Nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 107 - 110)

Trong ngành CNTT, thời gian công nghệ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi đội ngũ cán bộ CNTT phải cập nhật kiến thức liên tục, vì vậy việc duy trì thƣờng xuyên các khoá đào tạo cho cán bộ CNTT để cập nhật các kiến thức mới là hết sức cần thiết và đây là điều khách quan không thể không làm. Đào tạo là biện pháp chiến lƣợc để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bởi đào tạo không chỉ là hoạt động độc lập, tách biệt với các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực mà nó mà đƣợc thực hiện trƣớc bổ nhiệm, sau tuyển dụng và thƣờng xuyên trong quá trình làm việc, tùy thuộc theo từng đối tƣợng học viên. Để có đƣợc một đội ngũ nhân sự có chất lƣợng thì đội ngũ nhân sự phải đƣợc phát triển liên

tục theo các tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp, đồng thời có kế hoạch sử dụng bố trí nhân sự sau đào tạo. Đào tạo và đào tạo lại là một hoạt động đầu tƣ mang lại lợi ích dài hạn cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cần đƣợc thực hiện theo nguyên tắc đào tạo căn cứ vào yêu cầu công việc và yêu cầu thực tiễn về chất lƣợng đội ngũ nhân lực để có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự.

Trọng tâm trƣớc mắt trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ nhân lực CNTT là:

- Tăng cƣờng năng lực thực hiện công việc của nguồn nhân lực CNTT, nâng cao kỹ năng thực hiện công việc;

- Tăng cƣờng năng lực quản trị điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý CNTT ;

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ.

Những giải pháp cụ thể trong hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng là:

- Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo để tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu lực của công tác quy hoạch nói riêng và của công tác đào tạo nói chung. Quy hoạch đào tạo phải gắn với bố trí sử dụng và thực hiện chính sách duy trì nuôi dƣỡng nhân lực; từ quy hoạch về nhân lực để quy hoạch đào tạo và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng.

- Lấy kết quả đánh giá hiệu quả công việc làm cơ sở để cử nhân sự tham gia các chƣơng trình học dài hạn. Hạn chế tối đa việc đào tạo tràn lan, hình thức không hiệu quả.

- Căn cứ kết quả học tập, kết quả vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công tác là một tiêu chuẩn xem xét bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo quản lý. Thay đổi quy trình hiện hành là đào tạo sau khi bổ nhiệm bằng đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc khi bổ nhiệm, đào tạo sau tuyển dụng. Cán bộ quản lý phải qua khóa học chuẩn hóa theo quy định để có sự chuẩn bị đầy đủ trƣớc khi đảm nhận trọng trách mới.

- Thƣờng xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân sự về CNTT, đủ năng lực tiếp nhận, chuyển giao công nghệ hiện đại và làm chủ đƣợc khoa học kỹ thuật trong thời kỳ mới; đủ khả năng vận hành, quản trị hệ thống CNTT bảo đảm an toàn thông tin.

- Thiết kế khung chƣơng trình đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu: Đào tạo cơ bản là hình thức thƣờng xuyên, phổ cập kiến thức CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân sự nghiệp vụ theo yêu cầu phát triển của kỹ thuật công nghệ mới, và từng bƣớc chuẩn hoá về trình độ CNTT; Đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đƣợc một đội ngũ chuyên gia quản lý CNTT trên các lĩnh vực trọng tâm nhƣ: An ninh bảo mật, thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống Web mail, Thiết kế phần mềm, phân tích hệ thống...; Đào tạo và thƣờng xuyên cập nhật nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao khả năng điều hành trên môi trƣờng mạng và chủ động định hƣớng, đề xuất ứng dụng CNTT vào các nghiệp vụ.

- Kết hợp giữa đào tạo trong nƣớc với đào tạo ở nƣớc ngoài. Đối với các chƣơng trình đào tạo cơ bản có thể tiến hành ngay trong nƣớc; tuy nhiên, với những kiến thức chuyên sâu có thể tổ chức đào tạo ở nƣớc ngoài để học tập kinh nghiệm. Do đó, cần ban hành cơ chế đầu tƣ thoả đáng cho công tác đào tạo, nghiên cứu; đầu tƣ nguồn kinh phí và có cơ chế kinh phí thuê chuyên gia nƣớc ngoài để đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ kỹ sƣ tin học của ngành. Tạo điều kiện cho số nhân sự kỹ thuật có năng lực đƣợc đi học, nghiên cứu, thực tập về CNTT ở nƣớc ngoài làm nòng cốt trong công tác đào tạo lại đội ngũ kỹ thuật CNTT.

- Phối hợp với các công ty CNTT trong, ngoài nƣớc trong việc đào tạo, huấn luyện cán bộ CNTT.

Cần có cơ chế, chế độ và tạo lập môi trƣờng để tự bản thân cán bộ CNTT không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức và năng lực kỹ năng công tác. Việc liên tục cập nhật các phát triển của kỹ thuật công nghệ mới đối với các cán bộ CNTT là cấp thiết. Bên cạnh đó chính là tạo lập ra môi trƣờng và khuyến khích

cán bộ, viên chức nói chung và cán bộ CNTT nói riêng phải tự tìm hiểu, học hỏi để có kiến thức, hiểu biết về nhiệm vụ của ngành BHXH.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 107 - 110)