7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Chăm sóc và khám sức khỏe định kỳ
Các doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ để theo dõi thông tin về thể lực ngƣời lao động. Hoạt động này đƣợc tổ chức dƣới dạng liên kết hợp tác với đơn vị y tế. Đây là điều rất cần thiết nhất là với những doanh nghiệp mà ngƣời lao động làm việc trong môi trƣờng nhiều yếu tố độc hại, nguy hiểm nhƣ: xăng dầu, khai thác than...Theo quy định tại Thông tƣ số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế, các cơ quan, doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho ngƣời lao động ít nhất một lần/năm và 6 tháng 1 lần đối với các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ý nghĩa chung của khám sức khỏe là khám, sàng lọc định kỳ các bệnh lý thƣờng gặp theo từng độ tuổi, giới tính,… vì thông qua các cuộc kiểm tra, sẽ biết đƣợc tổng trạng của cơ thể, đồng thời dự báo các yếu tố nguy cơ ệnh lý có thể mắc phải thì việc kiểm tra, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho ngƣời lao động cũng đóng đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo nhân viên của các doanh nghiệp đƣợc theo dõi sức khỏe liên tục và toàn diện. Với ngƣời lao động, áp lực công việc, cuộc sống khiến cho hầu hết nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp có rất ít thời gian quan tâm tới sức khỏe bản thân. Trong khi đó, mỗi công việc đều có nguy cơ tiềm ẩn riêng dẫn tới mắc bệnh nghề nghiệp. Công nhân thƣờng có nguy cơ mắc một số bệnh: Bệnh lý hệ cơ xƣơng khớp, hệ hô hấp, bệnh ngoài da… Nhân viên văn phòng thƣờng mắc các bệnh: Rối loạn chuyển hóa mỡ máu, bệnh lý về mắt, hệ cơ xƣơng khớp… Chăm lo sức khỏe cho cán bộ, nhân viên chính là một cách để các chủ doanh nghiệp thể hiện đƣợc sự tôn trọng và quan tâm với ngƣời lao động. Đó sẽ là phƣơng pháp hiệu quả để ngƣời lao động gắn bó, nhiệt huyết với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên giúp cho chủ doanh nghiệp nhận biết đƣợc mức độ sức khỏe của họ, từ đó điều tiết công
việc một cách phù hợp. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ cũng gần giống nhƣ một hoạt động tập thể, gián tiếp tăng cƣờng đoàn kết nội bộ.