Đãi ngộ đối với công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4.3. Đãi ngộ đối với công chức cấp xã

Trong xã hội hiện nay, hiện tƣợng “chảy máu chất xám” từ khu vực hành chính Nhà nƣớc sang khu vực ngoài Nhà nƣớc đang xảy ra khá nhiều. Một trong những nguyên nhân cơ bản là chính sách đãi ngộ, tạo động lực của Nhà nƣớc chƣa công bằng và chƣa xứng đáng đối với CBCC. Nhiều ngƣời gắn bó với khu vực Nhà nƣớc do tính ổn định, nhƣng chỉ ổn định thôi chƣa đủ mà các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đối với CBCC cấp xã phải là động lực thúc đẩy CBCC tích cực học tập, làm việc, cống hiến hết sức mình cho công việc, cho nhân dân, đồng thời góp phần ngăn chặn tệ nạn tham nhũng đang ngày càng gia tăng, làm trong sạch bộ máy công vụ các cấp. Đây là nhân

tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng CBCC cấp xã.

Trƣớc đây, cán bộ chuyên môn công tác ở xã, phƣờng, thị trấn đƣợc hƣởng sinh hoạt phí theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-1-1988 của Chính phủ, nếu đủ điều kiện, đƣợc chuyển xếp vào các chức danh công chức cấp xã, nhiều trƣờng hợp thiếu ngân sách xã nên phải nợ sinh hoạt phí hoặc trả theo quý, năm nên vị thế CBCC xã, phƣờng, thị trấn bị coi nhẹ, thậm chí nhiều nơi CBCC xã chỉ làm việc nửa ngày. Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí sang chế độ lƣơng đã tạo tâm lý an tâm, phấn khởi đối với CBCC cấp xã trong cả nƣớc.

Các chính sách tạo động lực của Nhà nƣớc đối với CBCC cấp xã bao gồm kích thích cả vật chất và tinh thần. Về vật chất, thông qua các chế độ chính sách về tiền lƣơng, tiền thƣởng, trả lƣơng cho cán bộ, công chức phải tƣơng xứng với nhiệm vụ, công vụ đƣợc giao, các loại phụ cấp và các khoản phúc lợi (BHYT, BHXH, nhà ở...), chính sách thu hút nhân tài, chính sách đối với ngƣời về hƣu trƣớc tuổi hoặc chính sách đối với những ngƣời đang công tác nhƣng không đủ sức khỏe để tiếp tục cống hiến.... Kích thích về tinh thần bằng các hình thức khen thƣởng, tôn vinh đối với những cán bộ, công chức làm việc hiệu quả cao.

Nếu các chính sách, chế độ của Nhà nƣớc đối vối CBCC cấp xã đƣợc đảm bảo, kịp thời, công bằng, minh bạch sẽ thu hút lƣợng lớn lao động, nhất là lao động trẻ tuổi, có nhiệt huyết, trình độ, năng lực về làm việc. CBCC trẻ với tƣ duy sáng tạo sẽ góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng. Hơn nữa, nếu những chính sách, chế độ của Nhà nƣớc tốt, tiền lƣơng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt sẽ hạn chế tham ô, hối lộ, tham nhũng, vòi vĩnh nhân dân...

Các chế độ, chính sách Nhà nƣớc chƣa hợp lý: chính sách tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng sẽ triệt tiêu động lực làm việc, CBCC cấp xã chƣa tích cực học tập nâng cao trình độ, thiếu trách nhiệm trong công việc, phát sinh nhiều hiện

tƣợng tiêu cực, ảnh hƣởng đến phẩm chất đạo đức của ngƣời CBCC.

Một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã cần chú ý kết hợp hài hòa giữa đóng góp của cán bộ, công chức với chế độ chính sách tiền lƣơng và các đãi độ khác. Khi thƣởng, phạt phải rõ ràng, công bằng, kịp thời, phải có căn cứ vào chất lƣợng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức.

1.3.5. Kiểm tra, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ công chức cấp xã

Kiểm tra, giám sát công chức nhằm nắm chắc thông tin diễn biến tƣ tƣởng, tiến trình tiến hành công việc của công chức, giúp cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời uốn nắn sửa chữa những sai sót của công chức, hạn chế sự lãng phí nguồn nhân lực trong đội ngũ công chức, kiểm tra giám sát để đánh giá năng lực của từng công chức, từ đó có hƣớng bố trí công việc phù hợp hơn hoặc xắp xếp, đề bạt công chức hợp lý, đào tạo, bồi dƣỡng công chức có năng lực kém, kịp thời đáp ứng công việc.

Kiểm tra để phát hiện những ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế khuyết điểm của công chức, loại trừ những ngƣời thiếu năng lực thoái hóa biến chất và ngăn chặn kẻ xấu chui vào bộ máy. Kết quả kiểm tra là cơ sở khách quan điều chỉnh và tác động, làm cho công chức luôn hoạt động đúng hƣớng, đúng nguyên tắc. Qua đó vận dụng hình thức thƣởng phạt nghiêm minh, ngăn chặn những tiêu cực, phát huy nhân tố tích cực, tạo dựng lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với nhà nƣớc.

Tăng cƣờng công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ công chức cấp xã mới nắm đƣợc thực trạng chất lƣợng và những biến động của đội ngũ này để xây dựng chiến lƣợc và qui hoạch đội ngũ công chức cấp xã; kịp thời khen thƣởng những thành tích, tiến bộ và xử lý những sai phạm, tạo lập lòng tin

của nhân dân đối với chính quyền. Mặt khác, tăng cƣờng quản lý, kiểm tra, luân chuyển cán bộ, thay thế những cán bộ yếu kém, tăng cƣờng cán bộ có chất lƣợng cho những nơi phát sinh điểm nóng, mất đoàn kết nội bộ, hoặc phong trào mọi mặt đều yếu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã ở thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)