Kết quả đánh giá đội ngũ viên chức

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng đội ngũ viên chức tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hoà bình (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kết quả đánh giá đội ngũ viên chức

Đánh giá đội ngũ viên chức là thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định. Đây là cơ sở thực tiễn để đưa ra các số liệu, thông tin chính xác như: số lượng, chất lượng viên chức, nhằm xây dựng các giải pháp hiệu quả sử dụng đội ngũ viên chức trong đơn vị.

Số lượng viên chức: Là tổng số viên chức của một đơn vị, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng, giảm của viên chức của đơn vị trong các năm như: tuyển mới, điều động, nghỉ hưu, nghỉ việc....Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế của từng đơn vị quy mô viên chức tăng, giảm phải đáp ứng với VTVL và nhu cầu nhân lực của đơn vị. Quy mô càng lớn, tốc độ tăng càng chậm.

Chất lượng viên chức: Là việc viên chức đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của tổ chức, đơn vị về các điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chất lượng viên chức được thể hiện thông qua độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước theo ngạch, bậc, các văn bằng chứng chỉ theo quy định của nhà nước.

+ Độ tuổi của viên chức được xác định để làm căn cứ đánh giá viên chức đang trẻ hóa hay già hóa để xác định được nhu cầu phát triển nhân lực, từ đó đưa ra các phương án sử dụng lao động hợp lý.

+ Điều kiện về giới tính là một trong các điều kiện được quy định trong tuyển dụng viên chức tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng của đơn vị, đáp ứng với điều kiện công việc trong một số trường hợp nhất định.

+ Trình độ văn hóa là khả năng tri thức và kỹ năng có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản. Trình độ văn hóa là nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ, đào tạo và tái tạo nghề nghiệp.

+ Trình độ chuyên môn: là kiến thức, kỹ năng cần thiết để đảm nhiệm các nhiệm vụ được giao theo vị trí việc làm, nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Trình độ chuyên môn bao gồm bằng cấp từ trung cấp tới trên đại học.

+ Trình độ lý luận chính trị: là điều kiện cần và đủ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức đảng. Trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên nhằm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên và viên chức trong đơn vị.

+ Chức danh nghề nghiệp: là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm: Tên của chức danh nghề nghiệp (Cán sự, chuyên viên, công tác xã hội viên, bác sỹ...); Nhiệm vụ: cụ thể những công việc phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức

danh nghề nghiệp; Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng ngành, lĩnh vực. Bao gồm: Chức danh nghề nghiệp hạng I; hạng II; hạng III; hạng IV; hạng V.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng đội ngũ viên chức tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hoà bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)