý hoạt động kinh doanh. tạo điều kiện cho ngân hàng đáp ứng được sự đa dạng về nhu cầu khách hàng. nâng cao khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đẩy mạnh đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ mới trong lĩnh vực thanh toán quốc tế như bảo lãnh, bao thanh toán trong tài trợ xuất nhập khẩu, hợp đồng ngoại hối tương lai, hợp đồng quyền chọn trong mua bán ngoại tệ. Đồng thời, công tác mở rộng chăm sóc và quan hệ với khách hàng đã được nâng cao, đặc biệt là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong giai đoạn nghiên cứu, Vietcombank không ngừng gia tăng mạng lưới hoạt động mà tốc độ tăng của vốn điều lệ cũng rất cao. Việc tăng nhanh vốn điều lệ không chỉ tăng uy tín của ngân hàng với khách hàng mà còn là cơ sở quan trọng giúp mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả. Từ năm 2015 đến 2020, Vietcombank có hai lần tăng vốn điều lệ, đó là năm 2016 và năm 2018. Năm 2016, vốn điều lệ tăng thêm 3.476.032 triệu đồng, tương ứng 15%. Vốn điều lệ tăng thêm do Vietcombank phát hành thêm 347.603.258 cổ phiếu. Năm 2018, vốn điều lệ tăng thêm 9.327.483 triệu đồng, tương ứng 35%, với số cổ phiếu phổ thông phát hành thêm là 932.748.241 cổ phiếu.
2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn
Trong năm qua, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, Vietcombank chủ trương coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm trong hệ thống nhằm tập trung nguồn lực cho công tác huy động và kinh doanh vốn. Giai đoạn 2015-2020 được coi là giai đoạn nền kinh
tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Với vị thế là một trong những ngân hàng lớn mạnh nhất trên thị trường vốn Việt Nam, Vietcombank nhận được sự tin tưởng từ các nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư trong và ngoài nước. Lượng vốn mà Vietcombank huy động liên tục tăng trong suốt giai đoạn 2015-2020. Nhờ dòng vốn ổn định và tăng trưởng liên tục theo thời gian, Vietcombank có đủ nguồn tài chính vững mạnh làm bàn đạp để trở thành NHTM có chỉ tiêu lợi nhuận cao nhất Việt Nam năm 2020.
Bảng 2.2. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015-2020)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Các khoản nợ chính phủ
và NHNN 32.622 54.093 41.480 54.151 171.385 90.685
Tiền gửi của các TCTD
khác 31.194 33.998 52.011 53.491 56.088 75.648
Vay các TCTD khác 12.924 9.391 20.183 17.847 9.737 -
Tiền gửi của khách
hàng 333.467 423.241 501.511 590.911 708.749 802.115
Phát hành giấy tờ có giá 2.013 2.008 2.007 10.005 18.002 21.419
Các khoản nợ khác 14.899 10.883 11.476 12.549 17.062 20.643
Tổng nguồn vốn huy
động 427.119 533.614 628.668 738.954 981.023 1.010.510
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank, giai đoạn 2015-2020)
Cơ cấu nguồn vốn huy động của Vietcombank trong giai đoạn nghiên cứu được thể hiện trong bảng dưới đây (bảng 2.3). Các nguồn huy động vốn của Vietcombank bao gồm các khoản nợ với chính phủ, NHNN, các TCTD, tiền gửi của người dân, phát hành giấy tờ có giá và các khoản nợ khác. Tiền gửi khách hàng là
nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số vốn huy động của Vietcombank, tỷ lệ luôn trên 78%. Với lịch sử hình thành và phát triển ổn định lâu dài, ngân hàng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn làm đối tác lâu dài.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015-2020)
Đơn vị: (%)
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Các khoản nợ chính phủ
và NHNN 7,64 10,14 6,60 7,33 17,47 8,97
Tiền gửi của các TCTD
khác 7,30 6,37 8,27 7,24 5,72 7,49
Vay các TCTD khác 3,03 1,76 3,21 2,42 0,99 -
Tiền gửi của khách hàng 78,07 79,32 79,77 79,97 72,25 79,38
Phát hành giấy tờ có giá 0,47 0,38 0,32 1,35 1,84 2,12
Các khoản nợ khác 3,49 2,04 1,83 1,70 1,74 2,04
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank, giai đoạn 2015-2020)
2.1.3.3. Hoạt động cho vay
Tổng dư cho vay của Vietcombank trong giai đoạn 2015-2020 có xu hướng tăng liên tục. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank nhìn chung ổn định, và nằm trong mức giới hạn của NHNN.
