LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 32 - 34)

9. Kết cấu của luận án

1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG

1.2. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG PHƢƠNG

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý chi ngân sách địa phƣơng

1.2.1.1. Khái niệm

Quản lý chi NSĐP là quản lý toàn bộ các khoản chi của chính quyền địa phƣơng đƣợc dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phƣơng [10].

Tiếp cận theo chu trình ngân sách, chu trình chi ngân sách bao gồm 3 khâu: lập, chấp hành và quyết toán chi NSĐP. Vì vậy, quản lý chi NSĐP là quản lý quá trình lập, chấp hành và quyết toán các khoản chi NSĐP.

Tiếp cận theo hoạt động quản lý gắn với chính quyền địa phƣơng, quản lý chi NSĐP là quá trình chính quyền địa phƣơng xây dựng và quyết định kế hoạch, dự toán; tổ chức thực hiện kế hoạch, dự toán; theo dõi và đánh giá, kiểm toán và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ chi NSĐP bằng các công cụ, phƣơng thức, hình thức và biện pháp phù hợp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã định.

Chủ thể quản lý chi NSĐP là chính quyền địa phƣơng, bao gồm cả các đơn vị dự toán NSĐP. Chính quyền địa phƣơng, các đơn vị dự toán NSĐP đƣợc phân cấp phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn cụ thể trong quản lý NSĐP phù hợp với phân cấp quản lý KTXH. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý chi NSĐP, chính quyền địa phƣơng gồm cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính địa phƣơng. Các cơ quan chuyên môn tham mƣu, giúp việc về quản lý chi NSĐP nhƣ cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và đầu tƣ, cơ quan KBNN… Đơn vị dự toán ngân sách là cơ

quan, tổ chức, đơn vị đƣợc cấp có thẩm quyền giao dự toán ngân sách. Đơn vị dự toán cấp I của NSĐP là đơn vị đƣợc UBND giao dự toán ngân sách. Đơn vị dự toán cấp dƣới là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị dự toán đƣợc giao trực tiếp quản lý, sử dụng NSĐP là đơn vị sử dụng ngân sách hay đơn vị chi tiêu ngân sách.

Trong quản lý chi NSĐP, Nhà nƣớc nói chung và chính quyền địa phƣơng nói riêng thiết lập và sử dụng các công cụ, phƣơng thức, hình thức và biện pháp quản lý phù hợp với môi trƣờng KTXH trong từng thời kỳ nhƣ công cụ pháp luật, kế hoạch, kế toán, báo cáo, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, mục lục NSNN; phƣơng thức quản lý theo đầu vào, theo kết quả; hình thức rút dự toán ngân sách, lệnh chi tiền; phƣơng pháp tổ chức, hình chính, giáo dục, kinh tế...

Mục tiêu quản lý chi NSĐP là bảo đảm kỷ luật tài khóa, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động trong thực hiện các nhiệm vụ chi NSĐP.

1.2.1.2. Đặc điểm quản lý chi ngân sách địa phương

Một là, quản lý chi NSĐP có phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp.

Quản lý chi NSĐP có phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp xuất phát từ chính đặc điểm của chi NSĐP có quy mô lớn, phạm vi rộng, diễn ra trong tất cả các lĩnh vực KTXH với nhiều khoản chi có tính chất KTXH khác nhau, liên quan đến nhiều chủ thể trong xã hội.

Nhận thức đặc điểm này, đòi hỏi quản lý chi NSNN nói chung và NSĐP nói riêng vừa phải bảo đảm cơ chế và kỹ thuật quản lý chung, vừa phải có cơ chế và kỹ thuật quản lý cụ thể phù hợp với các khoản chi ngân sách cho từng lĩnh vực KTXH và nội dung kinh tế của các khoản chi.

Hai là, quản lý chi NSĐP phải tuân thủ pháp luật cả dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc và cả dƣới góc độ quản lý nghiệp vụ, tính pháp lý và hành chính cao.

Quản lý chi ngân sách của tƣ nhân chỉ phải tuân thủ pháp luật dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc; dƣới góc độ nghiệp vụ thực hiện theo quy định của chủ thể chi ngân sách. Nhƣng quản lý chi NSNN, NSĐP phải tuân thủ pháp luật cả dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc và cả dƣới góc độ quản lý nghiệp vụ nhƣ tuân thủ quy trình, thủ tục, kế hoạch, hạch toán kế toán, mẫu biểu báo cáo…

Cơ quan quyền lực địa phƣơng quyết định kế hoạch chi NSĐP trung hạn, dự toán chi NSĐP hàng năm trong khuôn khổ quy định của chính quyền trung ƣơng; tổ chức chấp hành chi NSĐP phải tuân thủ theo đúng quyết định của cơ quan quyền lực nhà nƣớc.

Xây dựng và quyết định kế hoạch và dự toán chi NSNN, tổ chức chấp hành kế hoạch và dự toán, quyết toán chi NSĐP phải tuân thủ đúng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc. Các cấp, các ngành, các đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức và cá nhân tham gia lập, chấp hành, quyết toán chi NSĐP phải tuân thủ đúng quy trình, lịch biểu, phƣơng pháp, mẫu biểu… do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định. Hạch toán kế toán chi NSĐP phải tuân thủ đúng quy định về hệ thống mục lực NSNN, chứng từ và sổ kế toán, nghiệp vụ hạch toán kế toán… Các quy trình, thủ tục lập dự án đầu tƣ và lập kế hoạch vốn đầu tƣ, tạm ứng, thanh toán chi đầu tƣ XDCB vốn NSĐP và quy trình, thủ tục tạm ứng, thanh toán các khoản CTX NSĐP phải đƣợc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.

Nhận thức đặc điểm này cho thấy tính pháp lý và hành chính trong quản lý chi NSNN nói chung và NSĐP nói riêng rất cao. Các thủ tục hành chính không cần thiết trong quản lý chi NSNN là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả các khoản chi NSĐP. Vì vậy, quản lý chi NSNN, NSĐP cần chú trọng tinh giản các thủ tục hành chính, tăng cƣờng phân cấp và trách nhiệm giải trình cho các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý, đơn vị dự toán và đơn vị sử dụng NSĐP nhằm nâng cao hiệu quả chi NSĐP.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh viêng chăn, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)