7. Kết cấu của luận văn
1.3.5. Tuyên truyền, giáo dục ý thức lao động
Một trong những giải pháp hàng đầu để xây dựng đƣợc mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong mỗi doanh nghiệp là phải nâng cao hiểu biết về pháp luật cho ngƣời lao động. Có hiểu biết pháp luật thì ngƣời lao động mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, nhờ đó mới hạn chế đƣợc các mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với ngƣời lao động. Mục đích của việc tuyên truyền, nâng cao ý thức lao động cho ngƣời lao động nhằm từng ƣớc hình thành thói quen hành động theo pháp luật; gi p ngƣời lao động giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội theo pháp luật; hạn chế tình trạng xung đột trong mối quan hệ với ngƣời sử dụng lao động. Để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các cấp công đoàn cụ thể hóa các nội dung của các văn ản pháp luật để tuyên truyền, phổ biến thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đặc điểm từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, lứa tuổi, điều kiện làm việc của ngƣời lao động nhƣ tập huấn, đối thoại, tọa đàm… Ngoài ra, các cấp công đoàn thƣờng xuyên phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra việc thực hiện Bộ luật Lao động và Luật BHXH tại các doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm tra các đoàn kiểm tra đã kết hợp tƣ vấn, hƣớng dẫn các chủ doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của Bộ luật Lao động, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp đủ điều kiện chƣa có tổ chức công đoàn thành lập tổ chức công đoàn, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật Lao động và Luật BHXH khi tham gia quan hệ lao động; đảm bảo các chế độ, chính sách cho ngƣời lao động theo quy định của pháp luật.