Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phƣơng tỉnh Viêng Chăn

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 137 - 141)

9. Kết cấu của luận án

3.2.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phƣơng tỉnh Viêng Chăn

LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TỈNH VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

3.2.1. Mục tiêu hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phƣơng tỉnh Viêng Chăn Chăn

Một là, mục tiêu đầu tiên khi hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn thời gian tới là khắc phục nhƣợc điểm hiện nay và từng bƣớc hƣớng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại. Cũng nhƣ mọi hoạt động quản lý khác, việc quản lý NSNN nói chung và ngân sách địa phƣơng nói riêng muốn nâng cao hiệu quả và chất lƣợng thì phải đƣợc tổng kết, đánh giá, nhận diện những nhƣợc điểm đã phát sinh, bởi lẽ, khi khắc phục những nhƣợc điểm này thì hệ thống quản lý sẽ tốt hơn và phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn. Thêm vào đó, hƣớng khắc phục các nhƣợc điểm này là loại bỏ các nguyên nhân của nhƣợc điểm và điều chỉnh theo hƣớng quản lý tài chính hiện đại, từng bƣớc hƣớng đến các chuẩn mực quốc tế hiện đại.

Hai là, quản lý chi NSNN phải nhằm thiết lập và duy trì đƣợc kỷ luật tài khóa chặt chẽ, bởi lẽ, kỷ luật tài khóa có ý nghĩa thiết yếu trong việc tuân thủ Luật Ngân sách, đảm bảo mọi hoạt động quản lý nhà nƣớc đều trên cơ sở thực hiện đúng quy định pháp luật với tƣ tƣởng pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Muốn vậy, cần phải

cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo tổng nguồn lực dành cho khu vực công. Trên cơ sở giới hạn tổng nguồn lực, quản lý chi phải kiểm soát đƣợc tổng nhu cầu trong phạm vi nguồn lực cho phép.

Ba là, quản lý chi NSNN phải hƣớng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã đƣợc xác định cho các ƣu tiên phát triển KTXH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ từng ngành. Cải cách tiền lƣơng cũng vẫn là một trong những lĩnh vực ƣu tiên trong giai đoạn tới vì đây là gốc rễ để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc. Lĩnh vực không kém phần quan trọng là việc nâng cao chất lƣợng và tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ giáo dục, y tế, hƣớng tới sự phát triển bền vững của địa phƣơng...

Bốn là, quản lý chi NSNN phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Hiệu quả là thƣớc đo quan trọng hàng đầu của mọi hoạt động quản lý kinh tế. Nếu việc sử dụng ngân sách không hiệu quả thì lãng phí nguồn tài chính của Nhà nƣớc và của các địa phƣơng. Do vậy, hoàn thiện quản lý chi ngân sách phải tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Thực hiện phân bổ ngân sách theo các ƣu tiên chiến lƣợc địa phƣơng, ở những góc độ nhất định, sẽ khắc phục đƣợc những bất cập về hiệu quả sử dụng vốn gắn với việc phân chia nguồn ngân sách dàn trải, không kịp thời, không gắn với các kết quả hoạt động. Tuy nhiên, để sử dụng ngân sách thực sự có hiệu quả cần phải cải tổ cơ bản cả về cơ chế, chính sách và phƣơng thức lựa chọn các đề án, dự án chi ngân sách. Đối với những lĩnh vực khu vực tƣ nhân có thể đảm nhiệm thì nên điều chỉnh lại phạm vi can thiệp của Nhà nƣớc, tăng cƣờng áp dụng các động cơ kinh tế thị trƣờng trong từng khâu, từng giai đoạn của việc cung cấp dịch vụ, hàng hóa công cộng. Ngay cả đối với các lĩnh vực Nhà nƣớc phải đứng ra cung cấp, cũng cần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế (Phân tích chi phí - lợi ích) để lựa chọn các cách thức có chi phí thấp nhất. Gắn ngân sách với các kết quả đầu ra và tạo ra các hình thức thƣởng - phạt trên cơ sở kết quả đạt đƣợc cũng cần phải từng bƣớc áp dụng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách…

Năm là, quản lý chi NSNN phải hƣớng tới mục tiêu phát triển KTXH địa phƣơng. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nƣớc và của chính quyền các địa phƣơng là đảm bảo sự phát triển KTXH. Phát triển KTXH là sự tăng trƣởng kinh tế bền vững, tăng trƣởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng đời sống nhân dân và phát triển văn hóa. Các hoạt động chi sự nghiệp của Nhà nƣớc và của chính quyền các địa phƣơng là để tạo nền tảng cho phát triển KTXH. Chi đầu tƣ phát triển là chi trực tiếp tạo kết cấu hạ tầng cho phát triển KTXH. Với những ý nghĩa nhƣ vậy, hiển nhiên, quản lý chi NSNN phải hƣớng tới mục tiêu phát triển KTXH của địa phƣơng. Điều này có nghĩa là, quản lý chi NSNN phải xuất phát từ định hƣớng phát triển KTXH của địa phƣơng, phục vụ các mục tiêu phát triển KTXH địa phƣơng và phải đảm bảo để quá trình chấp hành chi ngân sách hƣớng đến phục vụ các mục tiêu phát triển KTXH của địa phƣơng.

