Tiêu chí đánh giá trí lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 26 - 29)

Một số tiêu chí thể hiện kiến thức của cán bộ CNTT nhƣ sau:

- Trình độ học vấn: là tiêu chí về trí thức để viên chức có thể tiếp thu chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn của viên chức có đƣợc nhờ học tập ở các trƣờng phổ thông từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học ở các trƣờng chính quy và các trƣờng ngoài công lập. Trình độ học vấn cũng có đƣợc khi viên chức tự học mà không qua trƣờng lớp.

Trình độ học vấn của viên chức đƣợc đánh giá theo các tiêu chí: trình độ văn hóa theo các bậc: Trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học...; trình độ ngoại ngữ; tin học; trình độ trung cấp - chính trị và khả năng tiếp thu kiến thức trong quá trình đƣợc đào tạo.

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn đƣợc hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực đƣợc biểu hiện qua các cấp độ: Sơ cấp, trung cấp, Cao đẳng, đại học... Các kiến thức này đƣợc trang bị theo một ngành nhất định (ngành CNTT, Điện tử viễn thông, Hệ thống thông tin, Luật, kinh tế,...) và đƣợc ghi nhận qua hệ thống bằng cấp: Sau đại học, Đại học, Cao đẳng... Trình độ chuyên môn viên chức là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá chất lƣợng NNL, đó là điều kiện, khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn để thực thi nhiệm vụ; đồng thời, làm cơ sở để bố trí, sắp xếp cho mỗi cán bộ CNTT làm những vị trí công việc phù hợp, tạo hiệu quả công tác cao

nhất. Đối với cán bộ CNTT đều yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng trở lên vớichuyên ngành CNTT, Điện tử viễn thông, hệ thống thông tin và đƣợc bổ nhiệm vào ngạch Cán sự tƣơng đƣơng; chuyên ngành khác (chuyên ngành kế toán, kinh tế, luật ...) với trình độ cử nhân đại học trở lên, bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tƣơng đƣơng theo quy định Luật Viên chức. Khi đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL trong cơ quan, tổ chức ngƣời ta thƣờng đánh giá theo tiêu chí phản ánh trình độ của NNL nhƣ:

 Số lƣợng cán bộ, viên chức đã qua đào tạo.

 Cơ cấu trình độ đƣợc đào tạo

 Cấp đào tạo,...

- Trình độ ngoại ngữ: Trong bối cảnh Quốc tế hóa mạnh mẽ trên thế giới nhƣ hiện nay thì ngoại ngữ là công cụ rất quan trọng trong sử dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào trong công việc hàng ngày và góp phần mở rộng giao lƣu, hợp tác quốc tế, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Để đạt đƣợc nhƣ vậy, mỗi cá nhân phải nâng cao năng lực ngoại ngữ để thu nhận và xử lý thông tin và quyết định. Yêu cầu này lại càng cần thiết đối với đội ngũ viên chức vì đây là đội ngũ nhân lực cần có yêu cầu tác nghiệp, thực thi công vụ đòi hỏi cao về nhiều mặt.

- Trình độ lý luận chính trị: Trình độ lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trƣờng quan điểm của cán bộ, viên chức, NLĐ nói chung. Trình độ lý luận chính trị sẽ giúp viên chức có đƣợc lập trƣờng, quan điểm đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Kỹ năng chuyên môn: cán bộ CNTT phải có các kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các công việc của một viên chức; có khả năng vận dụng các kỹ năng chuyên môn phù hợp với sự đa dạng, phức tạp của nhiệm vụ đƣợc giao (kỹ năng lập kế hoạch, nội dung kiểm soát; kỹ năng thu thập, phân tích thông tin, lập báo cáo...) để đƣa ra các đề xuất kiến nghị về những nội dung đã thực hiện, hoặc đƣa ra ý kiến chuyên môn khi cần thiết và các kỹ năng bổ trợ cần thiết khác phục vụ cho công việc.

Mỗi vị trí của cán bộ CNTT cần phải có khả năng sử dụng chuyên môn và các phƣơng tiện công nghệ thực hiện hoàn thành trách nhiệm vị trí việc làm ngoài đạt các tiêu chuẩn (trình độ, chuyên môn) theo quy định đối với từng ngạch viên chức:

- Cán bộ CNTT thực hiện nhiệm vụ đảm bảo vận hành thiết bị và an toàn cho hệ thống CNTT thì phải có khả năng:

 Nhận biết, lựa chọn và sử dụng các thiết bị phần cứng và ứng dụng phần mềm để nhận diện, xử lý dữ liệu, thông tin số trong giải quyết vấn đề;

 Bảo vệ các thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền riêng tƣ trong môi trƣờng số. Bảo vệ sức khỏe và tinh thần. Nhận thức về tác động của công nghệ số đối với hạnh phúc xã hội và hòa nhập xã hội. Nhận thức về ảnh hƣởng của công nghệ số và việc sử dụng chúng đối với môi trƣờng.

- Cán bộ CNTT thực hiện nhiệm vụ khai thác thông tin dữ liệu: Nhận diện đƣợc nhu cầu thông tin của cá nhân; triển khai các chiến lƣợc tìm tin, định vị và truy cập đƣợc thông tin; đánh giá các nguồn tin và nội dung của chúng; lƣu trữ, quản lý và tổ chức thông tin; sử dụng thông tin phù hợp với đạo đức và pháp luật.

- Cán bộ CNTT thực hiện phát triển phần mềm và nội dung số: Tạo lập và biên tập nội dung số. Chuyển đổi, kết hợp thông tin và nội dung số vào vốn tri thức sẵn có. Hiểu rõ về hệ thống giấy phép và bản quyền liên quan đến quá trình sáng tạo nội dung số.

- Cán bộ CNTT thực hiện việc đào tạo, hƣớng dẫn sử dụng hệ thống CNTT: có trình độ trong việc hƣớng dẫn và đào tạo; hiểu biết sâu rộng về nội dung hệ thống CNTT cần hƣớng dẫn sử dụng.

- Kinh nghiệm làm việc: Kinh nghiệm làm việc là thƣớc đo khả năng thực tế của mỗi cán bộ CNTT trong giải quyết công việc phát sinh trong công việc chuyên môn (thể hiện qua: thâm niên công tác, nhu cầu và thói quen vận dụng

tổng hợp tri thức và kỹ năng). Cán bộ CNTT có kinh nghiệm làm việc có khả năng giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn cán bộ CNTT ít kinh nghiệm, nhất là khi gặp những tình huống khó khăn, phức tạp.

Tóm lại, trí lực đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực, là yếu tố đóng góp vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành BHXH. Trên thực tế cho thấy phần lớn ở những BHXH tỉnh, thành phố sở hữu nguồn lực cán bộ CNTT có trình độ chuyên môn cao thì ở đó phát triển nhanh mạnh và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên để đạt đƣợc kết quả cao trong công tác vận hành hệ thống CNTT tại BHXH tỉnh, thành phố cần phải tận dụng phát huy hết tiềm năng trong khai thác và sử dụng của từng nhân lực CNTT chất lƣợng, nếu không sẽ không đạt hiệu quả tốt nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)