9. Kết cấu của luận án
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Viêng Chăn, một trong 18 tỉnh/thành phố của Lào có diện tích 15.927 km2 với 11 huyện (Huyện Phôn Hông, Viêng Khăm, Keo U Đồm, Thu La Khôm, Hìn Hớp, Văng Viêng, Ka Sỉ, Phƣơng, Mét, Mứn, Xa Na Kham) thuộc vùng Tây Bắc Lào. Tiếp giáp tỉnh Xay Sôm Bun về phía Đông Bắc, tỉnh Bo Li Khăm Xay về phía Đông, thủ đô Viêng Chăn và nƣớc Thái Lan về phía Nam, và tỉnh Xay Nha Bu Li ở phía Tây. Tỉnh lỵ nằm tại thành phố Phong Hông, thuộc huyện Phôn Hông, đƣợc nối bằng đƣờng bộ với thủ đô Viêng Chăn cách 70 km về phía nam và cố đô Luang Prabang về phía tây bắc theo Quốc lộ 13, đây cũng là đƣờng quốc lộ chính của tỉnh, tiếp theo là Quốc lộ 10. Phần lớn dân số của tỉnh nằm ở các thị trấn và làng mạc dọc theo và gần Quốc lộ 13. Trong năm 2020, Chính phủ Lào và tỉnh Viêng Chăn đã thông xe đƣờng cao tốc Thủ đô Viêng Chăn nối với tỉnh Viêng Chăn và đƣờng tầu cao tốc.
- Khí hậu: Tỉnh Viêng Chăn là vùng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hanh rét kéo dài vào các tháng 11, 12, 1, 2.
Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C. Nhiệt độ chênh lệch tháng nóng nhất (tháng 7 là 390C) và tháng lạnh nhất (tháng 2 là 80
C) là 310C. Biên độ ngày đêm từ 60C đến 80C. Lƣợng mƣa trung bình trong năm là 2.307 mm. Lƣợng mƣa cao nhất vào tháng 7 là 629,2 mm và thấp nhất vào tháng 1 là 0,83 mm. Tổng số giờ nắng trong năm trung bình từ 1.700 - 1.800 giờ/năm.
Độ ẩm trung bình là 84,6%. Lƣợng nƣớc bốc hơi trung bình là 97 mm. Tỉnh Viêng Chăn gần biển nên biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động thấp (từ 60C đến 80C), do có gió biển thổi nên không khí mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông
và có độ ẩm cao, thuận lợi cho du lịch, nghỉ dƣỡng và phát triển ngành nông lâm nghiệp.
- Thuỷ văn: Do địa hình dốc nghiêng theo hƣớng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình nội thành phố dốc theo hƣớng Bắc Nam (hƣớng nƣớc chảy ra Sông Mê Công, Sông Nặm Ngầm, Nặm Lịch) (Thủy điện Nặm Ngầm I - II, Nặm Lịch, Nặm Măng) lƣợng mƣa hàng năm lớn đã hình thành lên một hệ thống kênh, suối dầy, lòng suối hẹp và có độ dốc lớn.
- Địa hình: Theo kết quả phân cấp địa hình tƣơng đối đạt mức trung bình cao, diện tích đồng bằng chiếm 55% tổng diện tích. Thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lƣơng thực, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Dân số: Tổng nhân khẩu của tỉnh Viêng Chăn năm 2018 là 166.892 ngƣời, trong số đó có nữ giới là 82.727 ngƣời và có 29.867 hộ, mật độ dân số 97 ngƣời/km². Trong đó có dân tộc Mông 14.079 ngƣời, dân tộc Khơ Mú 1.252 ngƣời và dân tốc khác 207 ngƣời. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,70%. Dân số nông thôn chiếm tỷ lệ cao trên 70% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức của tỉnh Viêng Chăn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cƣờng hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.
- Lao động việc làm: Tổng lao động của tỉnh Viêng Chăn năm 2018 là 164.563 ngƣời, bình quân 3 năm tăng 0,52%. Trong đó, lao động công nghiệp, XDCB có chiều hƣớng giảm so với năm 2014 giảm 5,04%, còn lao động ngành thƣơng mại dịch vụ có chiều hƣớng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của tỉnh Viêng Chăn tăng lên, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song tỉnh phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động.