3.2.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách địa phƣơng tỉnh Viêng Chăn

Một là, hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên cơ sở xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc tỉnh Viêng Chăn phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong điều kiện hội nhập quốc tế việc điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế và một tất yếu khách quan, trong đó có công tác quản lý chi NSNN ở cả cấp trung ƣơng và cấp địa phƣơng. Thêm vào đó, các thông lệ quốc tế tốt là những hoạt động đã đƣợc minh chứng tính hiệu quả và phù hợp ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN phù hợp với các thông lệ quốc tế đòi hỏi phải xem xét tình hình thực tiễn quản lý chi NSNN ở địa phƣơng và mức độ phù hợp với các thông lệ quốc tế tốt. Trên cơ sở đó, áp dụng đồng bộ các giải pháp liên quan đến toàn bộ quy trình quản lý NSNN, từ khâu lập kế hoạch đến chấp hành chi NSNN, quyết toán và thanh tra, kiểm tra, kiểm toán NSNN.

Hai là, từng bƣớc hiện đại hóa quản lý chi NSNN theo hƣớng quản lý chi theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chƣơng trình ngân sách. Hiện đại hóa quản lý chi ngân sách cần đƣợc coi là quan điểm chủ đạo khi hoàn thiện quản lý chi NSNN. Hiện đại hóa quản lý chi NSNN cần đƣợc hiểu trên cả phƣơng diện phƣơng pháp,

quy trình nghiệp vụ và công nghệ quản lý chi NSNN. Theo đó, những định hƣớng cơ bản để triển khai quan điểm này là phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị SDNS; thực hiện phân loại các khoản chi ngân sách nhà nƣớc theo nội dung và giá trị để xây dựng quy trình quản lý chi hiệu quả trên nguyên tắc quản lý theo rủi ro; phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị SDNS nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Viêng Chăn.

Ba là, tiến hành đồng bộ cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý chi NSNN với quá trình cải cách nền hành chính quốc gia. Đây là quan điểm quan trọng cần quán triệt khi hoàn thiện quản lý chi NSNN, bởi lẽ, bộ máy quản lý chi NSNN ở cả cấp trung ƣơng và cấp địa phƣơng đều là một bộ phận cấu thành của hệ thống bộ máy Nhà nƣớc. Nƣớc CHDCND Lào đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, do vậy, tiến trình cải cách nền hành chính quốc gia phải đƣợc tiến hành đồng bộ để đảm bảo sự thông suốt của công cuộc cải cách. Nếu các thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN không đồn bộ với các hoạt động cải cách hành chính nhà nƣớc thì sẽ gây trở ngại, tạo các nút thắt trong quá trình giải quyết các thủ tục quản lý liên ngành. Quan điểm này đòi hỏi, quá trình hoàn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Viêng Chăn phải là một bộ phận của chƣơng trình cải cách hành chính của tỉnh và quá trình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý chi NSNN phải kết nối, liên thông với hoạt động cải cách hành chính của tất cả các cơ quan nhà nƣớc có liên quan.

Bốn là, việc hoàn thiện quản lý chi NSNN cần được thực hiện trên cơ sở cơ quan công quyền chuyên nghiệp và hiện đại. Cơ quan công quyền vừa là cơ quan thực hiện quyền lực nhà nƣớc, quản lý xã hội, vừa là cơ quan trực tiếp chi ngân sách và quản lý chi NSNN. Vì lẽ đó, cần quán triệt quan điểm xây dựng cơ quan công quyền hiện đại làm cơ sở nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN. Theo đó, cơ cấu - tổ chức bộ máy cơ quan quản lý NSNN tỉnh Viêng Chăn cần tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy, bảo đảm thực hiện đầy đủ 3 chức năng: (i) Quản lý quỹ ngân sách nhà nƣớc và các quỹ tài chính nhà nƣớc; (ii) Quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ và (iii) Tổng kế toán nhà nƣớc.

Năm là, coi con ngƣời là yếu tố trung tâm của quá trình hoàn thiện quản lý chi NSNN, bởi lẽ, con ngƣời là yếu tố quyết định mọi thành bại của mọi hoạt động quản lý, trong đó có quản lý chi NSNN ở cả cấp Trung ƣơng và địa phƣơng. Theo đó, cần hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ theo hƣớng nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ; chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn cao; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)