7. Kết cấu của luận văn
1.5.2 Các nhân tố bên trong
Hiện trạng đội ngũ viên chức.
Yếu tố tạo nên sự phát triển không thể thiếu được tại các đơn vị là đội ngũ nhân lực, viên chức. Bên cạnh đó sự phát triển còn tùy thuộc vào số lượng, chất lượng của đội ngũ viên chức trong một đơn vị:
Số lượng viên chức đông thuận lợi cho việc sử dụng viên chức về sắp xếp, điều động, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng, có lực lượng cán bộ nguồn đông đảo thuận lợi cho công tác quy hoạch cán bộ.Viên chức được phân bổ hợp lý phù hợp với chức năng nhiệm vụ của trung tâm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ tại các đơn vị.
Viên chức có trình độ chuyên môn cao đáp ứng với yêu cầu VTVL. Có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn chấp hành đường lối chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và nội quy quy định của đơn vị, chấp hành sự phân công công việc của thủ trưởng đơn vị. Đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, khoa học công nghệ đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
Năng lực cán bộ quản lý các cấp
Năng lực cán bộ quản lý được thể hiện ở trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ hiểu biết về xã hội, điều kiện về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực quản lý điều hành tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Người lãnh đạo, quản lý với chức năng của mình có quyền hạn, trách nhiệm trong việc phân công, bố trí, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… và những hoạt động khác liên quan đến hoạt động sử dụng đội ngũ viên chức của đơn vị có
vai trò quan trọng trong việc động viên, phát huy năng lực của mỗi viên chức và tập hợp, đoàn kết đội ngũ viên chức tại đơn vị .
Đặc thù công việc
Những đặc điểm riêng của mỗi công việc, lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng viên chức tại mỗi đơn vị.
+ Mức độ phức tạp của công việc: Mỗi công việc có mức độ phức tạp và quy trình thực hiện khác nhau, có những công việc có mức độ phức tạp càng cao càng đòi hỏi viên chức phải có sự hiểu biết và trình độ lành nghề nhất định.
+ Lĩnh vực hoạt động: Tùy theo đặc thù của từng đơn vị sẽ có cách thức sử dụng lao động một cách hợp lý ví dụ như: Lĩnh vực bảo trợ xã hội cần thiết phải bố trí viên chức trực luân phiên, còn lĩnh vực dịch vụ việc làm sẽ bố trí viên chức thực hiện công việc vào giờ hành chính.
+ Công việc mang tính chất nặng nhọc độc hại nguy hiểm: được quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc lại, nguy hiểm.[23]
Đặc thù điều kiện thực hiện công việc:
Điều kiện làm việc có ảnh hưởng lớn đến tâm trạng làm việc của viên chức và hiệu quả làm việc của họ. Nếu điều kiện làm việc tốt viên chức vui vẻ, thoải mái, hiệu quả làm việc sẽ cao. Ngược lại, điều kiện làm việc không tốt gây căng thẳng, ức chế và ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả làm việc. Chính vì vậy, tùy theo tình hình thực tế của đơn vị mà tạo điều kiện làm việc phù hợp, thuận tiện cho đội ngũ viên chức.
Mức độ tự chủ về tài chính được thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ- CP của Chính phủ ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập tự chịu trách nhiệm về tài chính và phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập[24]. Theo đó Đơn vị được trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính, từng bước giảm bao cấp của nhà nước, được khuyến khích chuyển đổi hoạt động thành doanh nghiệp hoặc đơn vị ngoài công lập thông qua các chính sách ưu đãi về thuế, đất đai, tài sản nhà nước. Đơn vị sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết trong hoạt động cung cấp dịch vụ, quyết định mua sắm tài sản, đầu tư của đơn vị; được tự quyết định các vấn đề về tổ chức, bộ máy và người lao động...