Trong những năm qua công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Đà Nẵng đã đạt đƣợc những thành tích vƣợt trội. Đà Nẵng liên tiếp đứng đầu cả nƣớc về mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông ở vị trí dẫn đầu khối tỉnh, thành phố liên tiếp 12 năm (từ năm 2009 đến nay), thể hiện việc triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin hiệu quả, đƣợc quan tâm duy trì, cập nhật liên tục. Để đạt đƣợc kết quả trên Đà nẵng đã trải qua không ít khó khăn từ khi bắt đầu triển khai xây dựng chính quyền điện tử vào năm 1997 nhƣ: chƣa có và thiếu định hƣớng về mô hình chính quyền điện tử; về cơ chế thiếu sự nhất quán, ngân sách hạn hẹp; hạ tầng công nghệ đƣợc đầu tƣ rời rạc thiếu đồng bộ; Về ứng dụng CNTT chủ yếu là ứng dụng riêng lẻ, tự phát, thiếu các chuẩn tích để tích hợp; về nhân lực thì thiếu và yếu, thiếu chế độ đãi ngộ. Nhƣng với quyết tâm chính trị cao Đà Nẵng đã xây dựng thành công chính quyền điện tử. Cùng với đó chính là sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của lãnh đạo thành phố, sự nỗ lực của các cán bộ làm công tác công nghệ thông tin và hơn hết đó là những đổi mới trong công tác quản lý cũng nhƣ trong phƣơng pháp làm việc để nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin.
Một là, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao:
Tại thành phố Đà Nẵng, công tác phát triển nguồn nhân lực nói chung và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao nhƣ ngành Công nghệ thông tin nói riêng đƣợc Thành ủy Đà Nẵng đặc biệt coi trọng và quan tâm chỉ đạo từ đầu năm 1998 - ngay sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng. Từ đó đến nay, theo từng giai đoạn thành phố đã có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội (đối tƣợng, điều kiện, tiêu chuẩn, ngành nghề thu hút) và nhu cầu nhân lực của thành phố và có những điều chỉnh về chính sách cho từng đối tƣợng thu hút. Định kỳ hàng năm, các cơ quan, đơn vị sử dụng đăng ký nhu cầu về số lƣợng, ngành nghề tiếp nhận; Sở Nội vụ tham mƣu thành phố ban hành danh mục ngành nghề tiếp nhận trên cơ sở tổng hợp và đối chiếu với nhu cầu, định hƣớng phát triển của từng Ngành và của thành phố. Từ năm 2012, thành phố đã đổi mới cách thức tuyển chọn đối tƣợng thu hút - tuyển chọn theo vị trí việc làm và cạnh tranh công khai. Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND và có ngành đào tạo phù hợp với danh mục ngành nghề thu hút, các đối tƣợng sẽ đƣợc phỏng vấn trực tiếp, đánh giá thêm về khả năng giao tiếp, ứng xử, sự nhạy bén trong xử lý tình huống…
Hai là, chính sách coi trọng trọng dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ trẻ có tài năng: Trong quá trình công tác, đối tƣợng thu hút và đào tạo đƣợc đa số lãnh đạo cơ quan, đơn vị đánh giá cao về năng lực làm việc đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Sau khi đƣợc bố trí công tác, học viên đều tiếp nhận công việc nhanh, tƣ duy sáng tạo, chịu khó trong công tác, có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, có ý thức kỷ luật tốt, hoàn thành mọi công việc đƣợc giao, luôn nêu cao trách nhiệm, đạo đức công vụ, nghề nghiệp. Trong số đó, một số đã có những đóng góp tích cực, nổi trội trong công tác, có cống hiến bằng sản phẩm cụ thể nhƣ chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc đánh giá cao trong ứng dụng thực tiễn. Điển hình một số đóng góp nổi trội nhƣ chủ trì các đề tài nghiên cứu (Công trình về Font tƣ liệu Hoàng Sa; ứng dụng năng lực chuyển giao (TCAP) của hệ
thống báo hiệu số 7 trong việc xây dựng và phát triển mạng thông minh (IN) Việt nam, mạng không dây tùy biến…). Nhiều cán bộ thu hút đã trƣởng thành sau thời gian công tác tại TP. Đà Nẵng, hiện nay số ngƣời đƣợc bố trí, đảm đƣơng các chức vụ lãnh đạo quản lý.
Ba là, chính sách khen thưởng, trả lương:
Đƣợc thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, có chế độ thƣởng nóng kịp thời nhằm khích lệ động viên cán bộ viên chức khi lập thành tích xuất sắc trong công việc. Quy trình đánh giá, xếp loại công chức; công khai, minh bạch, và đánh giá theo năng lực thực tế phù hợp với vị trí công việc và kết quả công tác của ngƣời lao động.
Cùng với đó, Thành phố Đà Nẵng đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về môi trƣờng làm việc, thực hiện chính sách đảm bảo có tính vƣợt trội so với đối tƣợng khác trong cùng cơ quan nhƣ: chế độ đãi ngộ ban đầu, hỗ trợ hằng tháng, bố trí nhà ở cho một số đối tƣợng từ các địa phƣơng khác đến công tác tại TP. Đà Nẵng. Đồng thời, các đối tƣợng này còn đƣợc ƣu tiên thi tuyển công chức, viên chức.
Bốn là, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, viên chức đi kèm với việc đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố : Đây là giải pháp quan trọng, quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả đào tạo cán bộ, viên chức nói chung nói chung, đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin nói riêng. Phẩm chất đạo đức công vụ là cơ sở, là “gốc” của mọi công việc, có ý nghĩa quyết định đến hình thành năng lực chuyên môn nghiệp vụ, định hƣớng, “kim chỉ nam” cho hoạt động của cán bộ, viên chức.
Ngay từ năm 2010 Đà nẵng đã phê duyệt “Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020 ” Trong đó, đã định hƣớng và đề ra giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhƣ sau: Tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, khai thác các chƣơng trình đào tạo của Trung ƣơng (Đề án 322, 165), đồng thời liên kết hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nƣớc, kết hợp đào tạo dài hạn tập trung với các loại
hình đào tạo khác phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh công tác và cơ cấu ngành nghề theo hƣớng chuyên sâu, ƣu tiên đào tạo sau đại học; tổ chức các lớp bồi dƣỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ cho đội ngũ công chức.