Nắm được nhu cầu của người vay và căn cứ vào đặc điểm trong hoạt động ngoại thương, Vietcombank đã áp dụng các phương thức cho vay khác nhau như cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay vốn lưu động,…Ngoài việc mở rộng mạng lưới để cho vay trực tiếp trong nước, Vietcombank còn hướng tới thị trường nước ngoài, mở thêm văn phòng đại diện ở một số quốc gia trên thế giới, điển hình là văn phòng đại diện tại New York, Mỹ.
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015-2020) Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Dư nợ của các TCTD khác 9.078 58.810 41.168 51.015 76.668 66.673 Dư nợ của khách hàng 272.685 321.316 384.644 457.138 538.872 627.183 Tổng dư nợ 281.763 380.126 425.812 508.153 615.540 693.856
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank, giai đoạn 2015-2020)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng của Vietcombank liên tục tăng trong giai đoạn 2015-2020. Năm 2016 nền kinh tế Việt Nam có thể coi là khởi sắc sau nhiều năm chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009, do đó mức tăng trưởng tín dụng của Vietcombank cao nhất, tăng 34,91% so với năm 2015. Các năm tiếp theo, nhu cầu vốn trong nền kinh tế đã ổn định hơn nên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng không còn cao như năm 2016.
Với lợi thế hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, nguồn ngoại tệ của Vietcombank có thể coi là lớn nhất trong tất cả các NHTM hiện nay của Việt Nam. Do đó, một trong những thành tố dẫn đến sự tăng trưởng tín dụng liên tục của Vietcombank chính là các khoản cho vay bằng ngoại tệ. Tiềm lực ngoại tệ của Vietcombank được thể hiện trong hai thương vụ lớn: (i) tháng 04/2017, ngân hàng đã thu xếp thành công khoản đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào trái phiếu bằng ngoại tệ cho Chính phủ; (ii) tháng 12/2019, Vietcombank là ngân hàng duy nhất mua trọn gói gần 5 tỷ đô la Mỹ trong thương vụ Tập đoàn bia Thái Lan ThaiBev mua lại cổ phần tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).
2.1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.5: Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015-2020)
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Thu nhập từ hoạt động kinh
doanh ngoại tệ (tỷ đồng) 3.811 2.858 2.969 2.657 3.453 5.223 Tốc độ tăng trưởng thu nhập từ
kinh doanh ngoại tệ (%) - -25,01 3,88 -10,51 29,96 51,26
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank, giai đoạn 2015-2020)
Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, Vietcombank còn giúp khách hàng tránh khỏi những rủi ro trong hoạt động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh, nguồn ngoại tệ của khách hàng. Hiện nay, Vietcombank cung cấp các sản phẩm ngoại hối như mua bán ngoại tệ như giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai, giao dịch hoán đổi; vay gửi trên thị trường liên ngân hàng; giao dịch giấy tờ có giá trên thị trường tiền tệ; ủy thác đầu tư trong và ngoài nước;…
Trong giai đoạn 2015-2020, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank có sự biến động mạnh mẽ. Trong năm 2015, NHNN đề mục tiêu duy trì tỷ giá trong biên độ không quá 2-3%, điều hành chặt chẽ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với các cân đối vĩ mô và cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các biện pháp tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước và chống đô la hóa trong nền kinh tế. Thu nhập từ mua bán ngoại tệ đạt 3.811 tỷ đồng. Năm 2016, chính sách tỷ giá ổn định hơn, đồng ngoại tệ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nên thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng có xu hướng giảm, còn 2.858 tỷ đồng (giảm hơn 25% so với năm trước). Năm 2017, tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động lớn, trong bối cảnh đồng
