Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài tiền thân là công ty Cổ phần Bia Kim Bài. Để có vóc dáng quy mô như hôm nay là cả một quá trình dài theo sự biến động của lịch sử
Từ năm 1978 đến năm 1987, trải qua hơn 10 năm đi từ nhà máy xây xát thóc gạo sau đó đến năm 1987 đổi tên thành xí nghiệp chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm
Năm 1990, nhà nước xóa bỏ bao cấp lương thực, hệ thống máy xay xát gạo, chế biến lương thực không còn phù hợp với cơ chế thị trường, đứng trước khả năng phải giải thể, hàng trăm người lao động mất việc làm, xí nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư dây chuyền sản xuất bia mang nhãn hiệu Bia Kim Bài với công suất 2000 lít/ngày, thiết bị và công nghệ sản xuất do Viện Khoa Học Việt Nam và Viện Công Nghệ thực phẩm giúp đỡ
Năm 1997, xí nghiệp được bàn giao về Sở Công Nghiệp Hà Tây quản lý và đổi tên thành Công ty chế biến kinh doanh lương thực và thực phẩm Hà Tây
Năm 2008 đến nay Công ty được Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Hà Nội cơ cấu lại vốn điều lệ và đổi tên thành Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài. Công ty là đơn vị thành viên của HABECO từ đó tới nay.
Hiện tại vốn điều lệ của công ty là 39.860.000.000 đồng trong đó Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội góp vốn liên doanh là 11.200.000.000 đồng chiếm 28% số vốn điều lệ còn lại 72% là vốn góp của các cổ đông khác tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh. * Ngành nghề kinh doanh chính :
Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh 3 loại bia chủ yếu là : Bia hơi Hà Nội, bia hơi Kim Bài, bia chai Hà Nội
Sản xuất kinh doanh sản phẩm nước giải khát, kem đá…
Thị trường tiêu chụ chủ yếu là các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Sơn La.
* Khái quát đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất
Qui trình sản xuất đều có tính liên tục, từ nguồn nguyên vật liệu ban đầu chủ yếu là malt, gạo, … sau phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất phức tạp để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Tùy vào kết cấu của từng sản phẩm khác nhau thì có qui trình sản xuất khác nhau.
Hồ hóa
Đường hóa
Lên men chính
Sơ đồ 2.1. Quá trình sản xuất bia tại công ty
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
Sơ đồ 2.2.Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông : bao gồm tất cả các cỏ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần,thông qua định hướng phát triển của công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công tyquyết định tổ chức ,giải thể công ty
Hội đồng quản trị : có nghĩa vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm, quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyển và giới hạn,quyết định giải pháp phát triển thị trường
Ban kiểm soát: kiểm tra, giám sát các hoạt động của cả hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông để các hoạt động của công ty được minh bạch vì lợi ích của cả cổ đông và công ty.
Giám đốc: Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao, quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm tài chính: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty trong việc kiểm soát tài chính kế toán, vật tư, kế toán, kiểm soát nội bộ… Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ trong công tác kinh doanh, dịch vụ đối với khách hàng.
Phó giám đốc chịu trách nhiệm bộ phận sản xuất: Kiểm tra, phân công, lập kế hoạch, tổ chức hoat động sản xuất, điều hành hệ thống quản lý chất lượng, quản lý máy móc…
Phòng kế hoạch vật tư: Quản lý vật tư cho toàn công ty.
Phòng tài chính – kế toán: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị một cách kịp thời, đầy đủ đảm bảo phục vụ tốt cho cho hoạt động kinh doanh; chủ trì và phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn của công ty.
Phòng kỹ thuật – công nghệ: Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi trường.
Phòng thị trường: Nghiên cứu dự báo thị trường, tổ chức triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới, phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm mới.
Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác nhân sự, hoàn thành các nhiệm vụ lưu trữ, văn thư hành chính và quản lý tài sản của công ty.
Phân xưởng bia: Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi, thực hiện các công đoạn sản xuất theo đúng qui trình công nghệ từ khâu nguyên liệu đến nấu bia, bảo quản và xử lý men giống, lên men bia
Phân xưởng cơ điện: Kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện, máy móc điện, kiểm định các loại công tơ điện, điện tử 1 pha va 3 pha, kiểm định định kỳ các trang thiết bị, dụng cụ an toàn trong nội bộ công ty.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty. 2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức tốt bộ máy kế toán là tiền đề và cũng là công cụ quan trọng phục vụ việc quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.Xác định được tầm quan trọng đó, công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Kim Bài đã chú trọng tổ chức công tác hạch toán kế toán. Bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, phòng kế toán đã đáp ứng được vai trò quan trọng của mình.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động trên địa bàn hẹp, số lượng kế toán không nhiều nên bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung. Phòng kế toán chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong công ty.Mỗi nhân viên trong phòng kế toán đảm nhiệm 1 phân việc cụ thể.
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty CP Bia Hà Nội- Kim Bài (Nguồn: Phòng Kế toán)
Phòng kế toán gồm 6 người và nhiệm vụ phân công từng người như sau:
Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán tài chính của công ty chịu trách
nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, trực tiếp phụ trách công việc chỉ đạo, điều hành về tài chính, tổ chức hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ, quy định của Nhà nước, của ngành về công tác kế toán, tham gia ký kết và kiểm tra các hợp đồng kinh tế, tổ chức thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế của công ty..
Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo dõi nhập, xuất, tồn hao hụt các loại
nguyên vật liệu, vật tư và công cụ dụng cụ trong kỳ.
Kế toán thành phẩm: Làm nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm, xác định lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu của các phần hành, cuối kì lên báo cáo tài
chính cho công ty.
Kế toán thanh toán và thuế:đóng vai trò quan trọng trong việc tính thuế, theo dõi
tình hình thanh toán về thuế và các khoản phải nộp khách thuộc trách nhiệm nghĩa vụ của đơn vị, đồng thời làm kế toán thanh toán, theo dõi công nợ khách hàng và báo cáo với cấp trên.
Thủ quỹ: làm nhiệm vụ quản lý quỹ, quản lý thu chi, sau đó ghi chép vào sổ quỹ
đồng thời lập báo cáo ghi sổ.
Kế toán thanh toán và thuế Thủ quỹ Kế toán thành phẩm. Kế toán tổng hợp. Kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
* Mối quan hệ phòng kế toán với các bộ phận khác
Bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài đã hoàn thanh tương đối tốt vai trò của mình trong mối quan hệ với ban lãnh đạo, các bộ phận khác trong công ty cũng như các đối tượng bên ngoài công ty:
- Với Ban lãnh đạo Công ty:
Trình các chứng từ cần thiết để lãnh đạo xem xét và ký duyệt.
Kịp thời thông báo và giải trình các vấn đề phát sinh liên quan tới các nghiệp vụ kinh tế tài chính của công ty.
Tư vấn cho ban lãnh đạo phương hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty, đầu tư vốn sao cho hiệu quả, tuy nhiên chức năng này của bộ phận kế toán tương đối mờ nhạt.
Lập báo cáo tài chính trình lãnh đạo ký duyệt. - Với bộ phận kinh doanh:
Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kinh doanh theo dõi các hợp đồng mua bán, vận chuyển hàng hóa, phát sinh và thanh toán công nợ.
Theo dõi và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan tới hoạt động nhập, xuất hàng, thanh toán tiền hàng.
2.1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng ở công ty.
Với số vốn điều lệ là 39.86 tỷ đồng, Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài và tổng số công nhân viên trên 200 người nên Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 dương lịch hằng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ”, ký hiệu quốc tế là “ VNĐ”.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nguyên
tắc giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: bình
quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê
khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán trên máy vi tính. Phần mềm Visoft được thiết kế theo hình thức Nhật Ký Chung.
Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Sơ đồ2.4 . Qui trình ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung
* Giới thiệu phần mềm kế toán công ty đang áp dụng Một số đặc điểm của phần mềm:
+ Công ty cổ phần bia Hà Nội – Kim Bài áp dụng phần mềm kế toán Visoft, phần mềm được cung cấp bởi Công ty phần mềm Việt Á.
+ Phần mềm kế toán Visoft được áp dụng bởi nó có những ưu việt sau phù hợp với điều kiện làm việc và quy mô của công ty:
- Tính năng cơ bản:
+ Giao diện trực quan bằng tiếng Việt, dễ nhập liệu. + Chương trình chạy ổn định, đơn giản, dễ dàng sử dụng. + Hệ thống sổ sách, báo cáo đầy đủ theo quy định. + Tính năng mở, áp dụng mọi loại hình của doanh nghiệp. + Sử dụng nhiều doanh nghiệp trên một bản quyền. + Đáp ứng tối đa nhu cầu kế toán quản trị, kế toán thuế. - Tích hợp hệ thống:
+ Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay.
+ Kế toán chi tiết mua hàng, bán hàng, công nợ phải thu, phải trả. + Kế toán chi tiết hàng tồn kho, chi tiết nhập xuất tồn trong kỳ. + Kế toán chi phí, giá thành
+ Kế toán tổng hợp và sổ sách kế toán tổng hợp.
+ Đầy đủ hệ thống sổ sách sổ sách báo cáo quản trị, hệ thống báo cáo tài chính theo chế độ
+ Thao tác nhập liệu nhanh, đơn giản, thiết lập tự động tối ưu, khai thác hệ thống báo cáo sổ sách tức thời, kết xuất in ấn sổ sách báo cáo tự động.tất cả các chức năng xử lý nêu trên đều nằm trên cùng mô wt màn hình câ wp nhâ wt chứng từ.Người sử dụng chỉ viê wc ở trong mô wt màn hình và có thể thực hiê wn tất cả các xử lý cần thiết
Ảnh 1. Giao diện chức năng của phần m?m visoft
2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tạiCông ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài
2.2.1. Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng tại Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài.
2.2.1.1. Phương thức thanh toán
Tại công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài khi bán hàng hóa cho khách hàng áp dụng một số phương thức thanh toán như sau :
Thanh toán ngay: sau khi bàn giao xong hàng hóa cho khách hàng, thực hiện xong hợp đồng, khách hàng thực hiện thanh toán trực tiếp cho Công ty bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Thanh toán trước: Sau khi ký hợp đồng, khách hàng thanh toán toàn bộ tiền hàng cho Công ty sau đó Công ty mới giao hàng.
Thanh toán trả chậm: Sau khi hàng hóa được nhiệm thu, hợp đồng được ký kết, hàng hóa được giao cho khách hàng thì khách hàng chấp nhận thanh toán vào một thời gian nhất định bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Ngoài ra, với một số khách hàng thì Công ty có yêu cầu thanh toán 30%-50% tiền hàng tại thời điểm nhận hàng lần đầu tiên, số tiền còn lại được thanh toán cho các lần sau như đã thỏa thuận.
2.2.1.2. Tài khoản, chứng từ sổ sách sử dụng
Kế toán hạch toán dựa trên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trước đó nên chứng từ sử dụng chủ yếu là tự lập và căn cứ vào một số chứng từ liên quan như: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, giấy báo nợ, báo có…
Công ty cổ phần Bia Hà Nội – Kim Bài sử dụng hệ thống TK theo thông tư 200/2014/BTC
Tài khoản sử dụng để ghi nhận doanh thu bán sản phẩm là TK 511 được mở TK cấp 2 5112 và chi tiết cho từng loại sản phẩm như
+ TK 51121: Doanh thu bán bia hơi Hà Nội + TK 51122: Doanh thu bán bia hơi Kim Bài + TK 51123: Doanh thu bán bia chai Hà Nội
2.2.1.3.Kế toán chi tiết doanh thu và tổng hợp doanh thu
Hằng ngày, khi có nghiệp vụ bán hàng phát sinh, kế toán phải dựa trên chứng từ từ các bộ phận liên quan, kiểm tra và đánh giá tính đúng đắn, chính xác,hợp lý và hợp lệ của các chứng từ đó. Sau đó kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềmkế toánVisoft,số liệu sẽ đi vào các sổ liên quan. Cuối kì, thực hiện các thao tác phân bổ, kết chuyển để hoàn thiện sổ sách để lập báo cáo tới Ban giám đốc. Quy trình đó được thể
hiện trên sơ đồ sau
Sơ đồ 2.5 Qui trình ghi nhận nghiệp vụ bán hàng tại công ty
Thủ quỹ thu tiền bán hàng từ ngườimu Khi bàn giao hàng hóa, kế toán kho tiến hành xuất kho Các CP phát sinh trong quá trình bán hàng Khi bán hàng các bộ phận liên quan trong doamh nghiệp phải xuất HĐ Phiếu xuất kho, biên bản bàn giao
- Phiếu thu nếu trả bằng tiền mặt - GBC nếu trả bằng chuyển khoản Hóa đơn GTGT đầu vào Hóa đơn GTGT đầu ra - Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp luật - Phương thức, hình thức thanh toán - Tình trạngthanh toán - Khách hàng đã thanh toán chưa - Có đặt tiềntrước - Biên bản bàn giao hàng hóa - Chủng loại, chất lượng của hàng hóa PHẦN MỀM KẾ TOÁN VISOFT - Bảng kê N-X-T - Sổ cái TK 155 - Sổ cái TK 632 - Sổ nhật ký chung - Sổ cái TK 5112