7. Kết cấu của luận văn
1.5.1. Kinh nghiệm của một số huyện
1.5.1.1. Kinh nghiệm của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội
Thạch Thất là một huyện ngoại thành có 22 xã và 1 thị trấn, có 2 cụm khu công nghiệp lớn, điều kiện tự nhiên - văn hóa - kinh tế và xã hội của huyện Thạch Thất có nhiều nét tƣơng đồng với đặc điểm của thành phố Hòa Bình, tỉnh Hoà Bình. Do vậy, công tác tổ chức, quản lý, nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã của huyện Thạch Thất có nhiều điểm mới và một số kinh nghiệm có thể ứng dụng vào điều kiện thực tế của thành phố Hòa Bình.
Huyện Thạch Thất xác định luôn coi trọng và thƣờng xuyên đổi mới công tác cán bộ; những đổi mới căn bản đƣợc cấp trên và nhân dân đánh giá cao nhƣ: UBND huyện thực hiện công khai, minh bạch, khách quan, từ thông báo tuyển dụng công chức, quá trình tổ chức thi tuyển bảo đảm nguyên tắc dân chủ, đúng luật đến công khai ngƣời trúng tuyển ở các vị trí cần tuyển trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua mạng văn phòng điện tử liên thông. Quan trọng hơn nữa là từ thái độ đến trách nhiệm thực thi công vụ của công
chức trong toàn huyện đƣợc nâng lên rõ rệt. Thƣớc đo chính là hiệu quả giải quyết công việc, sự hài lòng của các tổ chức, doanh nghiệp và ngƣời dân khi đến giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc cấp xã. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Thạch Thất đã coi trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức. Do chú trọng và làm tốt công tác cán bộ nên chất lƣợng giải quyết công việc chuyên môn đƣợc nâng cao... Ðến nay, 100% công chức tại các xã của huyện sử dụng mạng văn phòng điện tử liên thông để trao đổi thông tin, góp phần giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại trong giải quyết công việc, nâng cao chất lƣợng phục vụ nhân dân. Ðặc biệt, công chức cấp xã, nhất là cán bộ bộ phận một cửa - những ngƣời thƣờng xuyên tiếp xúc, trực tiếp giải quyết và giải quyết nhiều nhất thủ tục hành chính cho nhân dân luôn tận tâm và hết mình với công việc. Việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa để mọi ngƣời đến làm thủ tục hành chính tra cứu thông tin, đồng thời giám sát quá trình thực thi công vụ của cán bộ đƣợc thực hiện nghiêm túc.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với nâng cao tinh thần trách nhiệm của công chức cấp xã là một trong tám nhóm vấn đề mà Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Lƣơng Sơn tập trung chỉ đạo.
Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Lƣơng Sơn xác định, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tập trung chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp xã về nghiệp vụ và lý luận chính trị. Bên cạnh đào tạo, huyện chú trọng bồi dƣỡng theo hình thức “cầm tay chỉ việc”. Công chức dƣới cơ sở lên học việc ở các phòng, ban của huyện để rèn kỹ năng, phƣơng pháp giải quyết công việc thực tế. Nhờ thƣờng xuyên đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, công chức cấp xã đã góp phần cùng cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo địa phƣơng phát triển kinh tế, xã hội….
Cùng với chuẩn hoá trình độ, huyện Lƣơng Sơn cũng thực hiện việc công bố, công khai các thủ tục hành chính và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết công việc, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, công dân biết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính. Đồng thời, áp dụng công nghệ thông tin và các quy trình ISO vào việc quản lý, điều hành, đã tạo thuận lợi cho việc giám sát, kiểm tra của lãnh đạo và nhân dân đối với việc thực hiện nhiệm vụ của công chức. Nhờ đó, công chức cấp xã của huyện ngày càng vững về chuyên môn, nghiệp vụ, đạt chuẩn về lý luận chính trị, có thái độ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đây là nền tảng quan trọng để UBND các xã trên địa bàn huyện Lƣơng Sơn giành đƣợc thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực.