Trình bày thông tin về kếtoán bán hàng và kết quả kinhdoanh trên báo

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI (Trang 45)

cáo tài chính

1.3.1. Bảng cân đối kế toán

Các thông tin liên quan đến Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh được trình bày trên bảng cân đối kế toán ở các chỉ tiêu sau:

Các khoản phải thu ngắn hạn (Mã số130)

+ Phải thu ngắn hạn của khách hàng (Mã số 131)

Các khoản phải thu dài hạn (Mã số210)

Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211) Nợ ngắn hạn (MS 310)

Người mua trả tiền trước ngắn hạn (Mã số 312) Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 313)

Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn (Mã số 318)

Nợ dài hạn (Mã số330)

Người mua trả tiền trước dài hạn (Mã số 332 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Mã số 421) Lợi nhuận sau thuế chưa pp lũy kế đến cuối kỳ trước (MS 421a)

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này (Mã số 421b)

1.3.2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu liên quan đến Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm:

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)

+ Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02) + Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)

+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)

+ Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21) + Chi phí tài chính (Mã số 22)

+ Chi phí bán hàng (Mã số 24)

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25) + Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)

+ Thu nhập khác (Mã số 31) + Chi phí khác (mã số 32) + Lợi nhuận khác (mã số 40)

+ Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50) + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)

+ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)

+ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)

1.3.3. Trên thuyết minh báo cáo tài chính

Trên thuyết minh BCTC, các thông tin liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được trình bày trên các chỉ tiêu:

- Chính sách kế toán doanh nghiệp đang áp dụng

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên Bảng CĐKT

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trên Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh.

1.4. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong điều kiện áp dụngphần mềm kế toán phần mềm kế toán

1.4.1. Khai báo mã hoá ban đầu

Mã hoá đối tượng quản lý là cách thức thực hiện phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng quản lý. Việc mã hoá đối tượng sẽ giúp cho việc nhận diện, tìm kiếm đối tượng, thông tin nhanh chóng, không nhầm lẫn, giúp cho quá trình sử dụng tiết kiệm thao tác, tiết kiệm bộ nhớ, tăng tốc xử lý nhanh hơn, …

Việc mã hoá trên phần mềm kế toán được thực hiện theo nhiều phương pháp như: mã số gợi nhớ, mã số phân cấp, mã số liên tiếp, mã hoá tổng hợp,…

Trình tự tiến hành mã hoá:

+ Xác định hệ thống đối tượng cần mã hoá + Lựa chọn phương pháp mã hoá

+ Triển khai mã hoá

Có nhiều phương pháp mã hoá đối tượng, thông thường việc mã hoá đối tượng quản lý sẽ gắn với mã hoá tài khoản.Sau đây là một vài ví dụ về mã hoá đối tượng quản lý.

Mã hoá hàng tồn kho 152: NLV

KC02: Khí C02 Man: Malt Uc Mã hóa khách hàng: CBLINH: Đỗ Văn Linh

NCC003: Công ty TNHH thương mại khí công nghiệp Khoa Dung

* Khai báo dữ liệu ban đầu

- Khai báo tham số hệ thống

+ Khai báo thông tin chung về doanh nghiệp như tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,…

+ Đặt cấu hình cho phù hợp với doanh nghiệp như: Hình thức ghi sổ kế toán (Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ,…), chính sách và phương pháp kế toán công ty sử dụng (Phương pháp kế toán hàng tồn kho;

Phương pháp khấu hao TSCĐ; …) , đồng tiền hạch toán, kỳ báo cáo,…

+ Thiết kế bảng biểu và báo cáo theo yêu cầu của doanh nghiệp.

+ Lập mô hình và tiến hành phân quyền cập nhật thông tin và khai thác thông tin cho từng nhân viên kế toán.

+ Cập nhật dữ liệu ban đầu về các danh mục tài khoản,danh mục hàng hoá, danh mục khách hàng,…

- Khai báo số dư ban đầu

+ Khi bắt đầu sử dụng phần mềm kế toán tiến hành khai báo số dư ban đầu của các đối tượng đang được theo dõi tại doanh nghiệp:

+Số dư các TK tổng hợp

+Số dư chi tiết của các khoản phải thu, phải trả +Số tồn kho hàng hoá

+Số liệu chi tiết TSCĐ đến thời điểm bắt đầu sử dụng phần mềm

1.4.2. Nhập dữ liệu phát sinh hàng ngày

Với màn hình giao diện có phần mềm kế toán làm việc với một màn hình nhập liệu duy nhất, có những phần mềm khác nhau thì hình thức kế toán khách nhau. Để nhập dữ liệu liên quan đến chứng từ phát sinh hàng ngày, kế toán sẽ chọn màn hình nhập liệu hiển thị đầy đủ để nhập các chỉ tiêu liên quan, phản ánh thông tin chi tiết của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1.4.3. Thực hiện bút toán cuối kỳ

Quá trình nhập dữ liệu kế toán phát sinh có thể phát sinh nhầm lẫn, sai sót, do đó trước khi thực hiện các bút toán phân bổ và kết chuyển cuối kỳ chúng ta cần kiểm tra và sửa chữa lại trước khi khoá sổ kế toán.

toán nghiệp vụ tổng hợp như: phân bổ chi phí, khấu hao TSCĐ, tính lại giá vốn hàng hoá và kết chuyển tự động để xác định kết quả.

1.4.4. Xem, in báo cáo tài chính

Sau khi thực hiện các bút toán cuối kỳ,phần mềm sẽ tự động kết chuyển số liệu sang sổ sách kế toán. Để thực hiện việc xem, in sổ sách kế toán, ta vào các menu phù hợp của chương trình phần mềm kế toán để xem và thực hiện in ra thông qua các nút lệnh.

Kết luận chương I

Qua quá trình tìm hiểu về những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài, em đã hiểu rõ hơn về công tác cũng như quy trình kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Có thể nói , công ty đã áp dụng đúng luật Kế toán Việt Nam, chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và tuân thủ những quy định lao động tại công ty để đạt được hiệu quả công việc, góp phần đưa công ty ngày càng phát triển và có uy tín trên thị trường. Công ty nên duy trì sự hợp lý, khoa học trong công tác kế toán và cập nhật kịp thời những sự thay đổi mới trong chế độ kế toán cũng như thông tư để hoàn thiện hơn nữa hệ thống kế toán tại công ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI –

KIM BÀI

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.

Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài tiền thân là công ty Cổ phần Bia Kim Bài. Để có vóc dáng quy mô như hôm nay là cả một quá trình dài theo sự biến động của lịch sử

Từ năm 1978 đến năm 1987, trải qua hơn 10 năm đi từ nhà máy xây xát thóc gạo sau đó đến năm 1987 đổi tên thành xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm

Năm 1990, nhà nước xóa bỏ bao cấp lương thực, hệ thống máy xay xát gạo, chế biến lương thực không còn phù hợp với cơ chế thị trường, đứng trước khả năng phải giải thể, hàng trăm người lao động mất việc làm, xí nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư dây chuyền sản xuất bia mang nhãn hiệu Bia Kim Bài với công suất 2000 lít/ngày, thiết bị và công nghệ sản xuất do Viện Khoa Học Việt Nam và Viện Công Nghệ thực phẩm giúp đỡ

Năm 1997, xí nghiệp được bàn giao về Sở Công Nghiệp Hà Tây quản lý và đổi tên thành Công ty chế biến kinh doanh lương thực và thực phẩm Hà Tây

Năm 2008 đến nay Công ty được Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội cơ cấu lại vốn điều lệ và đổi tên thành Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài. Công ty là đơn vị thành viên của HABECO từ đó tới nay.

Hiện tại vốn điều lệ của công ty là 39.860.000.000 đồng trong đó Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội góp vốn liên doanh là 11.200.000.000 đồng chiếm 28% số vốn điều lệ còn lại 72% là vốn góp của các cổ đông khác tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. * Ngành nghề kinh doanh chính :

Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh 3 loại bia chủ yếu là : Bia hơi Hà Nội, bia hơi Kim Bài, bia chai Hà Nội

Sản xuất kinh doanh sản phẩm nước giải khát, kem đá…

Thị trường tiêu chụ chủ yếu là các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.

* Khái quát đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất

Qui trình sản xuất đều có tính liên tục, từ nguồn nguyên vật liệu ban đầu chủ yếu là malt, gạo, … sau phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất phức tạp để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Tùy vào kết cấu của từng sản phẩm khác nhau thì có qui trình sản xuất khác nhau.

Hồ hóa

Đường hóa

Lên men chính

Sơ đồ 2.1. Quá trình sản xuất bia tại công ty

2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty

Sơ đồ 2.2.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Đại hội đồng cổ đông : bao gồm tất cả các cỏ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần,thông qua định hướng phát triển của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công tyquyết định tổ chức ,giải thể công ty

Hội đồng quản trị : có nghĩa vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm, quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyển và giới hạn,quyết định giải pháp phát triển thị trường

Ban kiểm soát: kiểm tra, giám sát các hoạt động của cả hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông để các hoạt động của công ty được minh bạch vì lợi ích của cả cổ đông và công ty.

Giám đốc: Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp.

Phó giám đốc chịu trách nhiệm tài chính: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty trong việc kiểm soát tài chính kế toán, vật tư, kế toán, kiểm soát nội bộ… Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong công tác kinh doanh, dịch vụ đối với khách hàng.

Phó giám đốc chịu trách nhiệm bộ phận sản xuất: Kiểm tra, phân công, lập kế hoạch, tổ chức hoat động sản xuất, điều hành hệ thống quản lý chất lượng, quản lý máy móc…

Phòng kế hoạch vật tư: Quản lý vật tư cho toàn công ty.

Phòng tài chính – kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty.

Phòng kỹ thuật – công nghệ: Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi trường.

Phòng thị trường: Nghiên cứu dự báo thị trường, tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm mới.

Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự, hoàn thành các nhiệm vụ lưu trữ, văn thư hành chính và quản lý tài sản của công ty.

Phân xưởng bia: Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi, thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng qui trình công nghệ từ khâu nguyên liệu đến nấu bia, bảo quản và xử lý men giống, lên men bia

Phân xưởng cơ điện: Kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, máy móc điện, kiểm định các loại công tơ điện, điện tử 1 pha va 3 pha, kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ an toàn trong nội bộ công ty.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức tốt bộ máy kế toán là tiền đề và cũng là công cụ quan trọng phục vụ việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Xác định được tầm quan trọng đó, công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài đã chú trọng tổ chức công tác hạch toán kế toán. Bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, phòng kế toán đã đáp ứng được vai trò quan trọng của mình.

Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động trên địa bàn hẹp, số lượng kế toán không nhiều nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong công ty.Mỗi nhân viên trong phòng kế toán đảm nhiệm 1 phân việc cụ thể.

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty CP Bia Hà Nội- Kim Bài (Nguồn: Phòng Kế toán)

Phòng kế toán gồm 6 người và nhiệm vụ phân công từng người như sau:

Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán tài chính của công ty chịu trách

nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công việc chỉ đạo, điều hành về tài chính, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, của ngành về công tác kế toán, tham gia ký kết và kiểm tra các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty..

Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo dõi nhập, xuất, tồn hao hụt các loại

nguyên vật liệu, vật tư và công cụ dụng cụ trong kỳ.

Kế toán thành phẩm: Làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm, xác định lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.

Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu của các phần hành, cuối kì lên báo cáo tài

chính cho công ty.

Kế toán thanh toán và thuế:đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế, theo dõi

tình hình thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khách thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị, đồng thời làm kế toán thanh toán, theo dõi công nợ khách hàng và báo cáo với cấp trên.

Thủ quỹ: làm nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý thu chi, sau đó ghi chép vào sổ quỹ

đồng thời lập báo cáo ghi sổ.

Kế toán thanh toán và thuế Thủ quỹ Kế toán thành phẩm. Kế toán tổng hợp. Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ

* Mối quan hệ phòng kế toán với các bộ phận khác

Bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài đã hoàn thanh tương đối tốt vai trò của mình trong mối quan hệ với ban lãnh đạo, các bộ phận khác trong công ty cũng như các đối tượng bên ngoài công ty:

- Với Ban lãnh đạo Công ty:

Trình các chứng từ cần thiết để lãnh đạo xem xét và ký duyệt.

Kịp thời thông báo và giải trình các vấn đề phát sinh liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế tài chính của công ty.

Tư vấn cho ban lãnh đạo phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty, đầu tư vốn sao cho hiệu quả, tuy nhiên chức năng này của bộ phận kế toán tương đối mờ nhạt.

Lập báo cáo tài chính trình lãnh đạo ký duyệt. - Với bộ phận kinh doanh:

Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh theo

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – KIM BÀI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)