Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 51 - 53)

Ở Việt Nam, chính sách BHXH bƣớc đầu đƣợc đổi mới và thể hiện trong Chƣơng XII Bộ luật Lao động, đƣợc Quốc hội khóa IX thông qua ngày 8/6/1994. Để thực hiện cơ chế, chính sách mới này, ngày 16/2/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP thành lập BHXH Việt Nam và ngày 26/9/1995 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 606/QĐ-TTg về quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Từ đó đến nay, BHXH Việt Nam đã đƣợc xây dựng và phát triển theo 04 thời kỳ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao:

- Thời kỳ từ năm 1995 đến năm 2002: Theo Nghị định số 19/NĐ-CP, thì BHXH Việt Nam đƣợc tổ chức thành hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; tại cơ quan BHXH Việt Nam có 08 đơn vị giúp việc.

- Thời kỳ từ năm 2003 đến năm 2008: Ngày 06/12/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho BHXH Việt Nam thay Nghị định số 19/NĐ-CP; tại BHXH Việt Nam ở Trung ƣơng, cơ cấu tổ chức thay đổi, tăng lên 17 đơn vị giúp việc.

- Thời kỳ thi hành Luật BHXH năm 2006: Để thực hiện Luật BHXH năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH Việt Nam; lúc này, BHXH Việt Nam đƣợc thành lập thêm 04 đơn vị giúp việc. Tiếp đó, do yêu cầu công việc, ngày 17/01/2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2014/NĐ-CP quy định BHXH Việt Nam thành lập thêm 02 đơn vị giúp việc mới.

- Thời kỳ thi hành Luật BHXH năm 2014: Ngày 20/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH, theo đó Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2016/NĐ- CP ngày 05/01/2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, theo đó BHXH Việt Nam có 24 đơn vị. Tuy nhiên,

ngày 04/8/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 89/2020/NĐ-CP điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam còn 21 đơn vị trực thuộc.

Chức năng và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nƣớc thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT; thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Nguồn: Website www.baohiemxahoi.gov.vn

HỘI ĐỒNG QUẢN

BHXH VIỆT NAM

Văn phòng

Vụ Hợp tác quốc tế

Vụ Thi đua - Khen thƣởng

Vụ Tổ chức cán bộ

Vụ Kiểm toán nội bộ Ban Thực hiện chính sách BHYT Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ Vụ Tài chính - Kế toán

Vụ Thanh tra -Kiểm tra

Vụ Quản lý đầu tƣ quỹ

Vụ Pháp chế Ban Thực hiện chính sách BHXH Viện Khoa học BHXH Trung tâm Công nghệ thông tin

Trung tâm Truyền thông

Trung tâm Lƣu trữ CÁC ĐƠN VỊ CHUYÊN MÔN GIÚP VIỆC CÁC ĐƠN VỊ SỰ

NGHIỆP

Vụ Kế hoạch và Đầu tƣ

Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và Thanh toán đa

tuyến

Tạp chí BHXH Trƣờng Đào tạo nghiệp vụ

BHXH

BHXH TỈNH

BHXH HUYỆN

BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về BHXH, BHTN; của Bộ Y tế về BHYT; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHTN, BHYT. BHXH Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng: Ở cấp Trung ƣơng là cơ quan BHXH Việt Nam; cấp địa phƣơng là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng và BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)