nhân dân tệ phá giá và FED tiếp tục tăng lãi suất. Với tỷ giá bán tại thời điểm ngày 24/12/2017 là 22.547 đồng/1 đô la, đồng Việt Nam đã chính thức mất giá 5,34% so với thời điểm đầu năm và vượt 3,34% so với mục tiêu đề ra của NHNN. Vietcombank đã linh hoạt thay đổi lãi suất huy động đô la và điều chỉnh tỷ giá mua, áp dụng các biện pháp điều tiết mua ngoại tệ của hệ thống một cách hợp lý để hạn chế rủi ro. Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng nhẹ thêm 111 tỷ đồng, tương ứng 3,88%. Năm 2018, xu hướng thị trường tương tự năm 2016, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng giảm nhẹ, khoảng hơn 10%. Trong năm 2019 và 2020, với những diễn biến căng thẳng trong quan hệ kinh tế của Trung Quốc và Mỹ, thị trường tài chính thế giới biến động làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam càng khởi sắc. Thêm vào đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam sau khi rời bỏ Trung Quốc, quan hệ ngoại thương phát triển mạnh cũng làm gia tăng nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Do vậy, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hai năm này của Vietcombank tăng mạnh, tốc độ tăng từ 29,96% năm 2019 lên đến 51,26% năm 2020.
2.1.3.5. Hoạt động dịch vụ
Bảng 2.6: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2015-2020)
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Thu nhập từ dịch vụ thanh
toán 1.436 1.728 2.130 2.744 3.423 4.552
Thu nhập từ dịch vụ ngân quỹ 143 157 186 216 243 246
Thu khác 989 1.068 962 1.189 1.449 1.918
Tổng thu nhập từ hoạt động
dịch vụ 2.568 2.953 3.278 4.149 5.115 6.716
Ngoài hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank còn thực hiện một số dịch vụ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, bảo lãnh, ủy thác và đại lý…Trong đó dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân quỹ là hai dịch vụ điển hình của ngân hàng. Dịch vụ ngân quỹ của Vietcombank bao gồm kiểm đếm tiền mệnh giá nhỏ, đổi tiền, làm giấy mang ngoại tệ, lưu trữ và bảo quản tài sản và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ ngân quỹ có doanh thu tăng liên tục trong giai đoạn 2015-2020, tuy nhiên còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu hoạt động dịch vụ của Vietcombank.
Thanh toán là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Tỷ trọng dịch vụ thanh toán của Vietcombank lần lượt qua các năm 2015-2020 là: 55,92%; 58,52%; 64,98%; 66,14%; 66,92% và 67,78%. Trong
đó, hoạt động thanh toán thẻ là một trong những sản phẩm thanh toán chủ đạo của ngân hàng. Với bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, những ưu thế và kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế của Vietcombank sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới. Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có thay đổi đặc biệt với việc Vietcombank trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống các ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB-MONEY. Giữ vững vị thế là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, Vietcombank liên tục tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ. Các sản phẩm thẻ của Vietcombank rất đa dạng, bao gồm: VCB MTV MasterCard, VCB SG24, MasterCard, American Express, Vietnam Airlines, China Union Pay (CUP) và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP.
Các năm qua Vietcombank được ghi nhận sự tăng trưởng tốt của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ và giữ vững vị trí đứng đầu trong hệ thống các ngân hàng về số lượng chủ thẻ. Vietcombank là ngân hàng có số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán không ngừng gia tăng qua các năm và luôn giữ vị trí dẫn đầu về các chỉ tiêu này trên thị trường thẻ Việt Nam. Mạng lưới ATM được mở rộng.tạo điều kiện cho khách hàng sử dụng thẻ ATM và tăng cường các dịch vụ gia tăng tiện ích như thanh toán hóa đơn với các đối tác cung cấp dịch vụ bảo hiểm, điện lực, bưu điện và các công ty viễn thông.